Tìm hiểu về virus gây bệnh quai bị và khả năng lây lan bệnh

Họ virus Paramyxoviridae là một nhóm tác nhân khác nhau, có thể gây ra nhiều bệnh. Trong đó, quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị là Mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae này.

tim hieu ve virus gay benh quai bi va kha nang lay lan benh 385 5702384

1. Virus gây bệnh quai bị

Các virus này có hình thể và cấu trúc rất gần gũi với họ Orthomyxoviridae. Virus gây bệnh quai bị có những tính chất khác biệt, nhất là tính vững bền của các kháng nguyên.

Trong họ virus Paramyxoviridae được chia nhỏ thành 3 giống: Trong đó Pneumovirus là virus hợp bào đường hô hấp, Morbillivirus là virus sởi, còn Paramyxovirus là virus cúm và virus quai bị.

Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae chính là nguyên nhân gây bệnh gây quai bị. Loại virus này rất nguy hiểm, có khả năng lây lan thành dịch nhanh chóng vì nó tồn tại được ở bên ngoài cơ thể trong khoảng 30, thậm chí đến 60 ngày ở mức nhiệt độ dao động từ 15 đến 200 độ C. Nó chỉ bị t.iêu d.iệt hoàn toàn trong hóa chất diệt khuẩn nhiệt độ> 560 độ C.

Virus quai bị có kích thước nhỏ và hình thể đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những con virus nhìn thẳng như sợi chỉ, biên độ thay đổi lớn từ 85 đến 340nm.

tim hieu ve virus gay benh quai bi va kha nang lay lan benh b5d 5702384

Mumps virus là tác nhân gây ra bệnh quai bị – Ảnh Internet

Virus quai bị có 3 loại kháng nguyên: Nucleoprotei là kháng nguyên S. Kháng nguyên ngưng kết Neuraminidaza và hồng cầu, được tạo ra từ vỏ bọc. Đó là kháng nguyên V. Và cuối cùng là kháng nguyên dị ứng.

Theo các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, virus này đã ngưng kết được hồng cầu của chuột lang, và gà… Virus quai bị nhân lên tốt trên phôi gà. Nó hấp thu được hồng cầu trên các tế bào bị xâm nhiễm trong khoang nước ối của phôi gà bị xâm nhiễm.

Virus quai bị phát triển và nhân lên ở đường hô hấp trên, vì thế, cách thức để lây truyền bệnh từ người sang người khác chính là thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh.

2. Khả năng lây lan của virus quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus gây nên, virus này dễ lây từ người nọ sang người kia và rất có khả năng bùng dịch vào mùa lạnh, thời tiết lý tưởng để chúng sinh sôi.

Người nhiễm virus này có Khả năng gây bệnh cho người khác. Bệnh nhân quai bị phải kiêng tiếp xúc trực tiếp với người khác từ khi nghi ngờ mắc bệnh đến ngày thứ 5 sau khi khởi phát triệu chứng. Nguy cơ lây lan virus càng tăng cao nếu người thường, lành tính tiếp xúc càng lâu và càng gần với người bị quai bị. Thời gian lây nhiễm cao nhất là từ 2 đến 5 ngày sau khi khởi phát viêm tình trạng viêm tuyến mang tai.

tim hieu ve virus gay benh quai bi va kha nang lay lan benh e30 5702384

Bệnh nhân quai bị nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người bình thường – Ảnh Internet

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái phát quai bị sau khi đã khỏi nếu virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán virus quai bị

Tất cả các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán virus gây bệnh quai bị là RT-PCR và nuôi cấy virus. Các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm quai bị bằng cách Test huyết thanh IgM.

Ngoài ra, tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân và thời gian thu thập mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng để phân tích kết quả xét nghiệm. Mặt khác, kết quả xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng đã nhiễm virus quai bị (trường hợp này còn gọi là âm tính giả).

4. Virus vẫn có thể gây bệnh quai bị ở người đã tiêm chủng vaccine

Tiêm phòng vaccine quai bị không thể miễn nhiễm hoàn toàn với căn bệnh này. Nhiều bệnh nhân quai bị đã từng tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin phòng ngừa những cuối cùng vẫn bị quai bị do bị lây truyền virus khi tiếp xúc với người bệnh.

Tuy nhiên, khi họ vẫn mắc bệnh như vậy, không đồng nghĩa với việc vaccine không hiệu quả. Vì mức độ hiệu quả này được đ.ánh giá khi so sánh tỷ lệ tấn công và gây bệnh của virus ở người người chưa được tiêm so với những người chưa được tiêm vaccine.

Và trên thực tế, những người chưa được tiêm phòng vẫn có tỷ lệ mắc bệnh quai bị hơn nhiều lần so với những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng hơn ở những người đã được tiêm chủng

Quai bị ở người lớn: Triệu chứng, phòng ngừa và cách chăm sóc khi mắc bệnh

Quai bị là căn bệnh khá phổ biến ở t.rẻ e.m nhưng trên thực tế người trưởng thành cũng có thể mắc căn bệnh này. Cùng tìm hiểu triệu chứng, phòng ngừa và cách chăm sóc bệnh quai bị ở người lớn qua bài viết dưới đây.

quai bi o nguoi lon trieu chung phong ngua va cach cham soc khi mac benh add 5699608

Tương tự như quai bị ở t.rẻ e.m, quai bị ở người lớn cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đặc biệt, quai bị được biết là bệnh dễ mắc ở t.rẻ e.m, tuy nhiên quai bị vẫn có nguy cơ xảy ra ở người lớn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nếu gặp phải tình trạng mắc quai bị ở người lớn xảy ra.

1. Triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn

Khi nhiễm virus, quai bị ở người lớn có những triệu chứng sau:

– Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, đau nhức cơ.

– Sốt cao, nhức đầu, đau tai hoặc đau hàm.

– Sau khi sốt từ 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, má phồng lên, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên. Điều này khiến cho khuôn mặt của người bệnh bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt.

– Cảm giác chán ăn, đau khi người bệnh nhai hoặc nuốt thức ăn.

– Nam giới khi bị quai bị sẽ bị đau ở một hoặc hai bên t.inh h.oàn.

quai bi o nguoi lon trieu chung phong ngua va cach cham soc khi mac benh fa0 5699608

Đau khi nuốt thức ăn là một trong những triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn – Ảnh Internet.

2. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn

Một trong những cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn tốt nhất, hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng ngừa bệnh quai bị MMR để giúp miễn dịch với bệnh quai bị, sởi và rubella.

Khi tiêm vắc xin MMR, cần lưu ý rằng vắc xin này không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang có kế hoạch mang thai trong 1-2 tháng tiếp theo kể từ ngày tiêm. Ngoài ra, những đối tượng sinh trước năm 1957 có thể đã tiếp xúc với virus quai bị và có thể cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh. Tuy nhiên, để biết chính xác nhất, bạn vẫn cần tiến hành xét nghiệm để xem mình đã có kháng thể quai bị hay chưa.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn tiếp theo chính là chủ động ngăn chặn sự lây lan của virus quai bị. Theo các nghiên cứu, virus quai bị có khả năng lây lan mạnh trong vòng 6 ngày sau khi cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh. Vì thế, trong thời gian này, những người mắc bệnh quai bị cần phải được cách ly để không lây lan bệnh ra cộng đồng.

Ngoài ra, để phòng ngừa sự lây lan của bệnh quai bị, bệnh nhân khi ho hoặc hắt hơi phải dùng tay che miệng hoặc đeo khẩu trang. Sau đó, người bệnh phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Khi trong gia đình có thành viên mắc quai bị cần sát khuẩn các vật dụng trong nhà một cách thường xuyên.

Đọc thêm bài viết: Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị không phải ai cũng biết.

quai bi o nguoi lon trieu chung phong ngua va cach cham soc khi mac benh 25c 5699608

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đối với người bệnh là một trong những cách phòng ngừa sự lây lan bệnh quai bị – Ảnh Internet.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh quai bị ở người lớn

Hiện nay , bệnh quai bị ở người lớn cũng như t.rẻ e.m chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Theo đó, đối với bệnh quai bị ở người lớn, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Bệnh quai bị thường khỏi trong vòng từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, dù điều trị tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Cụ thể, khi bệnh nhân mắc quai bị là người lớn, cần chăm sóc như sau:

– Uống thuốc đúng cữ, đúng liều để nhanh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

– Hạn chế vận động tối đa.

– Nghỉ ngơi trên giường cho đến khi hết sốt để hạn chế vi khuẩn phát tán, lây lan trong không gian sống của gia đình.

– Người bệnh cần được cách ly hoặc giữ khoảng cách an toàn với các thành viên khác trong gia đình để ngăn chặn sự lây lan virus quai bị.

– Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần thực hiện chế độ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, bổ sung đa dạng các loại rau xanh. Tuyệt đối tránh những thực phẩm có vị chua, cay, nóng.

– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân mắc quai bị.

– Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng có tính sát khuẩn cao.

– Không được tùy tiện dụng các loại thuốc bôi, thuốc đắp thảo dược lên vùng tổn thương để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *