Việc ăn sữa chua mỗi ngày hỗ trợ hệ tiêu hóa tạo môi trường thuận lợi giúp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi phát triển từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Sữa chua – Sự lựa chọn lý tưởng cho hệ tiêu hóa
Sữa chua được sản xuất qua quá trình lên men sữa nước bằng các chủng vi khuẩn sinh axit lactic, chuyển sữa từ dạng lỏng sang dạng sệt, với các thành phần đạm, béo không no, các vitamin và khoáng chất dễ hấp thu, có lợi cho sức khỏe.
Mỗi ngày 1 hũ sữa chua giúp gia cố 70% hệ miễn dịch
Trong khuôn khổ chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5 do Báo Sức khỏe và Đời sống, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức có tọa đàm “Hệ phòng thủ 1170 nâng cao đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh”. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, và BS. Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã chia sẻ thông tin về ý nghĩa của Hệ phòng thủ 1170 cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tiêu hóa.
Để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, cũng như sức đề kháng cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng sữa chua hàng ngày, nhằm tối ưu hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó nâng cao đề kháng, phòng chống bệnh tật, cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Đó cũng chính là lý do vì sao gần đây nhiều gia đình truyền nhau bí quyết tăng cường đề kháng với Hệ phòng thủ 1170 – “mỗi ngày 1 hũ sữa chua giúp gia cố 70% hệ miễn dịch”.
Trải qua bề dày lịch sử hơn 4.000 năm, từ khi sữa chua ngẫu nhiên được các bộ tộc du mục Trung Đông, Trung Á phát hiện nhờ việc đựng sữa trong túi làm từ da, dạ dày động vật tạo môi trường phù hợp cho vi khuẩn phát triển và lên men. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy lợi ích của sữa chua lên men tự nhiên đối với sức khỏe đường ruột. Việc ăn sữa chua mỗi ngày hỗ trợ hệ tiêu hóa tạo môi trường thuận lợi giúp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi phát triển từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng sữa chua hàng ngày, nhằm tối ưu hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong các thực phẩm lành mạnh hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hoá, sử dụng sữa chua hàng ngày không chỉ cung cấp các nguồn dinh dưỡng như đạm, đường, canxi, phốt pho, vitamin, chất khoáng… dễ hấp thu mà còn được lên men với lượng lớn men vi sinh giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó nâng cao sức khoẻ hệ tiêu hoá và đề kháng miễn dịch cho cơ thể.
Khẩu phần ăn sữa chua cho từng độ tuổi
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhận và hấp thu dưỡng chất để nuôi cơ thể trong đó nhiều dưỡng chất cần cho hệ miễn dịch. Chế độ ăn cung cấp các chất béo, vi chất thiết yếu, các vitamin… giúp nâng cao miễn dịch. Khi chế độ ăn tốt và đường ruột khỏe mạnh thì vi chất dinh dưỡng được hấp thu khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa khỏe giúp sản sinh các kháng thể, phòng chống nhiễm trùng, hệ miễn dịch khỏe.
“Mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua, sữa chua chứa lợi khuẩn tốt đóng góp 70% hệ đường ruột khỏe mạnh. Đây là bí quyết rất dễ thực hiện đối với bất cứ người nào”, BS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo.
BS Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk chia sẻ, sữa chua có từ rất lâu, trong các nền văn hóa khu vực Lưỡng Hà, La Mã cổ đại đến cận đại. Trong khoa học hiện đại, vai trò của lợi khuẩn được nhắc đến trong rất nhiều. Sữa chua được lên men từ những chủng lợi khuẩn tốt sẽ là nguồn cung câp lợi khuẩn tuyệt vời để cơ thể có hệ phòng thủ vững chắc.
Hệ miễn dịch cơ thể có vai trò rất quan trọng, hệ lợi khuẩn tốt là hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng kích thích sản xuất kháng thể trải đều các ngõ cơ thể là hệ hô hấp và tiêu hóa. Hệ lợi khuẩn nhất trong số đó là Lactobacillus. Đây là nhóm vi khuẩn acid lactic (LAB) tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của con người. Chúng phát triển tối ưu nhất ở môi trường pH 5.5 – 5.8 và có khả năng sinh ra axit lactic từ quá trình lên men carbohydrate. Đồng thời, chúng còn có khả năng sản xuất protein bacteriocin, tạo hàng rào ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến nghị khẩu phần ăn sữa chua với từng độ tuổi khác nhau. Trẻ dưới 2 tuổi, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Trẻ đến tuổi ăn dặm thì có thể cho ăn một chút sữa chua, ban đầu từ từ 1-2 thìa đến 1/3, 1/4 hộp và từ 1-2 tuổi có thể ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày. Người trưởng thành và người cao tuổi cũng nên ăn 1-2 hộp mỗi ngày. Nên chọn sữa chua của doanh nghiệp có uy tín để có sữa chua tốt, nâng cao miễn dịch.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý về trào lưu tự làm sữa chua, với các gia đình, trường học không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không đủ chuẩn men tốt thì không nên tự làm sữa chua tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm.
“Mùa hè nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn virus phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Với những tình trạng rối loạn tiêu hóa cấp, có thể thành mãn tính nếu không chăm sóc dinh dưỡng tốt. Do vậy phải thận trọng với loại sữa chua tự làm”, BS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo.
Có tình trạng một số cha mẹ tự mua kháng sinh cho con dùng dẫn đến nhờn kháng sinh, dễ làm rối loạn tiêu hóa. Rồi khẩu phần ăn không đủ rau, uống nước không đủ, trẻ dễ táo bón. Ngoài ra trẻ còn có thể bị hội chứng viêm dạ dày kích thích, trào ngược dạ dày… Để phòng bệnh, bên cạnh chế độ ăn phù hợp từng nhóm tuổi thì mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua là chìa khóa vàng nâng cao sức khỏe tiêu hóa.
BS Nguyễn Vũ Linh đưa ra một số khuyến nghị bảo quản sữa chua đúng cách. Theo đó, sữa chua cũng như các thực phẩm khác, sữa chua có lợi khuẩn. Lợi khuẩn cũng có vòng đời, sinh sản và chết đi. Khuyến nghị tốt nhất là sữa chua phải được bảo quản kín, được để ở nhiệt độ phù hợp từ 4-8 độ C thì sẽ không bị đông đá và giữ được độ mềm mịn và hương vị thơm ngon.
Sữa chua nên được coi là món ăn hàng ngày giúp cơ thể có sức đề kháng tốt.
“Một số gia đình mua sữa chua để ngăn đá thì lợi khuẩn bị đông đá, nhưng cấu trúc của lợi khuẩn là tế bào nên lợi khuẩn cũng bị chết ít nhiều. Còn nếu ở nhiệt độ cao hơn 8 độ C thì lợi khuẩn sẽ sinh sôi làm sữa chua hơn, làm khẩu vị thay đổi và dưỡng chất giảm”, BS Nguyễn Vũ Linh chia sẻ. Nên chọn sữa chua được sản xuất theo quy trình công nghệ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm luôn có hạn sử dụng nên tuân thủ đúng để sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Ăn 1-2 hộp sữa chua hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều hơn thì có hại không? BS Nguyễn Vũ Linh cho biết bất cứ thực phẩm nào dù tốt, ăn quá nhiều cũng gây hại. Sữa chua cũng vậy. Thói quen tốt nhất cho sức khỏe là nên ăn đều đặn hàng ngày với số lượng 1-2 hộp/ngày.
Có phải sữa chua không đường tốt hơn sữa chua có đường? BS Nguyễn Vũ Linh cho biết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ đường tiêu thụ tính theo ngày không được vượt quá 10% số năng lượng dung nạp vào cơ thể. Ví dụ mỗi ngày ăn 2500kcl thì trong số đó lượng đường không chiếm quá 250kcl. Mỗi hũ sữa chua chỉ có vài chục gam, lượng đường trong đó tính theo tỉ lệ cũng rất ít. Mỗi ngày ăn 1 – 2 hộp sữa chua thì lượng đường đó vẫn thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của WHO theo BS Linh.
Nhiều gia đình có thói quen ngâm sữa chua uống vào nước ấm cho trẻ, liệu như vậy có làm chết lợi khuẩn trong sữa? BS Nguyễn Vũ Linh cho biết lợi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ 37-40 độ C, việc ngâm vào nước ấm không ảnh hưởng đến thành phần lợi khuẩn. Tuy nhiên tuyệt đối không cho sữa vào lò vi sóng hay hâm nóng trên bếp.
Theo các chuyên gia, sữa chua có thể phối trộn với nhiều thực phẩm khác nhau để ăn đa dạng hơn, đáp ứng được khẩu vị cho từng người. Tùy khẩu vị mà chúng ta chế biến, nhưng phải cân đối với khẩu phần dinh dưỡng của từng người. Bản chất sữa chua đã hợp lý về thành phần, việc kết hợp sữa chua với ngũ cốc, trái cây, nha đam… đều không làm thay đổi thành phần của sữa chua.
BS Nguyễn Thị Lâm cho biết, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã truyền thông từ lâu, để có sức khỏe tốt phải ăn đa dạng thực phẩm từ 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày, cân đối các chất đạm, chất béo, axit amin, vitamin và khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị từng nhóm tuổi. Chế biến cũng rất quan trọng tùy theo cá nhân, nhóm tuổi. Mùa hè, các món ăn mềm, lỏng nên được ưu tiên. Ngoài cơm có thể làm cháo, mì, súp… và tăng cường rau xanh, quá chín. Các cháu nhỏ cần 2 đơn vị rau (lưng bát rau) và 2 đơn vị quả (80-100g)/ngày. Lứa tuổi học sinh thì tăng lên 3 đơn vị rau xanh và 3 đơn vị quả chín, người lớn tăng lên 4 đơn vị rau xanh và 4 đơn vị quả chín. Khi đó hệ vi sinh đường ruột sẽ cân bằng. Trong chế độ ăn nên có 1-2 hộp sữa chua/ngày để có đường tiêu hóa khỏe mạnh để nâng cao sức khỏe cho tất cả các nhóm tuổi khác nhau.
Lý do người bệnh sốt xuất huyết nên ăn sữa chua
Mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn… là cảm giác hầu hết người bệnh sốt xuất huyết gặp phải. Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời khi không chỉ là món ăn nhẹ mềm, dễ ăn, dễ nuốt mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình hồi phục ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Đậu Đen Bổ Nhưng Một Số Người Dưới Đây Cần Tránh Xa | SKĐS