Thấy con xanh xao thiếu m.áu, đi khám mới biết cả nhà nhiễm loại vi khuẩn c.hết người

Thấy con trai luôn gày guộc, xanh xao, biếng ăn, bố mẹ cho đi khám mới biết niêm mạc dạ dày của bé bị vi khuẩn đục khoét suốt một thời gian dài.

Anh Nguyễn Hữu T. (45 t.uổi, Thanh Oai, Hà Nội) đưa con trai 8 t.uổi đến bệnh viện khám vì bé thường xuyên kêu đau bụng quanh rốn, da xanh nhợt nhạt. Anh T. cho biết ở nhà mẹ cháu nghĩ con bị giun nên thường xuyên tẩy giun nhưng không hết.

Bé luôn gày guộc, xanh xao, biếng ăn. Cả nhà sốt ruột chăm sóc bé nhiều hơn nhưng tình trạng không cải thiện.

Khi cho bé đến bệnh viện khám, bác sĩ khoa nội chuyển sang khoa tiêu hóa. Bé được nội soi tiêu hóa, kết quả có ổ loét dạ dày kèm xuất huyết và dương tính với vi khuẩn HP. Bé được nhập viện điều trị. Bác sĩ khuyên gia đình anh T. đến tầm soát vi khuẩn HP.

Theo kết quả xét nghiệm, 5 thành viên nhà anh T đều dương tính với vi khuẩn HP, trong đó vợ anh T. bị loét dạ dày, bé út 2 t.uổi cũng có vi khuẩn này.

Vợ chồng anh T. vô cùng lo lắng, nhất là khi nghe thông tin vi khuẩn này có thể gây bệnh ung thư dạ dày.

Tại Viện Nghiên cứu Đào tạo Tiêu hóa và Gan mật Việt Nam, các chuyên gia cảnh báo họ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp như gia đình anh T. khi cả nhà đều mắc thứ vi khuẩn c.hết người.

thay con xanh xao thieu mau di kham moi biet ca nha nhiem loai vi khuan chet nguoi 82f 5700301

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

PGS TS BS Bui Huu Hoang, Truong khoa Tieu hóa – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày cả ở người lớn và t.rẻ e.m.

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh.

Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung… Chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm HP rất cao, trên thế giới có hơn 50% dân số nhiễm vi khuẩn này.

Tai Viet Nam, tinh trang nhiem vi khuan H.P đang o muc bao đong đo, với 70% dân số.

Vi khuẩn này có trong cơ thể của mọi người từ lâu nhưng trước kia chúng ta không nhận biết được nó vì dạ dày là nơi chứa axit nồng độ cao. Với nồng độ axit mạnh như vậy thì không sinh vật nào tồn tại được. Tuy nhiên, PGS Hoàng cho biết qua một số nghiên cứu bệnh lý dạ dày, các bác sỹ phát hiện trong niêm mạc dạ dày có vi khuẩn HP và vi khuẩn này tiết ra men để tạo ra chất có tính kiềm, giúp nó sống được ở môi trường axit đậm đặc trong dạ dày.

Vi khuẩn này tồn tại ở lớp nhày của dạ dày và nó gây ra viêm loét dạ dày. Khoa học đã chứng mình vi khuẩn này không chỉ gây viêm dạ dày mà còn âm thầm gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Ngoài ra, HP cũng gây ra tình trạng xuất huyết dưới da, thiếu chất sắt khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu m.áu thường xuyên, dẫn tới cơ thể gày yếu, xanh xao.

Khi điều trị bệnh nhân nhiễm HP, bác sĩ thường khuyến cáo tầm soát cả những người sinh hoạt chung để tránh lây lan nhau.

Khi nhiễm vi khuẩn này, nhiều người rất lo sợ nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, PGS Hoàng cho biết không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư. Nguy cơ mắc bệnh còn tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó vi khuẩn có độc tính mạnh tiết ra độc tố kích thích gây ung thư, cơ địa từng người hoặc chế độ ăn uống…

Những thói quen hàng ngày cha mẹ làm khiến con dễ viêm loét dạ dày, cần nhanh chóng loại bỏ nếu không muốn con ung thư

Nhiều trẻ bị viêm loét dạ dày ngay từ khi còn nhỏ từ chính thói quen cha mẹ vẫn làm hàng ngày mà không biết. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, trẻ ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy cơ mắc ung thư ở t.uổi lớn hơn từ chính thói quen này.

Sửng sốt khi con viêm loét dạ dày, tá tràng

Hơn một tháng nay, thấy con thường xuyên kêu đau bụng quanh rốn kèm khó thở, gia đình đã đưa bé Đ.B.P, 9 t.uổi ở Ba Đình, Hà Nội vào viện khám. Nhận được kết luận con gái bị đau bụng là do viêm dạ dày – loét hành tá tràng, gia đình đã vô cùng sửng sốt. Không ai nghĩ rằng con còn nhỏ đã bị bệnh này.

Sau khi nội soi cho thấy, niêm mạc hang vị dạ dày của bệnh nhi bị phù nề, sung huyết rải rác có vài trợt nông; Tại hành tá tràng có vài ổ loét nhỏ kích thước từ 2-3mm đáy phủ giả mạc trắng; Test HP dương tính.

Một trường hợp khác b.é g.ái 12 t.uổi vào viện khám trong tình trạng nôn ra m.áu tươi ồ ạt. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm m.áu, soi dạ dày phát hiện một ổ loét lớn trong dạ dày của bệnh nhi đang ra m.áu. Theo chia sẻ của gia đình, trước đó, bệnh nhi thường xuyên đau bụng, vài đợt đi cầu có phân đen nhưng gia đình bỏ qua. Khi thấy con đau bụng nhiều, gia đình lại nghĩ con mình bị rối loạn tiêu hóa nên cho uống thuốc đau bụng. May mắn là bệnh nhi được cấp cứu kịp thời.

nhung thoi quen hang ngay cha me lam khien con de viem loet da day can nhanh chong loai bo neu khong muon con ung thu 178 5616912

Nhiều trẻ nhỏ cũng mắc bệnh lý viêm dạ dày, loét tá tràng. Ảnh minh họa

ThS.BS Dương Thị Thủy – Chuyên khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa Medlatec) cho biết, có rất nhiều gia đình đưa bệnh nhi đến khám không nghĩ con bị bệnh lý viêm dạ dày, loét tá tràng từ nhỏ nên chủ quan. Thường cha mẹ quy những cơn đau bụng ở trẻ cho những nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun… nhưng thực tế, khá nhiều trẻ gặp phải là do bệnh lý dạ dày, tá tràng.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm dạ dày, loét tá tràng chủ yếu do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đáng nói, vi khuẩn HP lại lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa. Những đ.ứa t.rẻ sẽ có nguy cơ lây cao khi trong gia đình người thân như cha mẹ bị nhiễm HP.

Mặt khác, những thói quen hàng ngày cha mẹ làm cũng khiến con dễ viêm loét dạ dày mà không nghĩ tới là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Nhiều cha mẹ cho con ăn quá no, quá đói hoặc cho ăn những thức ăn cay nóng, đồ chua nhiều… Đặc biệt, thói quen vừa cho con ăn vừa chơi máy tính, xem tivi hay nhảy múa hát ca trong bữa ăn… ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.

Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày – tá tràng vẫn có thói quen mớm cơm cho trẻ và dùng chung bát đũa, cốc… Và một tác nhân quan trọng khác là trẻ gặp quá nhiều căng thẳng, áp lực việc học tập… khiến trẻ stress, sợ hãi và từ đó góp phần dẫn tới bệnh lý dạ dày.

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nếu bệnh lý dạ dày, tá tràng không được phát hiện sớm và điều trị đúng sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Về lâu dài trở thành bệnh mãn tính, thậm chí tiến triển thành ung thư ở t.uổi lớn hơn.

Điều đáng nói, triệu chứng của bệnh lý dạ dày – thực quản ở trẻ không điển hình như ở người lớn nên chẩn đoán nhầm thành bệnh tiêu hóa thông thường. Nhiều trẻ không biết mô tả cơn đau nên nhiều bậc cha mẹ nhầm với các cơn đau do giun nên trì hoãn khám bệnh, đến khi thấy cơn đau không bớt mới đưa đi khám thì bệnh đã nghiêm trọng như loét sâu, xuất huyết…

BS Dương Thu Thủy cho hay, các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị bệnh lý dạ dày – thực quản là đau bụng vùng quanh rốn và đau lan tỏa, có thể kèm theo biểu hiện ợ hơi, ợ chua, nôn, hơi thở hôi. Trẻ có thể mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sụt cân, mất tập trung trong học tập. Những triệu chứng này có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là khi ăn các thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như chuối, ớt, tỏi…

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần thay đổi ngay những thói quen xấu không tốt ở trên. Khi thấy trẻ gặp biểu hiện đau bụng, khó chịu đường tiêu hóa, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay để chẩn đoán sớm nguyên nhân và điều trị cho trẻ. Nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ nên việc chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng không còn khó khăn như trước.

Khác với người lớn, nếu như trẻ đã được chẩn đoán loét tá tràng thì dù không tìm thấy vi khuẩn HP cũng cần phải điều trị. Trong trường hợp viêm dạ dày do HP rất dễ tái đi tái lại. Do đó, phác đồ điều trị bệnh lý dạ dày cho trẻ cần phải điều trị luôn cho những người thân khi trong gia đình có người viêm dạ dày do HP để loại trừ nguồn lây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *