Thời đại Internet bùng nổ, các thông tin liên quan đến sức khỏe dễ dàng truy cập trên mạng từ bất kỳ đâu, tin theo “chuyên gia mạng” cùng lời cam kết chữa khỏi tiểu đường, nhiều bệnh nhân đang phải chịu nhiều “quả đắng”.
“Chuyên gia mạng” – “ thầy lang vườn”
Các thông tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng cùng những lời hứa chữa hết bệnh từ các “bài thuốc gia truyền”, “kinh nghiệm nhiều đời”, “liệu trình mới”… vẫn đang tấn công người dùng trên các phương tiện truyền thông trên môi trường Internet, nhiều giải pháp đã được đặt ra, triển khai thực hiện, khi hiệu quả còn bỏ ngõ thì những hậu quả đã nhãn t.iền.
Nếu tự ý sử dụng, người bệnh có thể đối mặt nhiều rủi ro hơn lợi ích từ những thông tin điều trị đái tháo đường được chia sẻ
Vừa qua, Khoa Cấp cứu, BV Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.T 58 t.uổi, ở Kiến Thụy, Hải Phòng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đường huyết và huyết áp tăng cao, da niêm mạc phù nề, cơ thể mệt mỏi, hoạt động chậm.
Theo tìm hiểu t.iền sử từ người nhà bệnh nhân, trước đó khoảng gần một tháng bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ và dùng thuốc Nam, cùng viên sủi không rõ nguồn gốc được quảng cáo trên mạng xã hội với giá gần 3 triệu đồng cho một liệu trình với cam kết khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm trong khi tình trạng đường huyết lại tăng lên. Khoảng một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân thấy cơ thể và mặt phù nặng lên kèm theo cảm giác khó thở về đêm và sáng sớm. Tình trạng trên có dấu hiệu nặng dần. Ngay sau đó bệnh nhân T. được người nhà chuyển đến BV Nội tiết Trung ương.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Công Bình, Khoa Cấp cứu BV Nội tiết Trung ương cho biết, thời gian qua Khoa Cấp cứu tiếp nhận liên tiếp nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường tăng huyết áp với nguyên nhân tự ý dùng thuốc được quảng cáo trên các trang mạng xã hội không chính thức. Nhiều bệnh nhân khi đưa vào cấp cứu đã trong tình trạng rất nặng nề, nguy hiểm tính mạng.
BV Chợ Rẫy cũng đã từng tiếp nhận và điều trị cho chị C.T.H, 41 t.uổi, ngụ tại tỉnh Long An, cũng phải đến BV Chợ Rẫy cấp cứu sau 6 năm uống thuốc đông y gia truyền để điều trị đái tháo đường. Khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ khuyên ngưng dùng, chị C.T.H vẫn tiếp tục uống thuốc này. Tuy nhiên, sau đó chị bỗng dưng bị sút cân, mệt mỏi và phải đến BV Chợ Rẫy cấp cứu.
Các bác sĩ nhận định chị bị ngộ độc hoạt chất phenphormin có trong thuốc trị tiểu đường. Đại diện khoa Hồi sức cấp cứu Khu D – BV Chợ Rẫy cho biết bệnh viện đã tiếp nhận hàng chục trường hợp bệnh nhân đái tháo đường dùng loại thuốc không rõ nguồn gốc do các thầy lang vườn tự pha chế hoặc nhập từ Trung Quốc và chủ yếu có pha chế thêm các hoạt chất như phenformin, metformin, biguanides vốn đã bị cấm sử dụng vì tỷ lệ biến chứng nhiễm acid lactic quá cao đe dọa sự an toàn, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.
Đến những bài thuốc “dân gian” được chia sẻ
“Bố em bị tiểu đường đã 3 năm rồi mọi người ạ. Cũng vì tính lười đi khám định kì mà một hôm bố tự dưng ngã khuỵu xuống, cả nhà phải đưa đi khám ngay. Bác sĩ cho biết đo đường huyết là 7.5, có các triệu chứng: mắt kém, răng ê buốt, mẩn ngứa chân, thườn bị chóng mặt và kết luận bị bệnh tiểu đường. Từ đó đến nay, thay vì dùng thuốc tây, bố em đã làm theo 1 bài thuốc được người quen mách, hiện tại, đường huyết đo của bố chỉ còn khoảng 5.5 – 6.1, sức khỏe rất ổn định, cả nhà mừng lắm. Em biết có nhiều người đang chật vật, khổ sở tìm cách chữa bệnh tiểu đườngnên hôm nay em muốn chia sẻ về bài thuốc này, mong giúp ích được cho mọi người.”
Đây là lời mở đầu cho bài đăng được chia sẻ trên khá nhiều hội, nhóm, diễn đàn về câu chuyện “người thật việc thật”, “nhân chứng sống” về việc điều trị “khỏi hoàn toàn” tiểu đường mà không cần dùng thuốc, đi kèm với đó là chia sẻ về nhiều bài thuốc “trị tiểu đường” khác được mách bảo, chia sẻ với tính xác thực chưa được kiểm chứng nhưng được sự hưởng ứng không nhỏ từ người dùng mạng xã hội.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường gặp nhiều biến chứng nguy kịch khi tự ý sử dụng các sản phẩm được quảng cáo là có thể “trị khỏi hoàn toàn” đái tháo đường
Không chỉ phủ sóng trên các trang mạng, hội nhóm trên mạng xã hội, những bài thuốc “trị hết bệnh” được chia sẻ để giúp người, giúp đời cũng xuất hiện tại nhiều địa phương khác nhau, nhất là các khu vực nông thôn, vùng xâu vùng xa. Theo chia sẻ của chị N.T.N, trong một lần đi xe buýt ở một tỉnh miền Tây, chị nhận được một người đưa cho tờ giấy có in bài thuốc về việc dùng lá dứa, lá bằng lăng… để nấu nước uống hằng ngày có thể trị khỏi bệnh tiểu đường, hay một bài thuốc khác thì được giới thiệu là có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ bằng việc sử dụng mướp hương nướng.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay- Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo – Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ: “Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng thì việc chia sẻ các bài thuốc trị bệnh rất phổ biến, thậm chí nhiều trường hợp phát những gói thuốc đã được chuẩn bị sẵn với nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, khi muốn sử dụng thuốc Đông y, dược liệu, thảo dược để điều trị thì nên đến gặp thầy thuốc, cơ sở y tế có chuyên môn được cấp phép để đảm bảo hiệu quả, an toàn và phù hợp với từng bệnh nhân. Còn những trường hợp chia sẻ theo dạng kinh nghiệm đôi khi có thể phù hợp với trường hợp của bệnh nhân này nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro có hại với những bệnh nhân khác”.
Nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường đã được chẩn đoán và điều trị nhưng tự ý bỏ thuốc. Khi vào cấp cứu với các biến chứng nặng nề như suy thận, suy gan, biến chứng tim mạch dẫn tới nguy cơ t.ử v.ong cao. Có bệnh nhân phải tiến hành lọc m.áu để phục hồi bởi nguy cơ biến chứng tăng đe dọa tới tính mạng.
Lời khuyên của thầy thuốc
– Người bệnh đái tháo đường cần đi khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, đái tháo đường. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra.
– Người bệnh cần tỉnh táo và trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn cũng như cho lời khuyên phù hợp, tránh dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép.
‘Đông y gia truyền mạng’ bắt bệnh qua điện thoại, bán thuốc không cần khám
Tình trạng thuốc Đông y quảng cáo tràn lan trên các kênh, mạng xã hội, rồi tự xưng thầy thuốc với danh nghĩa gia truyền 3 đời đang thực sự nhức nhối.
Thuốc chữa bệnh được rao bán nhan nhản trên Facebook, Youtube,…, “thầy thuốc mạng” nở rộ với các bài thuốc gia truyền, “bí truyền” đang là một mối nguy hại.
Bắt bệnh qua điện thoại
Chị N.T.N.C. (27 t.uổi, quận Bình Tân, TP.HCM) bị mụn trứng cá dày và nặng ở mặt nhiều năm nay. Sau nhiều lần chữa ở các phòng khám da liễu không đỡ, chị tìm đến đông y với hy vọng nhan sắc được cải thiện.
Qua quảng cáo trên một kênh Youtube, chị gọi vào số điện thoại trên màn hình, sau khi nói trình trạng bệnh, chị được “thầy thuốc mạng” tư vấn nhiệt tình là phương thuốc gia truyền, đưa ra giá và vài ngày sau chị nhận được thuốc là một gói lá cây khô mà không cần khám bệnh.
“Người bán nói nguyên liệu thuốc là lá cây giúp mát gan, tiêu mụn nhọt, không độc hại, hợp thì nhanh khỏi. Vì lá cây khô nên tôi nghĩ chắc không sao, sau một tuần sử dụng, mụn mọc dữ dội hơn, đỏ lên khắp mặt, cả người cũng bị, tôi phải ngưng ngay và đi bệnh viện khám” , C. chia sẻ.
Quảng cáo chữa viêm xoang trên mạng.
Trong vai một người bệnh viêm xoang cấp tính một năm, PV gọi đến số điện thoại của quảng cáo (ảnh trên) và được nhân viên tư vấn cụ thể sau khi nói tình trạng bệnh.
Người tư vấn nói tên là D., giới thiệu liệu trình thuốc đông y nhưng luôn nhấn mạnh ứng dụng công nghệ Nhật Bản, khuyên PV uống một liệu trình 1.300.000 đồng. Người này còn khuyên không nên dùng thuốc Tây, vì thuốc Tây toàn kháng sinh chỉ có tác dụng chữa cầm chừng chứ không khỏi bệnh.
Khi PV hỏi có cần khám bệnh không, D. liền trả lời rằng, qua nói chuyện là nắm được tình trạng bệnh không cần khám, và liên tục khuyên PV sử dụng thử liệu trình thuốc là khỏi.
” Thuốc đông y nhưng nhờ ứng dụng công nghệ Nhật Bản, viên sủi có kích thước nano siêu vi nên dễ dàng hòa tan trong nước, liệu trình đa tác động. Với tình trạng viêm xoang 1 năm hoàn toàn điều trị dứt điểm được. Chị có thể dùng liệu trình cơ bản bên nhà thuốc, trong vòng 25 ngày với giá 1.300.000 đồng. Uống thử và cảm nhận chứ tôi là biết ngay chị ạ.
Khi nhận thuốc được kiểm tra đầy đủ thông tin, giấy tờ, chị gọi lại để tôi hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng. Nãy giờ tôi hỏi tình trạng bệnh, tôi ghi hết vào hồ sơ, không cần khám… Tôi phải hỏi tình trạng bệnh thế nào, tôi mới dám hỗ trợ cho bà con, hãy cứ yên tâm mà điều trị. Hãy uống liệu trình cơ bản đi thì sang liệu trình cao cấp…” , D. nhiệt tình tư vấn.
Thuốc vài chục nghìn nhưng bán t.iền triệu
Theo y sĩ Nguyễn Trí Thức, Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Thiên Long, đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5, TP.HCM) – phòng khám được cấp phép hoạt động 23 năm ở TP.HCM, cơ sở kinh doanh thuốc đông y trước tiên phải có giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Các lương y, y sĩ, bác sĩ… của cơ sở đó phải có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp theo quy định của pháp luật mới có thể bán thuốc và chữa bệnh.
Bên cạnh đó, thuốc cũng phải có chứng từ, hóa đơn, nguồn gốc rõ ràng chứ không thể cứ tin vào gia truyền, “bí truyền” là được.
Y sĩ Nguyễn Trí Thức hướng dẫn người bệnh dùng thuốc. (Ảnh: Mai Thúy)
Qua mạng, người bệnh khó có thể kiểm chứng những giấy tờ trên, rất dễ bị lừa. Hơn nữa chữa bệnh thì phải khám bệnh, bắt mạch để biết tình trạng bệnh rồi mới kê đơn, bốc thuốc chứ không thể qua nói miệng mà khỏi.
Cũng theo y sĩ Thức, phải người có chuyên môn mới biết lá, vỏ cây hay hoa quả khô là thuốc đông y hay không và có công dụng thế nào. Còn người bệnh thông thường nếu không có kiến thức mà mua qua mạng rất dễ bị lừa.
” Thuốc đông y bán qua mạng đôi khi là loại quả khô hay lá khô, không độc cũng không có tác dụng chữa bệnh, người bệnh khó mà biết được. Nhiều khi 10 vị thì hết 9 là giả người bệnh cũng không biết. Hơn nữa qua mạng nhận hàng thanh toán thì khó mà kiểm chứng nguồn gốc.
Trong quá trình bốc thuốc chữa bệnh, tôi gặp không ít người cầm gói thuốc đến hỏi, thuốc đó chỗ tôi bán chỉ có mấy chục ngàn một thang nhưng khách mua tới 400-500 trăm ngàn, thậm chí vài triệu trên mạng với danh nghĩa thuốc “đặc trị”, “độc quyền”” , anh Thức cho biết.
Theo PGS TS BS Nguyễn Thị Bay, nguyên Trưởng Bộ môn Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP.HCM, từ các nghiên cứu khoa học, điểm mạnh của đông y là điều chỉnh các rối loạn chức năng, hỗ trợ điều trị một cách tích cực các bệnh mãn tính, các bệnh khó và bổ dưỡng cơ thể.
Việc ứng dụng các phương pháp điều trị của đông y mang tính toàn diện, giúp cơ thể tự cân bằng. Như trong các bệnh mãn tính có suy giảm các chức năng, đông y sẽ giúp cơ thể “phù chính” (nâng sức kháng bệnh, bổ), đủ sức để “khu tà” (đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh).
Trong điều trị đông y, mỗi người bệnh có một cơ địa khác nhau, mạch lý và các triệu chứng biểu hiện khác nhau sẽ sử dụng một bài thuốc khác so với người cùng được chẩn đoán một bệnh.
Tuy nhiên, đông y không phải là “thần dược”, người bệnh không nên chữa bệnh thông qua quảng cáo, qua truyền miệng.
“Khi có bệnh, người bệnh cần đi khám bệnh, bác sĩ sẽ quyết định nên chữa trị như thế nào, dùng phương pháp gì (Đông y hoặc Tây y), là con đường ngắn nhất giúp phục hồi sức khoẻ, không nên tin qua truyền miệng, qua quảng cáo mà không có cơ sở, tức không qua nghiên cứu, không qua kiểm định và cho phép của Bộ Y tế”, BS Bay nói.