Một bệnh nhi t.ử v.ong nghi do mắc tay-chân-miệng đến viện quá muộn

Thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nhiều tỉnh, thành Nam Trung Bộ và phía Nam liên tục gia tăng các ca bệnh tay – chân – miệng. Bên cạnh đó, do ý thức phòng bệnh kém, chủ quan nên nhiều ca nhập viện trong tình trạng chuyển biến nặng, khó điều trị và cứu chữa.

Cân gâp rut phong dich

Là tỉnh có bệnh tay-chân-miêng (TCM) diễn biến phức tạp ở Nam Trung Bộ, ngành y tế Bình Định liên tục tổ chức các đội tuyên truyền di động đến tận những nơi có nguy cơ phát sinh ổ dịch để phổ biến các biện pháp phòng bênh.

Tuy nhiên, số ca mắc vẫn xuất hiện nhiều. Bà Nguyễn Thị Lành ở Vân Canh (Bình Định) cho biết: Nhiệt độ ở khu vực này lúc nóng, lúc ẩm. Trẻ hay mắc các bệnh lặt vặt. Người lớn lại đi làm rẫy xa, khi thấy con em ôm, thường tự mua thuốc điều trị. Vậy nên có cháu biến chứng nặng mới đưa đến cơ sở y tế. Chữa trị khó, ảnh hưởng sức khỏe tương lai.

mot benh nhi tu vong nghi do mac tay chan mieng den vien qua muon f65 5697716

Các triệu chứng TCM.

Báo cáo của Sở Y tế Bình Định cho thấy, người dân cần bỏ ngay thoi chủ quan. Riêng trong tuần từ ngày 18 đến 24/3 đã phát hiện 40 ca TCM mắc mới, tăng nhiều và xảy ra ở 08 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh này.

Đã ghi nhận 01 trường hợp trẻ t.ử v.ong nghi do TCM. Đó là bệnh nhi 19 tháng t.uổi ở huyện Phù Cát. Ca bệnh này được chẩn đoán TCM độ 4, bội nhiễm, biến chứng suy hô hấp nặng. Bệnh nhân được đưa vào viện quá muộn.

Tại Bình Định, nhiều ổ dịch xuất hiện ở Hoài Nhơn, Hiệp Giao… Công tác phòng chống dịch trở nên cấp thiết nếu không dễ xảy ra bùng phát.

Các tỉnh lân cận Bình Định như: Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai cũng xác định thay đổi nhận thức của người dân trong phòng bệnh là một trong những yếu tố then chốt để kéo giảm tình trạng măc TCM. Người dân va giáo viên, nhà trường cần chú ý đến các triệu chứng của trẻ, đê phat hiên kip thơi.

Vấn đề kiểm soát bệnh TCM, Sở Y tế Đồng Nai cũng nhìn nhận: Phải quyết liệt phòng chống bệnh này, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Riêng trong tháng 3/2021 đã có 300 ca mắc TCM ở địa phương, tăng 2,03 lần so với tháng cùng kỳ năm 2020. Tuy chưa ghi nhận ca t.ử v.ong nhưng địa bàn Đồng Nai phức tạp, đông thành phần dân cư từ khắp nơi đổ về sinh sống nên mỗi người cần tuân thủ tốt quy định phòng bệnh.

Phòng bênh rât quan trong

Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2, vài tuần trở lại đây các ca TCM nặng nhập viện gia tăng. Các ca bệnh không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà còn nhiều tỉnh lân cận đổ về. Nhiều bệnh nhân cấp cứu ở độ 3 (trẻ có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng), ở trường hợp độ 2b, 2a thì rất nhiều.

Tại Bệnh viên Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh đầu tháng 3 đến nay cũng ghi nhận nhiều ca TCM nặng, có tuần tiếp nhận 4-5 ca, nhiều ca phải hỗ trợ máy thở…

Theo đ.ánh giá của BS. Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm (thuộc Bệnh viện Nhi đồng TP.Hồ Chí Minh) thì: Cần đẩy mạnh phòng ngừa nếu không sẽ còn tăng trong thời gian tới. Từ tháng 3 – 5 thường là thời kỳ cao điểm TCM.

Đây là bệnh lây dễ, chủ yếu qua đường tiêu hóa, chưa có vắc-xin, nên mỗi gia đình cần tăng cường vệ sinh thường xuyên cho trẻ, cả môi trường sống xung quanh. Khi có dấu hiệu bệnh phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và được hướng dẫn điều trị.

Theo Sở Y tế nhiều địa phương thì, ngành y tế tiếp tục chủ động tham mưu các câp thẩm quyền; chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa TCM.

Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay

Những trường hợp cần đến khám ngay: Sốt cao, uống thuốc không đáp ứng với hạ sốt, trẻ giật mình, chới với, quấy khóc liên tục, yếu tay yếu chân, run tay run chân, nôn ói nhiều, tuyệt đối không được tự ý điều trị.

xuat hien nhung dau hieu nay khi mac tay chan mieng can den benh vien ngay 1e8 5685105

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, bệnh tay chân miệng đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm trên cả nước, tuy nhiên số ca mắc bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12.

Bệnh tay chân miệng có thể bị tái nhiễm nhiều lần

Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng lần thứ 2, lần thứ 3, thậm chí lần thứ 4 hoặc nhiều hơn vì những lý do như sau:

T.rẻ e.m và người lớn sau khi bị nhiễm vi rút gây bệnh tay chân miệng, dù có biểu hiện lâm sàng hay không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại vi rút, nhất là vi rút EV71.

Tuy nhiên lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.

Ngoài hai chủng vi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở t.rẻ e.m Việt nam hiện nay là vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do một chủng vi rút nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại vi rút mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Những trường hợp cần đến khám ngay

Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, có 15 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó 1 trường hợp nặng đang được theo dõi tích cực. Hầu hết các ca bệnh được chuyển viện đến từ các bệnh viện tuyến tỉnh.

Trong vòng 2 tuần trở lại đây, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, số bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng nhiều cả về số lượng lẫn bệnh nhân nặng.

Đến nay tại khoa đã tiếp nhận 14 trường hợp (trước đó mỗi tuần chỉ có khoảng 4-5 ca), trong đó 3-4 ca nặng.

Đặc biệt, có 3 ca tay chân miệng độ 4 (mức độ nặng nhất của bệnh tay chân miệng). Bệnh nhi phải thở máy, phải sử dụng thuốc và điều trị tích cực.

Nếu không điều trị kịp thời và phù hợp, trẻ có thể mắc các di chứng não và thần kinh nặng nề.

Thông tin từ BS CKII. Nguyễn Trần Nam – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, sự gia tăng cả về số lượng và số ca bệnh độ tay chân miệng nặng rất đáng cảnh báo.

Bác sĩ Nam cho hay, về nguyên nhân, có thể xuất phát từ sự chủ quan của các bậc phụ huynh. Nhiều người mặc dù đã nhận biết được con mắc tay chân miệng, nhưng tự tìm hiểu trên mạng để tự theo dõi và điều trị cho con.

Việc tự điều trị như vậy tồn tại rất nhiều nguy cơ. Trẻ dễ bị chuyển độ và các biến chứng nguy hiểm mà phụ huynh không nhận biết kịp thời.

Bác sĩ đặc biệt khuyến cáo tất cả trường hợp tay chân miệng đều phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, điều trị, dặn dò kỹ lưỡng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến biến chứng.

Bác sĩ cũng nhấn mạnh lưu ý đối với bệnh nhân, những trường hợp cần đến khám ngay như: uống thuốc không đáp ứng với hạ sốt, tuyệt đối không được tự ý điều trị….

Cụ thể:

– Sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực.

– Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần.

– Run chi (run tay run chân, thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm).

– Yếu chi (yếu tay yếu chân).

– Trẻ đi đứng loạng choạng.

– Trẻ đảo mắt bất thường.

– Nôn ói nhiều.

– Quấy khóc (quấy khóc liên tục, dỗ không nín).

– Co giật.

– Thở mệt.

Đối với những trẻ tay chân miệng đã được khám và điều trị, cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, lạnh, dễ nuốt, lưu ý khi có bất cứ biểu hiện nghi ngờ chuyển độ của trẻ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay, không được trì hoãn.

Thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng nước sạch giúp hạn chế sự lan truyền bệnh tay chân miệng cho trẻ lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.

Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.

Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *