Công dụng chữa bệnh của đất sét vàng

Táo tâm thổ, phục long can là vị thuốc từ đất sét vàng ( hoàng thổ) đem gia nhiệt, nghĩa là đốt nhiều lần như đun bếp nên có tên là táo tâm hoàng thổ.

Làm sạch tạp chất, đẽo thành cục nhỏ. Khi dùng khuấy cho tan trong nước, lắng, lọc, loại bỏ tạp chất, lấy dịch trong cho vào thuốc sắc.

Theo Đông y, táo tâm thổ vị nhạt, tính ấm, quy kinh tỳ, vị có tác dụng ôn trung, sáp trường, cầm nôn, chỉ huyết. Điều trị các chứng nôn mửa, phiên vị (ăn vào nôn ra), các chứng thổ huyết, đổ m.áu cam, đại tiểu tiện ra m.áu, phụ nữ băng huyết, xích đới, bạch đới. Liều dùng từ 12- 40g. Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Trường hợp có thai 2-3 tháng nôn ra đờm dãi hoặc bọt dính, hung cách đầy tức, hoa mắt chóng mặt, khát nước, mặt đỏ bừng, ưa uống nước lạnh do hàn, nhiệt lẫn lộn, trung hư khí nghịch.

cong dung chua benh cua dat set vang 79d 5702399

Một số vị thuốc trong bài thuốc Hoàng thổ thang.

Phep tri: thanh vị, ấm tỳ, trấn nghịch, cầm nôn, hóa thấp, trừ đàm.

Dung bai Củng thị nhâm thần chỉ thổ phương gôm: táo tâm thổ 40g, sa sâm 15g, phục linh 12g, can khương 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo 4g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, trần bì 12g, sinh khương 10g, hoàng liên 4g. Săc uông.

Nếu mới thụ thai nôn mửa, không ăn được, nôn ra nước trong, vị quản trướng hoặc đau âm ỉ, ưa ăn đồ nóng, nằm co, chân tay lạnh, mặt nhợt, cảm giác ớn lạnh do vị hàn gây nên.

Phép trị: ấm vị, trừ hàn, chống nôn.

Dung bài Dương thị ố trở phương: táo tâm thổ 30g, trần bì 15g, đại táo 10 quả, sinh khương 30g, trúc nhự 15g, Sắc uống.

Trường hợp thể trạng yếu, đầu choáng, hôi hộp, tâm tính ủy mị, do vị hàn kiêm thêm chứng hư.

Dùng bai Ngô thị sinh khương kê nhục thang: táo tâm thổ 60g, sinh khương 60g, gà non 1 con. Cách chế: làm thịt gà, bỏ ruột cho sinh khương vào bụng gà, đặt vào nồi đất, dùng dịch lọc Táo tâm thổ pha thêm chút muối, đậy kín, nấu chín, ăn cả gà lẫn nước, ngày 1 lần hoặc cách ngày.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nôn ra nước chua hoặc nước đắng, ngực cồn cào, khó chịu, miệng đắng, ợ hơi do đàm nhiệt nung nấu bên trong, can, vị bất hòa.

Phep tri: tả can, hòa vị, hóa đàm, thanh nhiệt, giáng nghịch, cầm nôn.

Dùng bài Gia vị ôn đởm thang: táo tâm thổ 24g, trần bì 6g, chỉ xác 6g, hoắc hương 4g, ban hạ 10g, hoàng liên 6g, tô ngạnh 10g, trúc nhự 8g, phục linh 12g, sa nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Chữa nôn ra m.áu, ra m.áu cam, đại tiện có m.áu, phụ nữ rong kinh, băng huyết do tỳ khí hư hàn.

Phep tri: ôn dương, kiện tỳ, dưỡng huyết, cầm m.áu.

Dung bài Hoàng thổ thang: táo tâm thổ 24 g, hắc phụ tử 12g, hoàng cầm 12g, trích thảo 12g, bạch truật 16g, a giao 16g, sinh địa hoàng 16g. Sắc uống.

Vị thuốc quý từ hoa quả (1): Quả nhót không chỉ là gia vị nấu canh mà còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải

Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và còn giúp trị nhiều bệnh hay gặp phải dưới đây.

Hiện nay đang là mùa nhót. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ quả nhót là món ăn vặt với vị chua chua, ngọt ngọt chấm với muối ớt. Thế nhưng, loại quả chỉ cần nhắc đến cũng khiến nhiều người ứa nước miếng này còn là gia vị nấu canh và là vị thuốc quý từ hoa quả giúp trị nhiều bệnh.

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cây nhót được trồng phổ biến ở nước ta không chỉ lấy quả ăn mà các bộ phận của cây như quả, rễ, lá… đều được dùng như một vị thuốc trong Đông y. Mọi người có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Với tính vị chua, chát, tính bình. Nhót chủ trị ỉ.a c.hảy, tả lỵ mạn tính; hen suyễn, khạc nhổ ra m.áu; thổ huyết và đau họng, khó nuốt. Liều dùng: quả 5-7 quả/ngày; lá khô là 30g/ngày; rễ nhót là 40g/ngày.

vi thuoc quy tu hoa qua 1 qua nhot khong chi la gia vi nau canh ma con giup tri nhieu benh hay gap phai 1f4 5664966

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ thêm một số món ăn, thức uống, bài thuốc được sử dụng từ nhót như:

* 1. Nấu canh giấm ăn: Dùng quả nhót tùy theo liều lượng dùng của gia đình để nấu

* Chữa ỉ.a c.hảy: Dùng quả nhót xanh 10 quả, rễ nhót 40g, rễ mơ lông 20g… sắc uống 1 thang mỗi ngày chia làm 3 lần.

* Chữa kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả; lá khổ sâm 10 g, lá mơ lông 25g sắc uống1 thang /ngày, chia 03 lần. Lưu ý uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.

* Chữa ho: Quả nhót xanh 10 quả, quả quất 10 quả, trần bì 10 sắc uống 1 thang/ ngày chia làm 3 lần.

* Chữa ho, hen, khó thở: Quả nhót 6 – 12g sắc uống hoặc tán bột pha nước uống trong ngày.

* Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra m.áu: Lá nhót khô 30g, lá bồng bồng 5 lá sắc uống.

* Chữa thổ huyết và đau họng, khó nuốt: Rễ cây nhót 30 g sắc uống

* Chữa hen phế quản: Quả nhót 10, tỳ bà diệp 06, cúc bách nhật 06. Sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục 5- 7 ngày.

Mặc dù quả nhót có nhiều tác dụng nhưng chuyên gia lưu ý mọi người khi ăn cần chú ý do nhót có vị chua, chát. Mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh, mọi người cũng không nên ăn nhiều trái cây có vị chua chát như xoài, nhót…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *