Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh, 30 bệnh nhân bị viêm màng não, viêm não được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm đang hồi phục khá nhanh.
Tính từ tháng 1/2021 đến nay, BVĐK tỉnh đã tiếp nhận, điều trị trên 100 trường hợp bị viêm màng não, viêm não, tăng gấp 4 – 5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Các bệnh nhân sau khi nhập viện được điều trị bằng các phác đồ phù hợp nên đều có tiến triển tốt và hồi phục nhanh.
Bệnh diễn ra ở nhiều lứa t.uổi khác nhau, từ trẻ nhỏ…
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Bảo – Trưởng khoa Truyền nhiễm, trong 1 tuần qua, mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 3-5 ca mắc viêm màng não. Do việc điều trị viêm màng não, viêm não thường mất nhiều thời gian, trung bình để bệnh nhân hồi phục hoàn toàn phải mất khoảng từ 8-10 ngày, nên hiện nay số lượng bệnh nhân vẫn đang còn khá đông trong khoa.
… cho đến người lớn.
Đến nay, Hà Tĩnh chưa ghi nhận trường hợp mắc viêm màng não mô cầu. Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh viêm màng não, viêm não, ngành y tế khuyến cáo người dân nếu thấy các triệu chứng sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, rối loạn ý thức hoặc co giật… cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chủ động ngừa bệnh viêm màng não khi trời nắng nóng
Theo số liệu của Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh, từ giữa tháng 2 đến nay số bệnh nhân bị viêm màng não nhập viện tăng cao so với cùng kỳ các năm.
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện với biểu hiện sốt, đau đầu, nôn, mệt mỏi, có những rối loạn về tâm thần như: lo lắng, kích thích.
Anh Phan Duy Nghị, 39 t.uổi, xã Hương Long, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn. Tại đây, anh được các bác sĩ khám, điều trị và chọc dịch não tủy làm xét nghiệm.
Chị Lê Thị Ngọc Lan – vợ anh Nghị cho biết: “2 ngày vừa qua chồng tôi đau đầu, uống giảm đau liên tục mà không đỡ. Tôi đưa đi khám tại phòng khám tư nhân gần nhà, các bác sĩ nghi ngờ viêm màng não. Hai vợ chồng liền xuống bệnh viện tỉnh khám và nhập viện luôn”.
Tương tự, chị Đậu Thị Hương, 28 t.uổi, xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh cũng được người nhà đưa ra điều trị tại Khoa Truyền nhiễm BVĐK tỉnh trong tình trạng sốt cao khó cắt cơn, đau đầu, nôn…
Các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm BV Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chọc dịch não tủy xét nghiệm cho bệnh nhân.
BS. Nguyễn Xuân Bảo, Trưởng khoa Truyền nhiễm BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cho biết: hầu hết các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao không cắt cơn, đau đầu, nôn…
Với những biểu hiện lâm sàng như vậy thì khả năng cao bệnh nhân bị viêm màng não.
Chúng tôi đã khám và chọc dịch não tủy làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Qua xét nghiệm, phân lập dịch não tủy của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đã phát hiện một số chủng của liên cầu nhóm A gây bệnh trên bệnh nhân viêm màng não. Chưa ghi nhận bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu như một số lời đồn đoán gần đây.
Theo thống kê của Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, hiện tại khoa đang điều trị 22 bệnh nhân bị viêm màng não, chiếm hơn 1/3 bệnh nhân tại khoa. Bệnh nhân không phân biệt độ t.uổi. Hầu hết có triệu chứng sốt cao khó cắt cơn, đau đầu, nôn…
Lượng bệnh nhân tập trung ở một số huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc.
Trước một số tin đồn về dịch bệnh viêm màng não do não mô cầu xuất hiện tại huyện Hương Khê, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) đã thành lập đoàn chuyên môn đi kiểm tra, giám sát dịch tễ tại huyện này.
ThS. BS. Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết: Chưa có yếu tố dịch tễ nào cho thấy có mối liên quan đến dịch bệnh viêm màng não do não mô cầu. CDC cũng đã phối hợp với BVĐK tỉnh lấy 6 mẫu dịch não tủy của bệnh nhân gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm phân lập.
Kết quả đều âm tính với viêm màng não mủ và một số chủng liên quan đến liên cầu khuẩn và một số chủng khác.
Nhận định ban đầu có thể là viêm màng não do virus. Hiện nay, Trung tâm tiếp tục theo dõi giám sát và tiếp tục lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm phân lập.
Bệnh viêm màng não xuất hiện rải rác quanh năm, tuy nhiên có xu hướng tăng lên vào mùa nắng nóng.
Đây là bệnh nguy hiểm, gây n.hiễm t.rùng thần kinh rất nặng có thể đe dọa tính mạng, cũng như để lại di chứng lâu dài cho người bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, để phát hiện sớm bệnh, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng như: sốt rất cao kèm đau đầu, uống thuốc hạ sốt không hạ, buồn nôn và nôn ngay cả khi không đúng bữa ăn, cơ thể kích thích, vật vã… để đưa trẻ tới bệnh viện khám sớm, điều trị viêm não kịp thời, tránh di chứng cho trẻ.
Để phòng bệnh, mọi người cần nâng cao sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục phù hợp, khám sức khỏe định kỳ.
Vào mùa hè, các gia đình cần chú ý vấn đề vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phun thuốc muỗi, nằm màn hoặc dùng thuốc chống muỗi để phòng các bệnh do muỗi đốt.
Ngoài ra, gia đình cần thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để hạn chế các bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa con đi tiêm vắc-xin đầy đủ, không chỉ phòng bệnh mà còn giúp tránh các di chứng sau khi mắc bệnh – ThS. BS. Nguyễn Chí Thanh khuyến cáo.