Đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 70 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại 28 quận, huyện, thị xã.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn TP đã ghi nhận 70 trường hợp mắc TCM tại 28 quận, huyện, thị xã. Số mắc có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, theo nhận định, dịch bệnh này có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới và bệnh chủ yếu gặp ở lứa t.uổi nhỏ (dưới 5 t.uổi).
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh TCM, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không đế xảy ra t.ử v.ong, thực hiện Công văn số 2527/BYT-DP ngày 06/4/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh TCM, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai các nội dung sau:
Ảnh minh họa.
CDC Hà Nội tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch TCM cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; lưu ý các biện pháp phòng, chống cũng như vệ sinh khử khuẩn tại các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ…
Giám sát chặt tình hình dịch tại các cơ sở y tế được phân công đồng thời thường xuyên tống hợp báo cáo từ các đơn vị trong ngành đế kịp thời báo cáo và tham mưu cho Sở Y tế trong việc chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch.
Phối hợp với các báo, đài đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng, chống TCM như: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện việc triển khai phòng chống dịch; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch TCM trong trường học.
Đảm bảo cung ứng đầy đủ cloramin B và trang thiết bị cần thiết cho xử lý dịch.
Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã triển khai các biện pháp phòng chống bệnh TCM trong trường học.
Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch TCM cho các trạm y tế; yêu cầu các trạm hướng dẫn các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ.. . trên địa bàn xã, phường, thị trấn biết và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh TCM, đặc biệt là công tác vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục.
Tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và các cơ sở y tế được phân công giám sát; tổ chức cách ly và xử lý dịch kịp thời không để dịch lây lan.
Tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ để phòng chống bệnh TCM.
Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế về các phác đồ cấp cứu và điều trị TCM. Tổ chức tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện nhằm hạn chế thấp nhất t.ử v.ong.
Phối hợp chặt chẽ với CDC Hà Nội và Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc bệnh dịch để chủ động giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng.
Bé 6 tháng t.uổi nguy kịch vì tay chân miệng, bác sĩ nói gì?
Mùa cao điểm bệnh tay chân miệng, bác sĩ cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cha mẹ không thể không biết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo cha mẹ lưu ý biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Hoà Bình)
Đang vào mùa cao điểm lây lan, hoành hành của dịch bệnh tay chân miệng, thông tin từ các bác sĩ tại BV Nhi Đồng TP.HCM cho hay, BV đang điều trị khoảng 40 bệnh nhi nhiều cấp độ khác nhau của bệnh tay chân miệng. Trong đó, đặc biệt nguy kịch là trường hợp của b.é g.ái 6 tháng t.uổi chuyển viện đến từ tỉnh Đồng Tháp.
Trường hợp b.é g.ái tên T.V.M.N (Đồng Tháp) gia đình cho hay trước đó bé đã bị bệnh trong khoảng 4 ngày, biểu hiện của bé là sốt và ói liên tục. B.é g.ái này chỉ xuất hiện một nốt hồng ban nhỏ trên chân. Bố mẹ bé cũng cho con đi khám khắp nơi không ra bệnh nên cho bé chuyển tuyến lên nhập viện vào BV Nhi Đồng TP.HCM.
Bác sĩ tại đây cho hay, lúc này, bệnh đã trở nặng nhanh một cách choáng ngợp, mạch đ.ập nhanh dồn dập trên 200 lần mỗi phút, bé bứt rứt lơ mơ, các bác sĩ phát hiện nốt hồng ban nhỏ đơn độc tại ngón chân trẻ. Lúc này, mẹ của bé cũng hốt hoảng nhớ lại bé có giật mình khi ngủ và yếu hai chân, nhanh chóng nghĩ ngay tay chân miệng độ nặng nhất.
Các bác sĩ khẩn trương đặt ống thở hỗ trợ thở máy, bé đã có dấu hiệu trào bọt hồng, huyết áp cao và phù phổi, chủ động xét nghiệm dịch phết họng và phết trực tràng của trẻ ra tác nhân Virus EV71, một chủng dễ chuyển nặng và gây viêm não của bệnh tay chân miệng.
BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc (BV Nhi đồng TP.HCM) đã huy động ekip trực nhanh chóng sử dụng huyết thanh miễn dịch tiêm mạch, khẩn trương thiết lập đường truyền trung tâm, tiến hành lọc m.áu khẩn trong ngày, lọc bớt độc chất và giảm gánh cho quả tim cũng đang tổn thương dần vì đ.ập quá nhanh..
B.é g.ái 6 tháng t.uổi chỉ có một nốt hồng duy nhất trên chân
Rất may sau khi áp dụng các biện pháp tích cực, chỉ sau hai ngày, bệnh nhi đáp ứng tuyệt vời, mạch giảm còn 140 lần mỗi phút, men tim hồi phục, tỉnh táo dần. BS cho biết bệnh nhi sẽ được theo dõi sát tiến trình hồi phục những ngày sắp tới.
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ – Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hiện nay đang là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. BS cho hay chỉ riêng tại Khoa Nhiễm của BV này đã có hơn 40 bệnh nhi bị tay chân miệng các cấp độ.
Trao đổi thêm về mùa cao điểm tay chân miệng, BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khẳng định “trận chiến” với trẻ bị tay chân miệng ở các tỉnh phía nam đã bắt đầu từ cuối tháng 3, bây giờ đang là thời gian cao điểm lây lan bùng phát của dịch bệnh này.
BS Trương Hữu Khanh cảnh báo các cha mẹ cần biết tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 t.uổi, càng nhỏ càng dễ nặng, đa số sẽ tự khỏi trong 7- 10 ngày nhưng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
BS khẳng định phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi, trẻ bệnh được chăm sóc và theo dõi sát, hạn chế những rủi ro có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và điều trị quá trễ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo mạnh mẽ về những biểu hiện đặc trưng của bệnh là các tổn thương như hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị loét miệng, nhiều nhất là vùng hầu họng, ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, số lượng vết loét thay đổi từ 1 đến vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm.
Bệnh nhi T.V.M.N (Đồng Tháp) đang được điều trị tại BV Nhi đồng TP.HCM (Ảnh: BVCC)
“Trẻ bị tay chân miệng bị sốt từ hơn 39 độ, đặc biệt, lúc ngủ trẻ có thêm biểu hiện giật mình chới với tay quơ quơ, giật mình, cha mẹ cần nhớ biểu hiện này cho thấy virus đã gây tổn thương thần kinh, nên phải cho trẻ đi viện cấp cứu khẩn cấp” – BS Trương Hữu Khanh cảnh báo.
Bác sĩ lưu ý, trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần vì chủng virus gây bệnh không chỉ có vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột. Vì vậy cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Tay chân miệng hiện vẫn chưa có vaccine để tiêm phòng nên bác sĩ khẳng định rất cần phòng bệnh cá nhân như mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ. Bác sĩ khuyên cha mẹ nên rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà, lau sàn bằng nước xà bông.