Cách nhận biết nhiễm độc thạch tín

Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị ung thư tế bào gai do nhiễm độc arsen (hay còn gọi là thạch tín).

Đặc điểm đáng chú ý của nhiễm độc arsen mạn tính là nó tích tụ ở răng, móng, tóc, da nhiều năm mà người dân không hề hay biết.

Đường xâm nhập của arsenic

Arsen là một kim loại rất độc, kim loại này cũng được dùng để điều trị bệnh, tuy nhiên chỉ dùng với một liều lượng nhỏ. Và trong tự nhiên, nồng độ arsen trong nước ngầm, nước giếng khoan người dân hay dùng cao hơn nhiều so với nguồn nước đến từ sông hồ.

Trong nông nghiệp, độc tính của arsen được ứng dụng để diệt côn trùng, vi khuẩn, nấm, bảo quản gỗ, thuốc diệt cỏ, ngoài ra còn có trong thức ăn gia súc.

Với y học, arsen được dùng như là thuốc chữa bệnh trong suốt thế kỷ 18, 19, 20, arsphenamine dùng để chữa giang mai, trypanosomiasis, arsen trioxide chữa ung thư, vẩy nến. Viên asiatic (arsenic trioxide) dùng điều trị hen phế quản.

Công nghiệp sản xuất ắc-quy, chất bán dẫn; chiến tranh hóa học: hợp chất ClCH=CHAsCl2 làm rộp da, kích ứng phổi.

Sự hòa tan tự nhiên của các khoáng chất và quặng chứa arsen; các chất thải công nghiệp: thuốc nhuộm, thuộc da, thủy tinh, đồ gốm, chất bảo quản gỗ, thuốc diệt côn trùng ngấm vào nước. Trong nước uống, arsenic không trông thấy được, không mùi vị. Chính vì vậy, arsen xâm nhập cơ thể qua nước uống, thực phẩm, không khí.

T.rẻ e.m thường tiếp xúc với arsen trioxide từ thuốc diệt cỏ hoặc diệt động vật gặm nhấm. Người lớn thường bị phơi nhiễm thông qua các công việc có nguy cơ cao như luyện kim, khai mỏ, sản xuất kính,… Ngoài ra còn có thể nhiễm arsen từ thực phẩm, đồ uống, sữa…

cach nhan biet nhiem doc thach tin 7fe 5699568

Arsen lắng đọng tại tổ chức giàu keratin như móng, tóc và da.

Nhiễm độc arsen mạn tính

Phơi nhiễm arsen từ nước, đất, thuốc chữa bệnh. Các nghề có nguy cơ cao như: khai mỏ, luyện kim, nông, lâm nghiệp, mạ điện, bán dẫn, sản xuất kính… Độc tính phụ thuộc vào sự tích lũy của arsen vào mô đích và sự chuyển hóa, đào thải của nó (methyl hóa ở gan). Thời gian tiềm tàng dài, có thể tới 50 năm.

Arsen được hấp thu và tích lũy ở gan, thận, tim, phổi và một lượng nhỏ ở cơ, hệ thần kinh, tiêu hóa, lách. Arsen lắng đọng tại tổ chức giàu keratin như móng, tóc và da.

Triệu chứng nhận biết

Các triệu chứng xảy ra sớm sau khi tiếp xúc với nồng độ cao arsen, nhất là khi hít phải chất khí. Biểu hiện lâm sàng ở tất cả hệ thống cơ quan.

Biểu hiện nổi trội là buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy, tăng tiết đờm dãi. Các biểu hiện khác như rối loạn tâm thần cấp, ban đỏ ở da lan tỏa, bệnh lý cơ tim và co giật. Rối loạn về m.áu, suy thận, suy hô hấp, phù phổi cấp. Biểu hiện thần kinh: bệnh lý thần kinh ngoại biên hoặc não.

Một số biểu hiện da do nhiễm arsen mạn tính:

Dày sừng do arsen: Dày sừng do arsen thường xuất hiện tại vùng da dễ bị chấn thương và cọ xát, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân (vùng gót và ngón cái). Biểu hiện lâm sàng là rất nhiều sẩn giống hạt cơm, kích thước nhỏ từ 2-10mm, cứng, màu vàng nhạt, thường xuất hiện đối xứng hai bên.

Tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng sùi, hoặc mảng chai chân, kèm theo tăng tiết mồ hôi.

Dày sừng do arsen dễ chẩn đoán nhầm với hạt cơm hoặc dày sừng thành điểm ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh có thể đau, nứt, loét. Khi tổn thương trở nên loét, vết loét tiến triển rộng và khó điều trị. Ung thư tế bào gai xâm lấn có thể xuất hiện trên dày sừng do arsen.

Thay đổi sắc tố da: Biểu hiện tăng sắc tố, kèm theo với các vùng nhỏ giảm sắc tố, được miêu tả bằng hình ảnh “những giọt mưa rơi xuống bụi” (raindrops in the dust). Tăng sắc tố có thể gặp ở núm vú, nách, bẹn, hoặc ở vùng tỳ đè.

Trái với tăng sắc tố trong bệnh Addison, nhiễm arsen không có tăng sắc tố ở niêm mạc.

Đường Mee ở móng với các biểu hiện dải ngang hẹp, màu trắng ở móng ngón tay có thể gặp ở cả trong nhiễm độc arsen cấp và mạn tính. Đường Mee có thể giúp ước lượng thời gian tiếp xúc với arsen trước đó. Sau khi tiếp với arsen 30-40 ngày thì xuất hiện đường Mee ở vùng lunula.

Bệnh t.iền ác tính hoặc ác tính; Bệnh Bowen có thể xuất hiện sau 10 năm nhiễm độc arsen, ung thư tế bào gai xâm lấn xuất hiện sau 20 năm, ung thư phổi sau 30 năm.

Đặc điểm thương tổn của bệnh Bowen do arsen: Thời gian tiềm tàng có thể là 40 năm. Thường xuất hiện ở vùng da kín. Thương tổn da: lúc đầu là sẩn nhỏ màu thịt tới màu tím, có lớp sừng hoặc vẩy tiết dày, khi mất đi để lại mảng rỉ nước, màu đỏ. Thương tổn lớn dần tạo thành các sẩn hoặc mảng, thường gặp nhiều thương tổn.

Ung thư tế bào đáy do arsen thường có nhiều thương tổn và gặp chủ yếu là type nông. Các thương tổn phân bố ngẫu nhiên, chủ yếu ở thân mình và vùng da có lông, tóc, khó phân biệt với bệnh Bowen.

Ung thư tế bào gai: Có thể là tiên phát do arsen hoặc từ dày sừng do arsen và bệnh Bowen chuyển thành (với biểu hiện các thương tổn dày sừng do arsen trở nên đau, ra m.áu, nứt nẻ, loét, tăng kích thước).

Biểu hiện hệ thống: Tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, mao mạch ngoại vi, bệnh lý hô hấp, tiểu đường và giảm bạch cầu trung, xơ gan, ung thư phổi, bàng quang, tiết niệu, ung thư gan, bệnh bạch cầu cấp, lymphoma, u m.áu ở gan…

Trời hanh khô sẽ làm bùng phát các bệnh da mạn tính

ThS, BSCK2 Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, BV Da liễu Trung ương cho biết, cùng vấn đề khô da gây ngứa thì thời tiết lạnh, khô hanh cũng làm bùng phát các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa (chàm), mày đay, vảy nến…

troi hanh kho se lam bung phat cac benh da man tinh 0d1 5513480

Trong những ngày giá rét, khô hanh gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại BV Da liễu Trung ương tăng nhẹ. Khoảng 50% số người bệnh đến khám tại BV đều liên quan đến vấn đề khô da gây ngứa. Trong đó, có nhiều trường hợp t.rẻ e.m bị viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng (vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, đỏ da toàn thân vảy nến) cần điều trị nội trú.

ThS, BSCK2 Đặng Bích Diệp cho biết, bệnh nhân bị cước cũng là đối tượng đến khám nhiều hơn trong những ngày gần đây. Đây là một dạng khu trú của viêm mao mạch. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các nốt, mảng da mềm màu đỏ hoặc tím do phản ứng với lạnh.

Đối với bệnh ngứa do lạnh, biểu hiện ngứa có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nhiều người ngứa không chịu được nên gãi làm trầy xước da, c.hảy m.áu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây n.hiễm t.rùng.

Theo BS Diệp, nguyên nhân gây bệnh do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ (chất béo tự nhiên) cùng với mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các chất béo tự nhiên khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.

Bệnh chàm (hay viêm da cơ địa) thường gặp ở những người có t.iền sử dị ứng. Biểu hiện của bệnh là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ từ hai tháng đến hai t.uổi, còn gọi là chàm. Khi bị chàm, trẻ có biểu hiện khởi đầu là đỏ da, sẩn, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy, rồi bong vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán. Bệnh nặng có thể lan đến mặt, dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi.

Thời tiết lạnh, nhiều người đến khám do bị nổi mày đay. Đây là bệnh ngoài da hay gặp với triệu chứng là những mảng sẩn phù, kích thước và số lượng thay đổi, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mày đay khỏi không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên người bệnh rất ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng, người bệnh có thể kèm theo đau bụng, khó thở, sốt.

Bệnh vảy nến là bệnh về da thường gặp vào mùa đông, tổn thương là các dát đỏ có vảy trắng, vảy dày, dễ bong. Vị trí hay gặp là khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân. Mùa đông da khô dễ ngứa, chà xát nhiều, có thể là điều kiện thuận lợi làm bệnh nặng lên.

Để tránh bệnh nặng hơn và không gặp phải biến chứng trong thời tiết hanh khô, BS Đặng Bích Diệp đưa ra lời khuyên: Mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Mọi người cần đeo khẩu trang, găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hoá chất độc hại. Cần bôi dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách để bảo vệ làn da. Đặc biệt, mọi người không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. Khi đã tuân thủ hướng dẫn mà bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp.

Để bảo đảm sức khỏe làn da trong mùa hanh khô, bác sĩ Đặng Bích Diệp hướng dẫn, mọi người cần sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách chọn sử dụng một sản phẩm có khả năng làm sạch nhưng vẫn giữ lại được độ ẩm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn. Với da khô, ngoài việc tập trung vào các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm thì tần suất rửa mặt cũng có thể được điều chỉnh xuống một lần/ ngày (buổi tối) nếu quá nhạy cảm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *