N.ữ s.inh 17 t.uổi bị đột quỵ khiến nhiều người bất ngờ

N.ữ s.inh được chuyển vào bệnh viện cấp cứu khi đã liệt nửa người, méo miệng, được chẩn đoán đột quỵ nhồi m.áu não.

Bệnh nhân Nguyễn Thanh Hoa, 17 t.uổi được gia đình đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng cấp cứu vào rạng sáng trong tình trạng nói khó và liệt hoàn toàn nửa người bên phải, méo miệng.

Bệnh nhân được điều trị tại Khoa Thần kinh với chẩn đoán đột quỵ nhồi m.áu não giờ thứ 3.

BS Nguyễn Thị Thu Thủy cùng các bác sĩ Khoa Thần kinh nhận định, người bệnh bị nhồi m.áu não ở độ t.uổi rất trẻ, hiếm gặp. Theo chỉ định, bệnh nhân nhồi m.áu não trên 18 t.uổi mới có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết, trường hợp này thêm chống chỉ định do đang trong thời gian k.inh n.guyệt.

Tuy nhiên, nếu không được can thiệp, gần như chắc chắn em sẽ phải chịu những di chứng nặng nề về vận động, ngôn ngữ, cả cuộc đời có thể phải gắn liền với xe lăn.

nu sinh 17 tuoi bi dot quy khien nhieu nguoi bat ngo e2f 5700661

Nữ bệnh nhân hồi phục tốt sau khi được can thiệp thuốc tiêu sợi huyết kịp thời

Sau khi hội chẩn, cân nhắc giữa một bên là tính mạng, một bên là chống chỉ định và được gia đình đồng ý, ngay trong đêm các bác sĩ thống nhất dùng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân để không làm chậm trễ cơ hội tái thông mạch não.

May mắn sau 15 phút dùng thuốc, cơ lực của em được cải thiện tốt, có thể cử động được nửa người bên phải. Vài ngày tiếp theo, các triệu chứng tiếp tục được cải thiện tốt dần lên, bệnh nhân có thể đứng, tập đi lại và không gặp biến chứng nào.

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch m.áu xảy ra khi nguồn cung cấp m.áu cho một phần não bị gián đoạn hoặc khi một mạch m.áu trong não vỡ khiến m.áu tràn vào không gian xung quanh các tế bào não.

Đột quỵ gồm 2 thể: Nhồi m.áu não (chiếm 80-85%) và c.hảy m.áu não. Khi bị thiếu oxy và dinh dưỡng, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị c.hết.

Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ sẽ dẫn tới t.ử v.ong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác…

Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca mắc mới đột quỵ, trong đó gần 50% bệnh nhân diễn biến xấu đi và t.ử v.ong theo thời gian, 90% để lại di chứng do hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.

PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, đột quỵ nhồi m.áu não hay gặp ở người lớn t.uổi, với người trẻ, chủ yếu gặp thể c.hảy m.áu não do các dị dạng mạch não, phình mạch não…

Với đột quỵ, thời gian là vàng, phải chạy đua thời gian để đưa bệnh nhân đến các bệnh viện gần nhất ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ như đột ngột méo miệng một bên, nói ngọng, yếu tê bì tay chân một bên, mất thị lực một bên…

PGS Tôn nhấn mạnh, cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ 4,5 giờ từ khi khởi phát, cơ hội can thiệp lấy huyết khối là 6 giờ đầu, trừ một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 giờ.

PGS Tôn lưu ý, người trẻ cần nâng cao nhận thức về đột quỵ cũng như các dấu hiệu bệnh để có thể phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời.

Thông thường khoảng 1/3 các ca đột quỵ nhồi m.áu não có dấu hiệu báo trước là các cơn thiếu m.áu não thoáng qua.

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp m.áu lên não. Các dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút có thể xuất hiện do các cơn thiếu m.áu não thoáng qua.

Sau 2-20 phút, khả năng vận động có thể sớm trở lại, điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua.

Theo thống kê, những người bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua 1 lần có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần những người chưa bị lần nào.

Do đó, nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và có các biện pháp phòng ngừa, bệnh nhân sẽ tránh được đột quỵ.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Bé 3 t.uổi bị đột quỵ: Có thường gặp, làm sao nhận biết?

‘Có những trẻ xuất hiện triệu chứng rõ ràng như méo miệng, liệt nửa người, nói đớ, nhưng có trẻ chỉ đau đầu, quấy khóc, co giật… nên dễ nhầm lẫn với những bệnh khác’, bác sĩ thông tin.

be 3 tuoi bi dot quy co thuong gap lam sao nhan biet ded 5496674

Túi phình động mạch não của b.é t.rai 3 t.uổi ở tỉnh Vĩnh Long (vùng khoanh đỏ) gây ra đột quỵ xuất huyết não – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trường hợp b.é t.rai 3 t.uổi ở Vĩnh Long bị đột quỵ xuất huyết não được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cứu sống đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc, nhất là những người có con nhỏ.

Trước đó, bệnh viện này cũng tiếp nhận b.é g.ái 6 t.uổi trong tình trạng hôn mê, yếu nửa người bên trái. Các bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm, chụp CT-scan, kết quả cho thấy bé bị xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch m.áu não, phải phẫu thuật mở sọ để giải áp. Rất may bé được cứu sống kịp thời nhưng phải mất 6 tháng tập vật lý trị liệu.

Nhiều người ngỡ ngàng và không khỏi lo lắng khi một bệnh thường gặp ở người cao t.uổi nhưng ngày càng ghi nhận nhiều ở trẻ nhỏ.

Bệnh do đâu và có thường gặp?

Trưa 6-1, trao đổi với T.uổi Trẻ Online, bác sĩ Huỳnh Hữu Danh (khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng thành phố) cho biết có hai dạng đột quỵ, gồm nhồi m.áu và xuất huyết, trong đó đột quỵ ở t.rẻ e.m thường gặp là do xuất huyết, nhưng tình trạng này rất hiếm gặp.

Nguyên nhân xuất huyết não ở t.rẻ e.m thường gặp nhất là dị dạng động tĩnh mạch não. Bệnh lý này thường là bẩm sinh nhưng không gây ra triệu chứng gì, bệnh nhi vẫn sinh hoạt bình thường như những trẻ khác. Đến khi đột ngột vỡ ra, gây tình trạng đột quỵ xuất huyết não sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhi.

Đối với túi phình động mạch não, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng – chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiem truong khoa benh ly mach mau nao Benh vien Nhan dan 115 (TP.HCM) – cho hay thường gặp hơn, ước tính 2-3% trong dân số và có thể cao hơn trên dân số lớn t.uổi mắc phải.

Việt Nam có dân số 100 triệu người, ước tính có 2-3 triệu người có “bom nổ chậm”. Mặc dù vậy, tỉ lệ xuất huyết màng não hiện nay chỉ khoảng 6-10 ca/100.000 dân. Điều đó có nghĩa là cứ hơn 3.000 trường hợp có túi phình động mạch não mới có 1 trường hợp gây vỡ.

Làm sao biết trẻ bị đột quỵ xuất huyết não?

Những dấu hiệu nào cảnh báo trẻ bị đột quỵ xuất huyết não? Bác sĩ Danh cho biết ở trẻ lớn (từ 6 t.uổi trở lên), triệu chứng cũng giống như người lớn gồm liệt nửa người, méo miệng, nói đớ… Thế nhưng ở trẻ nhỏ, các triệu chứng lại mờ nhạt, không rõ ràng, thường thấy nhất là trẻ sẽ quấy khóc, đau đầu, lờ mờ, liệt nửa người… nên rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

Theo bác sĩ Danh, thời gian “vàng” để cứu sống trẻ đột quỵ xuất huyết não từ khi trẻ xuất hiện các triệu chứng đến khi được phẫu thuật là 6 tiếng. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để tránh di chứng về sau.

Trong trường hợp trẻ đến bệnh viện trễ, dù phẫu thuật thành công nhưng trẻ phải tập vật lý trị liệu trong vòng 6 tháng, tỉ lệ hồi phục tối đa chỉ khoảng 80%.

Làm sao đề phòng đột quỵ xuất huyết não ở t.rẻ e.m? Theo bác sĩ Danh, các tài liệu y khoa trên thế giới vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể vì bệnh rất hiếm gặp. Do đó, cách duy nhất để cứu trẻ đột quỵ xuất huyết não là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tàn tật rất cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Những ai nên tầm soát vỡ túi phình?

Theo PGS.TS Thắng, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ túi phình ở người trưởng thành như: t.uổi tác, tăng huyết áp, hút t.huốc l.á, yếu tố gia đình đã có người bị vỡ túi phình…

Tuy vậy, kích thước túi phình được xem là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định trong việc xử trí như: phẫu thuật kẹp túi phình, can thiệp bít túi phình, điều trị bảo tồn bao gồm việc kiểm soát huyết áp, tránh t.huốc l.á, bia rượu.

Hiện nay, chúng ta không tầm soát mọi đối tượng mà chỉ tầm soát ở các nhóm người có nguy cơ cao như: gia đình có người thân vỡ túi phình và bệnh nhân thận đa nang…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *