Tiêu cơ vân do tập luyện quá sức

Sau khi tập luyện, bạn bị đau cơ trên 72 giờ, bủn rủn, không còn sức, nước tiểu màu nâu, là dấu hiệu tiêu cơ vân do tập quá sức.

Cơ vân là cơ bao phủ xương, gắn với gân, giúp di chuyển các bộ phận cơ thể và các chi, ví dụ quay đầu, biểu cảm trên mặt, giơ tay nhấc chân… Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y dược TP HCM cho biết tiêu cơ vân là hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương và hủy hoại dẫn đến giải phóng các chất trong tế bào cơ vào m.áu như myoglobin, kali, photpho…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu cơ vân như chấn thương, hoạt động thể chất quá sức, bất động lâu ngày, chèn ép cơ kéo dài, sử dụng các chất cấm, thuốc, độc tố, n.hiễm t.rùng, mất cân bằng kali, tình trạng suy giáp, cường giáp, hạ thân nhiệt và tăng thân nhiệt… Tiêu cơ vân là tổn thương tế bào cơ, rối loạn chuyển hóa dẫn đến sốc, suy thận, thậm chí t.ử v.ong.

Bác sĩ Vũ phân tích, thông thường khi mới tập luyện, cơ bắp sẽ bị căng ra, tổn thương, nhưng sau đó sẽ có cơ chế tự phục hồi, Các triệu chứng đau cơ sẽ mất đi khi cơ thể quen dần với cường độ tập luyện. Còn khi bạn luyện tập quá mạnh, quá sức, các sợi cơ hoạt động ở quá ngưỡng chịu đựng, các tế bào cơ sẽ c.hết, do đó giải phóng các chất độc hại vào m.áu.

Sau khi tập luyện nhiều người nghĩ có đau nhức cơ mới hiệu quả và tập đúng. Thực tế, với các bài tập mới, cơn đau này chỉ kéo dài 24 giờ đến tối đa ba ngày.

“Nếu sau khi tập, mà cảm thấy bị đau kéo dài trên 72 giờ, người mệt mỏi, bủn rủn, không có sức, chuột rút, buồn nôn nước tiểu màu nâu, thì đó không phải là cơn đau bình thường mà là dấu hiệu cho thấy bạn bị tiêu cơ vân do tập luyện quá sức”, bác sĩ Vũ nhấn mạnh.

Bác sĩ Phùng Cao Cường, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình – Y học thể thao Bệnh viện 199, cho biết: “Hiện tượng khát nước và đói cồn cào, thèm ăn sau khi tập luyện là điều bình thường. Nhưng nếu đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ăn rất nhiều mà vẫn muốn ăn thêm thì đó là dấu hiệu cơ thể bị kiệt sức”.

Tương tự khi vận động, hơi thở gấp, hổn hển là hiện tượng tự nhiên vì mức độ thở tùy vào cường độ vận động mạnh hay yếu. “Nhưng nếu đang vận động chừng mực, động tác không mạnh mẽ mà đã thở dốc, thấy nhức đầu và có triệu chứng hoa mắt và chóng mặt thì phải ngừng tập và đến cơ sở y tế để thăm thám. Nếu cố gắng tập tiếp sẽ dẫn đến đột quỵ, ngất thậm chí là t.ử v.ong”, bác sĩ Cường lưu ý.

tieu co van do tap luyen qua suc 958 5698848

Nên tăng cường độ tập luyện dần dần, tránh tập quá sức trong thời gian ngắn. Ảnh: Lê Cầm

Huấn luyện viên thể hình Mai Chi chia sẻ để đảm bảo an toàn khi tập luyện cần khởi động nhẹ nhàng toàn thân và tăng cường độ tập lên từ từ. Ví dụ ở bài tập squat, với một người mới có thể lực khá tới tốt có thể tập khoảng 50-100 cái squat trong một buổi tập nhưng cần chia nhỏ làm thành nhiều hiệp. Ví dụ mỗi hiệp 10-15 cái, nghỉ 45-60 giây rồi thực hiện tiếp.

Ngoài ra, bác sĩ Cường khuyến cáo người tập không ăn trước giờ tập luyện, chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập từ 1 đến 1,5 giờ để tránh đầy bụng, đau dạ dày. Không nên chơi thể thao trước 5h sáng và sau 18h, tập quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, hơn nữa môi trường cũng không thuận lợi trong lúc luyện tập. Cần đa dạng hóa các môn thể thao để tránh quá tải cục bộ một số bộ phận trên cơ thể và đỡ nhàm chán; bổ sung nước trong khi tập, uống một lượng nhỏ, chia thành nhiều lần, không nên uống nhiều, tránh tình trạng mất nước do vận động nặng, vận động nhiều.

“Người tập cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo… trong thực đơn hàng ngày, Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung các loại vitamin A, D, E, K, các chất khoáng đồng, sắt, kẽm… Không nên tập cường độ nặng mà ăn chế độ ít calo để ép cân”, bác sĩ lưu ý.

Nỗ lực kiên cường quay lại phòng gym của nữ PT sau tai nạn gãy tay

24 t.uổi, khi đang là huấn luyện viên thể hình (PT) và là chỗ dựa của gia đình thì Ngân bị tai nạn gãy tay. Nữ PT đã đổ không ít mồ hôi, nước mắt và cả những ngày tuyệt vọng để có thể tiếp tục công việc này.

no luc kien cuong quay lai phong gym cua nu pt sau tai nan gay tay 293 5696619

Ngân nổ lực rất nhiều trong tập luyện để quay lại với công việc sau tai nạn – N.N

Vụ tai nạn tưởng chừng chấm dứt sự nghiệp của nữ PT trẻ

Đó là vào một ngày cuối tháng 4.2020, khi đang chạy xe từ quê Sóc Trăng lên TP.HCM để chuẩn bị đi làm trở lại sau đợt nghỉ kéo dài vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì Nguyễn Ngọc Ngân bị va quẹt rồi té xe. Vụ tai nạn khiến cô bị gãy tay phải, gãy khuỷ tay, chân cũng bị chấn thương nặng.

“Lúc đó mưa lớn, em được người dân ở đó đưa vào bệnh viện. Ngay lúc té em đã cảm thấy không ổn rồi nhưng khi nghe bác sĩ thông báo bị gãy tay thì em khóc không ngừng, khóc không phải vì đau mà vì em biết rằng, với một huấn luyện viên thể hình mà bị gãy tay thì xem như chấm hết. Bao nhiêu nỗi lo cùng lúc bủa vây suy nghĩ của em, lo bản thân không thể quay lại công việc, lo cho cha mẹ ở nhà…”, Ngân nhớ lại.

Ngân sau đó phải phẫu thuật để nẹp lại xương và mất nhiều tháng liền phải ở yên trong nhà để giữ cố định tay. Từ một PT, suốt ngày trong phòng tập bây giờ lại phải nằm ở nhà nhiều tháng liền không làm được gì, mất việc, tinh thần cô suy sụp. Nhìn cảnh mẹ bị tai biến, em gái còn đi học chỉ có một mình cha loay hoay lo tất cả mọi việc cô cảm thấy mình rất vô dụng. Từ trụ cột của gia đình, mọi chi tiêu bây giờ đổ dồn hết sang vai người cha khiến Ngân day dứt, cô vì vậy quyết tâm bằng mọi cách phải quay trở lại được phòng tập.

2-3 tháng sau phẫu thuật, Ngân một mình bắt xe lên TP.HCM để tập vật lý trị liệu, dù vậy tay cô đã có thể co – gập nhưng vẫn không thể duỗi thẳng ra được như trước đây. Khi kết thúc quá trình vật lý trị liệu, trở về nhà cô quyết định quay trở lại phòng gym. Từ một người có thể nâng hàng chục kg tạ Ngân bây giờ bắt đầu tập lại bằng loại tạ 1kg.

“Ngày nào em cũng dành 2-3 tiếng đồng hồ ở phòng gym chỉ để luyện tay, ngày đầu tiên cầm cục tạ 1kg mà tay không thể nào nhúc nhích và vô cùng đau đớn, nước mắt em lăn dài. Trong tuần đầu tiên, em chỉ tập cầm cục tạ này thôi, rồi cuối cùng cũng nâng lên được, sau đó em nâng mức tạ tăng dần lên một chút. Sau một tháng thì tay phải của em đã nâng được mức tạ 5kg và lúc đó tay cũng bắt đầu có thể dãn thẳng ra, không bị co như trước đây nữa. Lúc này hy vọng quay trở lại nghề mới được nhen nhóm trở lại”, Ngân chia sẻ.

Dù vậy, chặng đường quay lại chế độ tập luyện bình thường Ngân phải nổ lực không ngừng nghỉ. Đều đặn mỗi ngày cô dành thời gian đến phòng gym, nâng tạ từng ngày dù có khi đêm về tay đau nhói.

“Mỗi lúc tập em đều cắn răng chịu đau, cũng có lúc đau quá em muốn bỏ cuộc, có khi 2-3 ngày liền em không dám bước tới phòng gym vì sợ. Nhưng khi về tới nhà, nhìn tình cảnh hiện tại của mình em không thể dừng lại, em lại lấy hết dũng khí để tiếp tục tập luyện. Nước mắt, mồ hôi cứ thế tuôn trào và phải mất chừng nửa năm, em mới bắt đầu dần hồi phục và lấy lại được phong độ của mình”, nữ PT nói.

‘Tập thể thao đừng bao giờ nóng vội’

Biết đến gym khá sớm, từ hồi lớp 10 Ngân đã xin cha mẹ đến phòng gym tập luyện vì thân hình khá gầy gò. Hồi đó ở quê ít phòng gym, cũng hiếm ai biết đến bộ môn này, thời gian đầu không có người hướng dẫn nên Ngân chủ yếu chạy bộ, và bắt chước mọi người tập theo những động tác cơ bản. Sau này được anh chủ phòng gym hướng dẫn chút ít và cô bắt đầu có suy nghĩ sẽ ‘độ body’ theo khuynh hướng cơ bắp.

no luc kien cuong quay lai phong gym cua nu pt sau tai nan gay tay b9b 5696619

Từng được ví như một ‘lực sĩ’ phòng gym, nhưng sau tai nạn Ngân phải bắt đầu tập luyện lại với cục tạ 1kg, sau đó mới nâng dần lên để. Cô đã đổ rất nhiều nước mắt để có thể quay lại với nghề – N.N

Học xong THPT thì em quyết định lên Cần Thơ và theo tập tại một phòng gym ở đây. “Lúc đó em đã theo gym được 3 năm và nghĩ rằng mình đã biết tập, vì còn trẻ con, nhiều khi thích thể thiện và bắt đầu tập nặng hơn so với sức của mình. Điều này khiến bản thân em dính chấn thương liên hoàn và đấy là những bài học rất đắt giá cho một người theo con đường tập luyện này”, Ngân kể.

Dù đã tập khá lâu nhưng các bài tập Ngân chủ yếu bắt chước ở trên mạng nên không đúng kỹ thuật, cách hít thở cũng sai. Sau một lần bị thương, Ngân phải nằm ở nhà 2-3 tháng liền để cơ thể hồi phục trở lại, và phải mất gần một năm Ngân mới có thể quay trở lại tiếp tục tập luyện ở bộ môn này.

“Sau bài học nhớ đời đó, khi trở lại phòng gym hay tập bất kỳ bộ môn nào em cũng luôn luôn chú trọng kỹ thuật đầu tiên, không đặt nặng mức tạ và đặc biệt là không được nóng vội. Em học hỏi thêm nhiều từ những anh chị có kinh nghiệm, từ chế độ tập luyện đến dinh dưỡng, nghỉ ngơi và cũng từ đó em thật sự đam mê và mong muốn theo đuổi và xem đây là nghề nghiệp của mình”, Ngân nói.

Với cô công việc này khá khắc nghiệt, ngoài kiến thức, kỹ thuật đúng thì để trở thành PT mỗi người đều phải trải qua chế độ tập luyện nghiêm ngặt.

Chia sẻ về công việc hiện tại Ngân cho biết hiện đang làm việc ở một phòng gym, nhờ nổ lực tập luyện của bản thân nên cô đã trở lại với vai trò là một PT, công việc khá vất vả, có khi làm việc từ 8 giờ sáng tới 8 giờ tối nhưng em thật sự rất vui vì có thể quay trở lại nghề sau một năm khủng hoảng vì tai nạn.

Từ những chấn thương của mình, nữ PT khuyên các bạn trẻ khi đến với bất kỳ môn thể thao nào cũng không nên nôn nóng mà cần phải cho cơ thể thời gian để thích nghi dần dần với chế độ tập luyện, và quan trọng nhất phải đúng kỹ thuật để tránh những tai nạn đáng tiếc trong quá trình tập luyện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *