Ăn nhanh thế nào cho đủ dinh dưỡng?

Bạn đọc Hà Nguyên, 31 t.uổi, Hà Nội, hỏi: Công việc của tôi khá bận rộn, thời gian nghỉ trưa chỉ có 1 giờ nên tôi thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh ( mì gói, bánh mì…) để tranh thủ ăn nhanh còn nghỉ ngơi. Vậy làm thế nào để bảo đảm dinh dưỡng trong những bữa ăn nhanh?

Bác sĩ Trịnh Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Bạn cần cố gắng ăn đúng bữa, cho dù có phải ăn các thức ăn nhanh thì cũng áp dụng cách ăn lành mạnh nhất có thể được. Chẳng hạn, nếu buộc phải dùng mì ăn liền thì cần tăng cường thêm các loại hoa quả ít ngọt trong những lúc giải lao giữa giờ thay vì ăn bánh ngọt.

an nhanh the nao cho du dinh duong b34 5700286

Nên dùng thêm nhiều loại rau củ quả hay rau gia vị như cà chua, dưa leo… trong bữa ăn nhanh (Ảnh minh họa từ Internet)

Hoặc chọn dùng bánh mì đen thay cho bánh mì trắng (nhất là với những người bệnh đái tháo đường), cả 2 trường hợp ăn mì gói hay bánh mì đều cần dùng thêm nhiều loại rau củ quả hay rau gia vị như cà chua, dưa chuột, rau húng, rau mùi (ngò thơm), ngò gai…

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì không thể thiếu một lối sống lành mạnh (hạn chế hay không dùng những chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê…) và chế độ vận động thể lực thường xuyên, phù hợp. Tận dụng mọi cơ hội để có thể vận động thể lực như hãy đi bộ thay vì đi xe nếu khoảng cách di chuyển không quá xa; nếu có thể được thì chọn đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy…

Những điều cần lưu ý với thực đơn hằng ngày

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật. Sau đây là 4 vấn đề về chế độ ăn mà mỗi người cần lưu ý.

nhung dieu can luu y voi thuc don hang ngay c8a 5665839

Ảnh minh họa

Hạn chế mỡ: Ngoài việc tránh sử dụng thường xuyên các thực phẩm chiên, quay, rán, xào thì xây dựng chế độ ăn giảm mỡ – giảm cholesterol là điều quan trọng. Hãy tránh ăn các thức ăn chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật (tim, bầu dục, óc, lòng…), thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, giò chả, thịt cá đóng hộp…), thực phẩm ăn nhanh nhiều chất béo (snack, khoai tây chiên, bim bim, pizza…). Nên cân đối tỷ lệ giữa nguồn chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà…) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc…).

Hạn chế muối: Muối cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều muối thì có thể mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, gan, thận… Mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng một thìa cà phê muối. Nên tạo thói quen ăn nhạt cho cả gia đình, ăn vừa phải các món kho, rim, rang; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, dưa muối, cà muối, sung muối, cá khô; với các món luộc, không nên cho thêm muối.

Hạn chế ngọt: Một chế độ ăn quá nhiều ngọt sẽ gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì, tim mạch, các bệnh về răng lợi… Do đó, hãy giảm tối đa việc sử dụng đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt… Tập thói quen uống sữa không đường, dùng nước ép hoa quả thay vì sinh tố có pha thêm đường…

Hạn chế protein: Ăn quá nhiều protein có thể gây ra các bệnh tim mạch, thận, ung thư, gout… Do đó, nên giảm lượng protein trong thực đơn hằng ngày để thay thế bằng rau củ quả, tạo thói quen ăn nhiều cá, thịt gia cầm thay cho các loại thịt đỏ (lợn, bò, cừu), tăng sử dụng các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *