Xử trí khô miệng do dùng thuốc

Tôi bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ cho tôi dùng thuốc omeprazole. Tuy nhiên khi dùng thuốc này tôi bị khô miệng. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị khô miệng do dùng omeprazole. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Văn Hùng (Đồng Nai)

xu tri kho mieng do dung thuoc 33f 5702403

Ảnh minh họa

Bạn bị viêm loét dạ dày, bác sĩ đã chỉ định điều trị thuốc omeprazole. Đây là thuốc có tác dụng ức chế sự bài tiết acid của dạ dày.

Khi sử dụng thuốc này, một số ít trường hợp bị tác dụng phụ không mong muốn dẫn đến triệu chứng khô miệng là điều có thể xảy ra như trường hợp của bạn; đặc biệt là đối với người cao t.uổi hoặc bị mắc một số bệnh lý khác kèm theo.

Khi sử dụng thuốc, miệng sẽ bị khô do không tiết nước bọt và hay khát nước vì thuốc ức chế tiết acid trong dạ dày, đồng thời cũng ức chế luôn tiết dịch tiêu hóa gây rối loạn tụy tạng, tuyến nước bọt… tạo nên cảm giác khô miệng.

Để khắc phục tình trạng khô miệng, có thể dùng chất thay thế nước bọt và nước súc miệng có nguồn gốc từ hydroxyethylcellulose với các tên hyetellose, hypromellose hoặc carmellose…

Ngoài nước súc miệng, nước bọt nhân tạo có nhiều dạng khác nhau như bình xịt, miếng gạc, gel, viên tan trong miệng, cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng khô miệng tạm thời trong thời gian ngắn nhưng không có tác dụng hóa học như thuốc nên không thể kích thích tuyến nước bọt tạo ra nước bọt.

Có thể sử dụng thuốc uống kích thích tuyến tiết nước bọt như pilocarpin hoặc cevimeline… theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pilocarpin ngoài tác dụng tại chỗ để điều trị tăng nhãn áp, chúng có thể dùng uống để điều trị chứng khô miệng. Cevimelin cũng thuộc nhóm thuốc có tác động thần kinh giúp kích thích tăng tiết nước bọt. Lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà phải có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài cách dùng thuốc, có thể thực hiện một số phương pháp khác như uống nhiều nước, kích thích tuyến nước bọt bằng ngậm kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường.

Đồng thời có thể làm giảm khô miệng bằng cách súc miệng khô mỗi khi ngủ dậy với động tác gõ hai hàm răng vào nhau, dùng đầu lưỡi cà lợi răng từ trái sang phải ở trong răng rồi chuyển ra lợi ở ngoài răng mỗi lần khoảng vài phút để kích thích tăng tiết nước bọt.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày với kem đ.ánh răng có fluoride, không hút t.huốc l.á và uống rượu, trà, cà phê… là điều cũng cần lưu ý.

Lưu ý nào khi chọn mua và sử dụng nước súc miệng?

Nước súc miệng là một phương pháp tiện lợi được nhiều người dân sử dụng. Cần lưu ý những điều sau để chọn mua và sử dụng nước súc miệng hợp lí.

Chọn mua nước súc miệng phù hợp

Với những người bận rộn không có thời gian để học cách pha nước súc miệng đúng chuẩn thì bạn có thể mua trực tiếp chai nước súc miệng đóng sẵn tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Nồng độ dung dịch nước muối tốt nhất là 0,9%.

Nếu dùng nồng độ quá cao sẽ không mang lại kết quả như bạn mong muốn mà có thể còn bị tác dụng “ngược” như tổn thương niêm mạc miệng, tổn thương hầu họng,…

Với t.rẻ e.m, đây là đối tượng cần có sự giám sát của người lớn để nhắc các bé không nuốt dung dịch vào trong. Nuốt quá nhiều muối (nước súc miệng nồng độ muối quá cao) sẽ khiến cơ thể bị thừa muối, không tốt cho gan và thận của các bé.

Đặc biệt, ngoài lượng muối, nước súc miệng không nên chứa nồng độ cồn quá cao, có thể gây tổn hại và những tác dụng phụ không mong muốn, làm khô khoang miệng của bạn.

luu y nao khi chon mua va su dung nuoc suc mieng fb5 5490893

Lựa chọn và sử dụng nước súc miệng hợp lí. (Đồ họa: VA)

Không nên ỷ lại vào nước súc miệng

Số lần súc miệng nước muối lý tưởng nhất là từ 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi vệ sinh răng miệng. Chỉ nên coi nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đ.ánh răng để làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đ.ánh răng.

Khi đang trong tình trạng viêm họng thì cũng không nên súc miệng quá nhiều lần mà sẽ khiến họng cảm thấy bỏng rát. Nếu đang bị viêm họng thì bạn chỉ nên súc miệng 3-4 lần/ngày.

Lạm dụng nước súc miệng quá nhiều lần có thể gây nên một số tình trạng như họng bị bỏng rát, tăng cảm giác khát nước, khô miệng khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn bình thường…

Không nên ỷ lại vào nước súc miệng. Chúng chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng chứ không thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Do đó, để có sức khỏe răng miệng toàn diện bạn phải kết hợp với việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trong kẽ răng.

Lưu ý không được nuốt nước súc miệng. Trường hợp bị di ứng với hợp chất nào đó có trong nước, sẽ gây nguy hiểm. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ một loại nước súc miệng nào, nên xem thành phần, tác dụng. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *