Thanh Hóa tăng cường phòng chống bệnh tay-chân-miệng

Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC); các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường phòng ngừa, điều trị bệnh tay-chân-miệng (TCM).

Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 13.290 trường hợp mắc bệnh TCM, 1 ca t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tăng 3,2 lần, t.ử v.ong tăng 1 ca.

Theo đó, Giám đốc Sở Y tế giao CDC tham mưu xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh TCM trên địa bàn tỉnh và khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện.

thanh hoa tang cuong phong chong benh tay chan mieng c52 5698336

Điều trị cho trẻ mắc tay-chân-miệng tại Thanh Hóa.

Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn trong Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh TCM ở t.rẻ e.m của Bộ Y tế.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở, phân tuyến điều trị, tổ chức lọc bệnh nhân điều trị ngoại trú và điều trị nội trú.

Đồng thời, thực hiện việc theo dõi người bệnh TCM đang nằm nội trú đặc biệt trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh diễn biến nặng lên. Ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết; kiểm tra, đ.ánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế đơn vị bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng.

Bình Định tập trung ứng phó bệnh tay, chân, miệng ở t.rẻ e.m

Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, từ đầu năm đến ngày 8/4, số ca mắc tay chân miệng trên toàn tỉnh là 170 ca, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.

binh dinh tap trung ung pho benh tay chan mieng o tre em df6 5691736

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tay chân miệng. – Ảnh: syt.binhdinh.gov.vn

Theo ông Hùng, những ngày gần đây, bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m trong tỉnh tăng cao. Chỉ tính riêng 3 tuần gần đây, tỉnh Bình Định ghi nhận 130 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có một bệnh nhi 19 tháng t.uổi t.ử v.ong. Hiện Bình Định có 7 ổ dịch, 9/11 huyện, thị trong toàn tỉnh đã ghi nhận có trường hợp mắc tay chân miệng (trừ huyện Vĩnh Thạnh, An Lão).

Trước tình hình ca mắc tay chân miệng tăng cao, ngành Y tế Bình Định đã tổ chức chiến dịch khử trùng tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, thực hiện truyền thông, phát tờ rơi, khuyến khích người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện Bình Định và Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình khẩn trương kiểm tra, rà soát về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại đơn vị, bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng; sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các địa phương khi có yêu cầu hỗ trợ.

Ông Hùng nhận định, thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số ca mắc, do đó người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày; thực hiện ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng…

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để tránh bệnh diễn biến nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *