Vai trò của vitamin và khoáng chất với cơ thể

Vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Vitamin và khoáng chất cho người trưởng thành, t.rẻ e.m hay người già đều rất quan trọng.

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

vai tro cua vitamin va khoang chat voi co the 928 5703061

Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

Chức năng của vitamin trong cơ thể

Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.

Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.

Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân n.hiễm t.rùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.

Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể

Vitamin A: giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Vitamin C: làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

Vitamin D: cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng…

Vitamin E: liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào m.áu.

Vitamin K: là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông m.áu. Thiếu vitamin K khiến m.áu bị khó đông, các vết thương sẽ bị ra m.áu liên tục.

Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin

Thành phần thức ăn không đầy đủ.

Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.

Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị t.iêu d.iệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.

Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa t.uổi hay theo nhu cầu của cơ thể.

Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,…

Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể

Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, không gây hiện tượng tích lũy.

Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.

Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

Loại thực phẩm nào ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư?

Nhà dinh dưỡng học và bác sĩ Cynthia Sass mới đây đã gọi bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất, giúp làm chậm quá trình lão hóa và chống lại một số bệnh nguy hiểm.

Theo đó, nhà dinh dưỡng học lưu ý rằng bông cải xanh rất giàu chất dinh dưỡng. Một bát thức ăn nấu chín chứa gần 250% giá trị hàng ngày của vitamin K, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông m.áu và sức khỏe của xương; 135% giá trị hàng ngày của vitamin C và hơn 50% crôm – một khoáng chất điều chỉnh lượng đường trong m.áu.

loai thuc pham nao ngan ngua su hinh thanh cac te bao ung thu 7b0 5690466

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. (Ảnh: RIA)

Bông cải xanh cũng chứa các yếu tố chống ung thư giúp vô hiệu hóa các chất gây ung thư và kích thích hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự hình thành và lây lan của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, theo bà Sass, chuyên gia dinh dưỡng của trang mạng Health, bông cải xanh được đ.ánh giá cao nhờ hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tiêu hóa và nuôi dưỡng đường ruột với các vi khuẩn có lợi. Sản phẩm còn có tác dụng hữu ích đối với hoạt động của hệ tim mạch, đặc biệt làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ bằng cách ngăn ngừa các động mạch bị tắc nghẽn.

Bà Sass nói thêm rằng, bông cải xanh cũng giúp tăng cường xương và chống lại chứng viêm bằng cách làm chậm quá trình lão hóa.

“Một lượng lớn chất chống oxy hóa đồng thời bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím. Lutein và zeaxanthin rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực”, Nhà dinh dưỡng học kết luận.

Bông cải xanh được chia làm ba loại chính gồm súp lơ xanh, bông cải mầm, súp lơ tím. Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Một trong những lợi ích lớn nhất mà bông cải xanh mang lại chính là hàm lượng các chất thiết yếu cao. Lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và một số hợp chất sinh học có trong bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen.

Bông cải xanh có thể ăn tươi (tái) hoặc nấu chính, cả hai cách sử dụng này đều có lợi cho sức khỏe nhưng có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Những phương pháp chế biến khác nhau như luộc, xào hoặc hấp có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của chúng, đặc biệt là vitamin C, protein và đường. Hấp chín là phương pháp giúp bảo tồn được các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Tuy nhiên, việc hấp chín hay ăn tươi đều cung cấp lượng vitamin C tốt cho cơ thể. Khoảng 78g bông cải xanh nấu chín sẽ cung cấp 84% nhu cầu năng lượng tối thiểu cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *