Nhà dinh dưỡng học người Nga, Tiến sĩ Khoa học Y khoa Mikhail Ginzburg, mới đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ZvezdaTV về “nguyên tắc vàng” của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.
Có nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau: Chế độ ăn nhiều protein, chế độ ăn ít chất béo, chế độ ăn toàn rau, chế độ ăn không có tinh bột,… Tập trung rất nhiều vào chế độ ăn kiêng, nhưng đôi khi bạn vẫn chưa tìm ra những gì là tốt và không tốt cho sức khỏe?
Một số người có thể thấy rất khó khăn trong việc kiểm soát việc ăn uống, nên họ cố gắng ăn kiêng quá độ một thời gian, nhưng thường sau đó họ lại ăn rất nhiều. (Ảnh: Depositphotos)
Rất nhiều người cảm thấy áp lực khi phải giảm cân và thử các chế độ ăn kiêng khác nhau. Nhưng nếu bạn thực sự cần phải giảm cân, cải thiện thói quen ăn uống của bạn và tập thể dục sẽ giúp bạn nhiều hơn bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.
Theo ông Ginzburg, “nguyên tắc vàng” bao gồm ăn uống điều độ và hoạt động thể chất. Nhà dinh dưỡng học người Nga giải thích: “Cần phải loại bỏ khỏi các sản ph ẩm thực phẩm mà sự hiện diện của chúng làm tăng tổng hàm lượng calo trong chế độ ăn, như: đường, chất béo, chất béo chuyển hóa”.
Ông Ginzburg lưu ý những người ngoài 40 t.uổi cần vận động, tập thể dục, đi bộ vì ở độ t.uổi này quá trình chuyển hóa năng lượng mất dần tính dẻo.
Đồng thời, ông Ginzburg cho biết thêm rằng trong chế độ ăn uống hàng ngày của một người không có sản phẩm nào có thể làm cho vóc dáng trở nên thon gọn một cách thần kỳ, giúp khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bất kỳ chế độ ăn uống có ít calo hơn nhu cầu hàng ngày, thường là 800 calo/ngày, đều có thể trở nên nguy hiểm. Chế độ ăn kiêng không có chút chất béo nào cũng có thể không tốt với cơ thể. Tất cả mọi người đều cần một lượng chất béo thích hợp trong khẩu phần ăn, chiếm khoảng 30% tổng calo, nên bạn đừng thử chế độ ăn kiêng hoàn toàn không có chất béo.
Đừng sử dụng chế độ ăn kiêng hạn chế những nhóm thực phẩm thông thường. Ví dụ nếu một chế độ ăn kiêng không cho phép bạn ăn bánh mì, mì ống, chỉ cho ăn trái cây, thì rõ ràng là nó không tốt tý nào. Với chế độ ăn như vậy, cơ thể sẽ không có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Có thể bạn sẽ giảm cân, nhưng rồi bạn sẽ lại tăng cân nhanh chóng khi bạn trở lại với chế độ ăn bình thường.
Cách tốt nhất là ăn nhiều loại thức ăn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Chú ý ăn nhiều trái cây và rau, cắt giảm các loại thịt có nhiều chất béo (như bánh mì kẹp thịt và xúc xích), các loại thực phẩm chiên dầu mỡ, đồ ngọt, và uống nhiều nước hơn thay vì đồ uống có đường như nước ngọt có ga hay đồ uống cho thể thao.
Giảm nguy cơ ung thư, tăng t.uổi thọ nhờ chạy bộ
Ngay cả khi mắc ung thư, chạy bộ thường xuyên cũng góp phần giảm đi các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời kéo dài t.uổi thọ ở người bình thường.
Một dự án nghiên cứu năm 2016 khảo sát 1,44 triệu người ở Mỹ và châu Âu cho thấy những cá nhân chơi thể thao thường xuyên, gồm cả chạy bộ có nguy cơ mắc 26 loại bệnh ung thư thấp hơn hẳn những người không tập luyện. Nhiều nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng ngay cả khi chúng ta mắc ung thư, tập luyện thường xuyên là yếu tố quan trọng không kém tinh thần để chiến đấu với bệnh tật, giảm tỉ lệ t.ử v.ong và nguy cơ mắc các chứng ung thư khác.
Theo Hiệp Hội Nghiên Cứu Tiểu Đường Hoa Kì, chạy bộ thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường glucose trong m.áu hiệu quả hơn, từ đó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2 (gây ra bởi lối sống không lành mạnh), cũng như mang lại những lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường loại một (do di truyền). Chạy ngăn những hội chứng tiểu đường ban đầu phát triển thành tiểu đường loại 2 hoàn chỉnh. Runner có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường 72% thấp hơn những người không chạy, đặc biệt đối với với tiểu đường loại 2 ở người lớn.
Vận động viên trên đường chạy VnExpress Marathon Huế 2020. Ảnh: VnExpress Marathon.
Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) cho biết, tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và duy trì trọng lượng cơ thể giúp ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả. Một nghiên cứu trên 6.657 phụ nữ và 3.464 bệnh nhân ung thư vú đã đưa ra câu hỏi cho những người tham gia về mức độ hoạt động thể chất của họ trong độ t.uổi 30 – 49 và sau 50 t.uổi.
Kết quả cho thấy những người tham gia tập thể dục thường xuyên trong những giai đoạn này ít có khả năng trở thành bệnh nhân ung thư vú. Tập thể dục diễn ra sau t.uổi 50 thậm chí còn hiệu quả hơn. Với những người hoạt động thường xuyên trong giai đoạn này có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với những người chỉ tập thể dục khi họ ở độ t.uổi 30 – 49. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các hoạt động thể chất góp phần ngăn ngừa ung thư vú và duy trì tập luyện trong nửa sau của cuộc đời, sau khi phụ nữ bước sang t.uổi 50, là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, chạy bộ giúp chống chọi tốt hơn với bệnh tật, giảm các chứng sưng tấy, phát triển men ruột, giảm nguy cơ viêm hô hấp cũng như tăng cường kháng thể. Đối với một người tập luyện ở cường độ vừa phải, khả năng nhiễm bệnh sẽ giảm hơn rất nhiều so với người không tập luyện. Tuy nhiên, nếu tập quá nặng, cơ thể của sẽ ở trong tình trạng dễ nhiễm bệnh trong 72 giờ sau khi tập luyện.
Chạy giúp cải thiện sức khỏe, sản sinh năng lượng tích cực. Ảnh: VnExpress Marathon.
Tăng t.uổi thọ
Nghiên cứu đăng tải trên tờ Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra mỗi lần chạy bộ tăng 7 giờ t.uổi cho con người và kéo dài sự sống thêm tối đa 3 năm. Các nhà khoa học đã xem xét nhiều nghiên cứu về lợi ích chạy bộ trong quá khứ và so sánh với những hình thức tập thể dục khác. Đi bộ, đạp xe cũng tăng t.uổi thọ nhưng không bằng chạy bộ. Tuy nhiên gười chạy bộ thường có đời sống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc và hạn chế bia rượu.
Năm 2018, một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy runner có xác suất t.ử v.ong thấp hơn những người không chạy 25% đến 30%. Nghiên cứu này cũng cho biết chạy bộ ít nhất một lần một tuần vẫn tốt hơn không chạy lần nào.