Tăng nguy cơ mắc bệnh tim nếu ăn nhiều carbohydrate kém chất lượng

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn uống nhiều carbohydrate (carb) kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim, đột quỵ và t.ử v.ong cao hơn.

Nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Y học New England, là nghiên cứu lớn nhất về vấn đề này – khi xét đến độ đa dạng về chế độ ăn cũng như khu vực địa lý của người được khảo sát. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung đến các nước phương Tây có thu nhập cao.

Các nhà khoa học đã theo dõi tổng cộng 137.851 người từ 35 đến 70 t.uổi, trong thời gian trung bình là 9,5 năm, thông qua nghiên cứu Dân số Thành thị và Nông thôn (PURE) của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Dân số (PHRI) thuộc Đại học McMaster và Hamilton Health Sciences.

tang nguy co mac benh tim neu an nhieu carbohydrate kem chat luong d3e 5703329

Đồ ăn chứa nhiều carbohydrate kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim, đột quỵ cao

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một bảng câu hỏi về thực phẩm để đo lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian dài của những người tham gia và ước tính chỉ số đường huyết (xếp hạng thực phẩm dựa trên tác động của chúng đối với lượng đường trong m.áu) và lượng đường huyết (lượng carb trong thực phẩm nhân với chỉ số đường huyết của nó) trong chế độ ăn. Trong suốt thời gian theo dõi, nhóm ghi nhận 8.780 ca t.ử v.ong và 8.252 biến cố tim mạch lớn trong số những người tham gia.

Các nhà nghiên cứu đã phân loại lượng carb trong chế độ ăn uống tùy thuộc vào việc liệu các loại carb cụ thể có làm tăng lượng đường trong m.áu nhiều hơn những loại khác – tức là có chỉ số đường huyết cao hơn – và so sánh chỉ số này với sự xuất hiện của các ca bệnh tim mạch hoặc t.ử v.ong.

Những người có chế độ ăn uống với 20% chỉ số đường huyết cao nhất có nguy cơ bị đau tim mạch, đột quỵ hoặc t.ử v.ong cao hơn 50% nếu họ có bệnh tim từ trước, hoặc 20% có khả năng bị những rủi ro trên nếu không có t.iền sử bệnh tim.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra rằng người béo phì có nguy cơ đối diện với những rủi ro trên cao hơn.

Phát hiện thức uống cực dễ tìm có thể ngăn chặn đau tim

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các biến cố tim mạch cấp tính dễ xảy ra khi căng thẳng, có thể được ngăn chặn bằng một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới: ca cao.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường khoa học Thể dục thể thao và phục hồi chức năng thuộc Đại học Brimingham (Anh).

Theo đó, ca cao là thức uống cực kỳ hiệu quả để chống lại các biến cố tim mạch gây căng thẳng nhờ dồi dào flavonoid – một chất chống oxy hóa “thần kỳ”.

phat hien thuc uong cuc de tim co the ngan chan dau tim 617 5679787

Ca cao là thức uống rất tốt cho hệ tim mạch mỗi khi căng thẳng – Ảnh minh họa từ Internet

Theo Sci-News , họ đã làm thí nghiệm bằng cách cho một nhóm nam giới khỏe mạnh uống ca cao trong vòng 90 phút trước khi làm một nhiệm vụ gây căng thẳng kéo dài trong 8 phút. Họ được đo lưu lượng m.áu ở cẳng tay và hoạt động tim mạch khi nghỉ ngơi và trong khi căng thẳng, đ.ánh giá tình trạng các mạch m.áu lên đến 90 phút sau khi căng thẳng.

Kết quả cho thấy chức năng mạch m.áu ít bị suy giảm hơn ở những người uống ca cao, lưu lượng m.áu được cải thiện. Sự lưu thông tốt, thông suốt của các mạch m.áu chính là chiếc chìa khóa vàng để đẩy lùi các biến cố tim mạch cấp tính, ví dụ như các cơn nhồi m.áu cơ tim.

Căng thẳng thường khiến hoạt động mạch m.áu bị biến động theo hướng tiêu cực nên dễ đưa đến các biến cố này nếu người bệnh đã sẵn có các yếu tố nguy cơ như xơ vữa động mạch…

Tiến sĩ Catarina Rendeiro, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết tác dụng thần kỳ này đến từ lượng flavonoid cực kỳ dồi dào trong món ca cao. Nó giúp cho các mạch m.áu hoạt động trơn tru hơn, chống lại những thay đổi do căng thẳng gây ra với chức năng mạch m.áu. Vì vậy, trong các giai đoạn stress nặng, một vài ly ca cao hằng ngày có thể giúp ích bất ngờ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nutrients này còn gợi ý một số món ăn dễ tìm khác cũng giàu flavonoid không kém ca cao như táo, nho đen, mâm xôi, anh đào, lê, trà xanh…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *