Thanh niên 26 t.uổi thoát ‘lưỡi hái tử thần’ từ cõi c.hết trở về

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

thanh nien 26 tuoi thoat luoi hai tu than tu coi chet tro ve d12 5700675

Ngày 13-4, Bệnh viện E ( Hà Nội) cho biết nơi đây vừa cứu sống một bệnh nhân nguy kịch bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy.

Bệnh nhân là NAT (26 t.uổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) được Cấp cứu 115 chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện E trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Ngay khi tiếp nhận, bệnh viện kích hoạt báo động đỏ tập trung cấp cứu bệnh nhân. Bác sĩ Khoa Cấp cứu nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân, khôi phục nhịp tim nhưng bệnh nhân vẫn rơi vào tình trạng hôn mê sâu, phải sử dụng thuốc vận mạch liều cao để duy trì nhịp tim, huyết áp.

thanh nien 26 tuoi thoat luoi hai tu than tu coi chet tro ve c48 5700675
Bệnh nhân có hơn 1 tháng điều trị tại bệnh viện E để trở về cuộc sống bình thường. ẢNH: BVCC

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Trung tâm Tim mạch và Khoa Hồi sức tích cực – chống độc đã đưa ra phương án: vừa phải áp dụng các biện pháp hồi sức cứu sống vừa phải giảm tối đa để lại di chứng tổn thương não nặng nề cho bệnh nhân.

Sau khi tiến hành can thiệp các biện pháp hồi sức tích cực và quy trình 24 giờ hạ thân nhiệt chỉ huy, bệnh nhân đã ổn định hơn, có nhịp tự thở, đồng tử co nhỏ, có phản xạ rõ.

Sau ngày thứ 5 điều trị, bệnh nhân đã có các phản xạ cựa chân tay khi kích thích đau, huyết áp gần như ổn định. Sau ngày thứ 7, bệnh nhân đã mở mắt theo y lệnh.

Đến nay, sau hơn 1 tháng điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động, tự ăn uống và đi lại được.

Đáng chú ý, trong thời gian bệnh nhân hồi phục, các bác sĩ phát hiện tim bệnh nhân có các sóng tái khử cực (sóng J), nghi ngờ bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng tái khử cực sớm (ERS) – là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ. Để điều trị và dự phòng triệt để, bệnh nhân đã được các bác sĩ cấy thành công máy khử rung tự động phòng chống đột tử (ICD).

Theo BS CKII Vũ Hải Vinh – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện E, ngừng tim là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau. Dù cấp cứu thành công nhưng với những bệnh nhân bị ngừng tim ngoại viện thì tỉ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10%. Nhiều bệnh nhân sống sót có di chứng thần kinh nặng nề do sau ngừng tuần hoàn sẽ tổn thương não, tổn thương tim và các phản ứng viêm có hại khác…

Kỹ thuật hạ thân nhiệt mục tiêu là để cứu sống bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn, giúp kiểm soát thân nhiệt người bệnh ở mức 32-36 độ C trong vòng 24 giờ – 72 giờ sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công. Kỹ thuật này được nghiên cứu và đưa vào phác đồ cấp cứu ở nhiều nước trên thế giới giúp hạn chế các tổn thương tế bào não và cải thiện kết cục thần kinh.

“Thời gian vàng để tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt là trước 6 giờ. Nếu bệnh nhân đưa vào cấp cứu sau 6 giờ thì hiệu quả sẽ không như mong muốn” – ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên – Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc chia sẻ.

Ngừng tuần hoàn đột ngột suýt t.ử v.ong vì chủ quan với những cơn đau tức ngực

Mặc dù đã xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng chủ quan không điều trị nên nam bệnh nhân đã suýt t.ử v.ong do bị ngừng tuần hoàn đột ngột.

Các bác sĩ Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E) vừa sống thành công cho một bệnh nhân nam N.V.T (50 t.uổi, ở Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội) trong tình trạng nguy kịch do ngừng tuần hoàn đột ngột, mất ý thức, ngừng thở và đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong cao.

Cách đây 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau tức ngực nhưng ông không điều trị gì. Bệnh tiến triển ngày càng nặng, khi cơn đau tức ngực xuất hiện tần xuất nhiều hơn, dẫn đến khó thở.

Ngày 22/2/2021, bệnh nhân vào bệnh viện 74 khám trong tình trạng tức ngực, khó thở. Nhưng chỉ sau vài giờ, người bệnh đột ngột ngừng tuần hoàn, mất ý thức, ngừng thở. Bệnh nhân đã được các bác sĩ BV 74 cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống nội khí quản… và ngay lập tức chuyển cấp cứu lên Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E) để cấp cứu.

ngung tuan hoan dot ngot suyt tu vong vi chu quan voi nhung con dau tuc nguc a67 5621752

GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Thái Long – trưởng Khoa Khám bệnh và Cấp cứu tim mạch thì đầu cho biết, sau khi tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, thở qua bóp bóng nội khí quản, rối loạn nhịp tim, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đ.ánh giá, tình trạng bệnh lý tim của bệnh nhân hết sức nặng nề, nguy cơ t.ử v.ong cao.

Ngay lập tức, các bác sĩ của khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu đã tiến hành sốc điện chuyển nhịp, dùng các thuốc vận mạch, thở máy, kiểm soát các rối loạn nhịp nhưng tình trạng bệnh nhân quá nặng, nhất là bệnh nhân đã có ngừng tuần hoàn từ bệnh viện tuyến dưới.

Đứng trước ranh giới mong manh đó, các bác sĩ vẫn quyết tâm cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá. Sau khi tình trạng rối loạn nhịp tim có ổn định hơn người bệnh được đi chụp mạch vành ngay trong đêm hôm đó.

Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước gây nên tình trạng vùng cơ tim thiếu m.áu diện rộng, co bóp của tim giảm, ảnh hưởng huyết động dẫn đến hiện tượng sốc tim, đối mặt với nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

ThS.BS Phan Thảo Nguyên – Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn chia sẻ, đứng trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, nếu chậm trễ vài tích tắc có thể nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân. 24 giờ đêm ngày 22/2, các bác sĩ Khoa Nội tim mạch người lớn đã tiến hành đặt stent động mạch liên thất trước cho bệnh nhân.

Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được đưa trở về Khoa Gây mê Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao, toan chuyển hóa nặng, suy đa tạng, có nhiều cơn rối loạn nhịp tim.

Người bệnh được hồi sức một cách tích cực bằng thở máy, lọc m.áu liên tục, điều chỉnh vận mạch. Tình trạng sau giai đoạn sau nặng nề và diễn biến phức tạp, suy thận cấp, tổn thương phổi, tổn thương tim nặng nề. Bệnh nhân được chăm sóc cấp 1 – các điều dưỡng, bác sĩ phải “căng mình” chăm sóc bệnh nhân 24/24h…

Cuối cùng, nhờ sự quyết tâm của bác sĩ và sự tin tưởng của người nhà người bệnh, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Sau 7 ngày hồi sức tích cực, tình trạng sức khỏe đã ổn định rõ rệt. Bệnh nhân được bỏ bóng đối xung, không phải lọc m.áu liên tục và cuối cùng rút nội khí quản, tự thở được.

ngung tuan hoan dot ngot suyt tu vong vi chu quan voi nhung con dau tuc nguc bf4 5621752

Bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn nhờ sự cứu chữa tận tình của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện E.

GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, việc cứu sống bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp có biến chứng ngừng tim, ngừng tuần hoàn được chuyển từ tuyến dưới lên nhờ chấn đoán, cấp cứu nhanh, kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn, can thiệp mạch vành kịp thời; hỗ trợ tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) do tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim, lọc m.áu liên tục… đã mở ra một khả năng mới trong việc cứu chữa những trường hợp suy tuần hoàn cấp (nhồi m.áu cơ tim, viêm cơ tim cấp có biến chứng sốc tim và rối loạn nhịp tim nguy hiểm) ở Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E).

Đây là một trong số ít những cơ sở y tế có thể cấp cứu bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch chỉ trong thời gian “vàng”. Mặc dù bệnh nhân bị ngừng tim trong thời gian dài, nguy cơ t.ử v.ong cao nhưng với sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ của các bác sĩ khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu; Khoa Hồi sức tích cực tim mạch; Khoa Nội tim mạch người lớn… bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, gần đây tình trạng người đột quỵ gia tăng, trong đó có rất nhiều bệnh nhân đột quỵ với nguyên nhân nhồi m.áu cơ tim cấp không được cấp cứu kịp thời.

Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch đang được trẻ hóa và không được quan tâm đúng mức khiến tình trạng người t.ử v.ong vì căn bệnh này tăng cao.

“Vì thế, những người bệnh có t.iền sử bệnh tim hoặc người trẻ khi xuất hiện những biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đi khám sàng lọc tim định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe”, GS.TS Lê Ngọc Thành khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *