Bà bầu mắc quai bị ở giai đoạn nào cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của mẹ và bé. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ chăm sóc bà bầu mắc quai bị cũng rất cần thiết để hạn chế nguy cơ biến chứng.
Bà bầu mắc quai bị nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kiêng cữ tốt sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Chăm sóc bà bầu mắc quai bị không hề dễ dàng nếu không được hướng dẫn bởi bác sĩ. Vậy quai bị ở bà bầu có thực sự nguy hiểm không? Mắc quai bị khi mang thai phải làm thế nào?
1. Quai bị ở bà bầu có nguy hiểm không?
Ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, người mẹ mắc quai bị đều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sự phát triển bình thương của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nếu không được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách.
Đặc biệt là khi mẹ bầu mắc quai bị trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Hậu quả nghiêm trọng có thể gặp phải là dị dạng thai nhi, sảy thai, thai c.hết lưu hoặc sinh non.
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh quai bị gây biến đổi thai nhi. Nhưng một số trường hợp cho thấy trẻ có thể bị dị tật viêm tuyến nước bọt mang tai nếu mẹ mắc quai bị trong thai kỳ. Chính vì thế, chăm sóc bà bầu mắc quai bị là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra.
Chăm sóc bà bầu mắc quai bị đúng cách hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị – Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn chăm sóc bà bầu mắc quai bị
Để điều trị quai bị hiệu quả bên cạnh việc thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần được chăm sóc hợp lý. Thực hiện các phương pháp chăm sóc bà bầu mắc quai bị tại nhà để quá trình điều trị ngắn hơn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
2.1. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị
Các bác sĩ khuyến cáo, bà bầu mắc quai bị tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tốt hơn hết khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi quai bị, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay. Tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sử dụng thuộc đúng chỉ định để phục hồi sớm và an toàn cho cả mẹ và bé.
Đọc thêm bài viết: Điều trị bệnh quai bị: Nguyên tắc và các phương pháp chi tiết.
2.2. Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng
Trong quá trình chăm sóc bà bầu mắc quai bị yếu tố đầu tiên cần quan tâm đến chính là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc ăn uống khoa học và kiêng khem đúng cách hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị quai bị.
Một số món ăn được khuyến cáo cho bà bầu mắc quai bị bao gồm: Đồ ăn dạng lỏng, các món ăn được chế biến từ đậu và rau xanh.
– Đồ ăn dạng lỏng giúp người bệnh dễ nuốt hơn đồng thời hạn chế cảm giác chán ăn thường thấy. Bạn nên chọn thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng như: Cháo gạo tẻ, súp ngó sen, canh trứng,…Các món ăn này giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Chia thành nhiều bữa trong ngày với liều lượng phù hợp giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bà bầu mắc quai bị nên ăn thức ăn lỏng để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn – Ảnh: Internet
– Các món ăn từ đậu rất giàu dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh. Một số món ăn từ đậu tương, đậu xanh được xem như bài thuốc hỗ trợ điều trị quai bị hiệu quả.
– Rau xanh giàu vitamin A cũng là thực phẩm tốt cho bà bầu mắc quai bị. Ăn nhiều rau xanh tốt cho hệ tiêu hoá, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Từ đó tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Ngoài các loại thực phẩm tốt cho bà bầu mắc quai bị, người bệnh cũng cần kiêng khem hợp lý. Một số loại thực phẩm không nên sử dụng như: Thịt gà, đồ chua, đồ nếp, đồ ăn cay nóng,…
2.3. Kiêng gió và nước lạnh
Gió và nước lạnh là những yếu tố khiến vùng quai bị sưng to và đau hơn. Do đó bà bầu mắc quai bị cần hạn chế tiếp xúc với hai yếu tố này. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải tắm, rửa vệ sinh cá nhân bình thường bằng nước ấm. Thời gian tắm ngắn hơn so với bình thường.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý để t.iêu d.iệt vi khuẩn. Bên cạnh đó có thể sử dụng khăn ấm áp vào bên má bị sưng giúp giảm đau hiệu quả.
2.4. Hạn chế vận động mạnh
Trong thời gian mắc quai bị, mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động tối đa. Đặc biệt là kiêng các hoạt động mạnh cho đến khi khỏi bệnh.
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đau nặng, sốt cao, suy nhược cơ thể,…cần đưa bà bầu đến bệnh viện để cấp cứu nhanh nhất có thể.
Trong thời gian mắc quai bị, bà bầu cần được tiến hành cách ly, tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Bà bầu mắc quai bị cần hạn chế vận động – Ảnh: Internet
2.5. Khám thai định kỳ
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám thai định kỳ vào các tuần thai: 8, 12, 22, 32… nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Đồng thời giúp kiểm soát sớm các bệnh thai kỳ có thể xảy ra.
Nếu được chẩn đoán mắc quai bị mẹ bầu không nên quá lo lắng, sợ hãi. Tốt hơn hết hãy giữ tâm lý bình tĩnh, đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ sẽ giúp thai nhi an toàn, khỏe mạnh.
Kinh ngạc lý do tay nổi gân xanh dù người không gầy
Dù không gầy, không ít người tay nổi gân xanh rõ mồn một dưới da. Chuyên gia sức khỏe cho biết, điều này phản ánh thể trạng bạn không tốt.
Đôi tay được ví như khuôn mặt thứ hai của mỗi người. Không riêng người gầy, ngay cả những người cân đối hoặc thậm chí thừa cân vẫn có thể nổi gân xanh ở tay.
Thực chất gân xanh là một tĩnh mạch dưới da người. Độ phồng của nó có thể phản ánh rõ tình trạng sức khỏe từng thời điểm.
Một trong những lý do tay nổi gân xanh thường gặp nhất là tình trạng thể chất kém. Một khi cơ thể tích nhiều đờm dãi, mẩn ngứa hoặc viêm nhiễm, tĩnh mạch dễ bị tắc nghẽn, khiến áp lực tăng lên. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện các gân xanh bị phồng, giãn và đổi màu.
Không riêng người gầy, những người thể trạng kém đều có thể thấy tay nổi gân xanh. Ảnh minh họa.
Chuyên gia sức khỏe cũng cho biết, những đường gân xanh nổi rõ đôi khi báo hiệu sức khỏe cơ thể không tốt, thậm chí có khả năng mắc bệnh nguy hiểm. Chẳng hạn, mu bàn tay nổi đường gân xanh là dấu hiệu tình trạng ứ trệ ở lưng dưới, đau lưng.
Xuất hiện đường gân xanh trên ngón tay chứng tỏ đường tiêu hóa của cơ thể không tốt, đang đình trệ, khó tiêu. Đặc biệt, nếu người già nổi gân xanh ở lòng bàn tay thì nó là dấu hiệu của sự trì trệ đường tiêu hóa, độ nhớt m.áu cao, huyết áp cao, đôi khi là suy nhược cơ thể.
Nhìn chung dù không gầy, nổi gân xanh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn phản ánh tình trạng cơ thể. Chìa khóa để cải thiện tình hình là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, làm sạch ruột, giải độc.
Chẳng hạn, bạn có thể tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mềm mạch m.áu, nhuận tràng như nấm đen, nấm đông cô, ngô, cà chua, tảo bẹ, táo, quả óc chó, quả chà là, cà tím, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bưởi, sơn tra, cà rốt…