An toàn cho trẻ đi bơi

Cần cho trẻ khởi động trước khi bơi, uống đủ nước trước, trong và sau khi bơi, trang bị các vật dụng bảo vệ da, mắt cho trẻ.

Bác sĩ Võ Thị Hồng Hướng, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện 199 (Bộ Công An) chia sẻ trong thời tiết nắng nóng, nhiều bố mẹ đưa con đi bơi để làm mát cơ thể và rèn luyện. Tuy nhiên, đi bơi cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt trong ngày quá nắng nóng.

Bảo vệ da

T.rẻ e.m và trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, cần bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) để giảm nguy cơ phát triển ung thư da và ngăn ngừa tổn thương. Trước khi ra hồ bơi, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như mũ bơi, kính, khăn bông, phao đối với trẻ chưa biết bơi, không quên kem chống nắng và chọn loại phù hợp trẻ nhỏ, bác sĩ Hướng khuyên.

Bể bơi an toàn và vệ sinh

Chọn bể bơi không quá đông người, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước không quá nặng mùi khử trùng. Ngày nhiệt độ lên cao, nên cho trẻ bơi ở bể bơi có mái che hoặc không bị hắt nắng để tránh bị cảm nắng.

Giờ bơi hợp lý

Mùa nóng nên nhiều người chọn đi bơi giữa trưa để làm mát cơ thể. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Không bơi vào lúc nắng gắt để bảo vệ sức khỏe và làn da. Theo bác sĩ Hướng thời điểm tốt nhất để bơi lội là sáng sớm và chiều mát với khung giờ 5h30-8h, 6h-9h và sau 5h chiều.

Khoảng thời gian tuyệt đối không nên bơi là 10h-16h, đây là lúc mặt trời chiếu mạnh nhất nên nhiều tia cực tím nhất. Dù bạn có thoa kem chống nắng thì khi xuống bể bơi, chất khử trùng nước hồ sẽ nhanh chóng gột rửa kem, làm cho da bị cháy nắng, khô rát.

Khởi động trước khi bơi

Trước khi xuống bơi, cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để làm nóng cơ thể, căng cơ, thư giãn các khớp, tăng bền sức, không bị oải, chuột rút… Vhỉ cần xoay cổ tay, cánh tay, vai, cổ chân, khớp gối, xoay hông, cúi gập người, vươn vai trong vài phút.

Sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.

Không ăn quá no trước khi bơi

“Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày”, bác sĩ Hướng nói. Khi ăn no, m.áu dồn nhiều về dạ dày để tiêu hóa thức ăn, lúc này m.áu ở não và các cơ quan khác sẽ thiếu hụt, dễ xuất hiện tình trạng choáng váng, mất ý thức, chuột rút. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ.

Bổ sung nước đầy đủ trước, trong và sau khi bơi

Khi bơi, cơ thể trẻ vẫn toát mồ hôi nhưng khó nhận biết. Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ nước trước, trong và sau khi bơi, để bù nước cho cơ thể.

Tuyệt đối không rời mắt khỏi con

Bố mẹ cũng đừng quên tập trung quan sát khi trẻ đang bơi, tuyệt đối không rời mắt khỏi con dù chỉ một phút để tránh những tai nạn đáng tiếc khi trẻ bị chuột rút, đuối nước.

an toan cho tre di boi a44 5698857

Trẻ nên bơi trong sự giám sát của cha mẹ. Ảnh: Lê Cầm

Hàng trăm con giun tóc sống trong cơ thể bệnh nhân

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ra dịch hồng lẫn m.áu, đau tức thượng vị ngực trái, khó tiểu.

hang tram con giun toc song trong co the benh nhan ab3 5607175

Ảnh minh họa

Ngày 1/3, lãnh đạo Bệnh viện 199 – Bộ Công an (Đà Nẵng) cho biết các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân T.Đ. (86 t.uổi, người địa phương).

Người này có t.iền sử suy tim, nhồi m.áu não, u xơ t.iền liệt tuyến. Cuối tháng 2, ông Đ. đến bệnh viện điều trị với triệu chứng nôn ra dịch hồng lẫn m.áu, đau tức thượng vị ngực trái, tiểu không được.

Theo người nhà, trước đó, bệnh nhân đã đến nhiều cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không khỏi. Các bác sĩ tại Bệnh viện 199 đã nội soi đại tràng, phát hiện hàng trăm con giun tóc trong cơ thể người này. Sau khi lấy ký sinh trùng ra khỏi cơ thể, sức khỏe ông Đ. dần bình phục.

Trao đổi với Zing , lãnh đạo Bệnh viện 199 cho biết bệnh nhân bị nhiễm giun tóc có thể do ăn phải thực phẩm chưa được nấu chín có chưa trứng giun.

Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, người nhiễm giun có thể bị tổn thương niêm mạc đường ruột, thiếu m.áu dẫn đến suy kiệt.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Nếu có triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế khám để kịp thời điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *