Quy trình “báo động đỏ” liên viện là quy trình phối hợp hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện (BV) nhằm cấp cứu bệnh nhân (BN) trong tình trạng nguy kịch. 3 năm qua, quy trình này được BV Đa khoa tỉnh phối hợp với các BV tuyến dưới thực hiện khá hiệu quả, qua đó đã cứu sống nhiều BN.
Kích hoạt để xử lý kịp thời
Giữa tháng 3, BV Đa khoa khu vực Ninh Hòa tiếp nhận BN Nguyễn Thị T. (46 t.uổi, thị xã Ninh Hòa) bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu, nhận thấy tình trạng của BN quá nặng, vượt khả năng điều trị, BV đã khởi động quy trình “báo động đỏ” liên viện, đồng thời chuyển cấp cứu BN vào BV Đa khoa tỉnh.
Thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Khi tiếp nhận, BN T. đã rơi vào tình trạng hôn mê, thở qua ống nội khí quản, huyết áp không đo được; siêu âm tim cho thấy màng ngoài tim có lượng dịch nhiều, có dấu hiệu đè sụp tim. Qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng, nhận thấy đây là trường hợp vỡ tim do chấn thương ngực kín có nguy cơ t.ử v.ong rất cao, ê-kíp y, bác sĩ của BV Đa khoa tỉnh kích hoạt quy trình “báo động đỏ” nội viện mổ cấp cứu, giải quyết thương tổn tiến hành song song với hồi sức BN. Nhờ cứu chữa kịp thời, qua gần 10 ngày điều trị, sức khỏe BN T. ổn định và xuất viện.
Tháng 4-2020, nhờ kích hoạt kịp thời quy trình trên, đội ngũ y, bác sĩ của BV Đa khoa tỉnh và BV Đa khoa khu vực Cam Ranh đã cứu sống một bệnh nhi 10 t.uổi bị chấn thương bụng kín, vỡ dạ dày, vỡ tụy. B.é t.rai Võ Thanh T. (10 t.uổi, trú TP. Cam Ranh) bị mảnh vỡ ống cống đè, gây nhiều tổn thương được chuyển vào BV Đa khoa khu vực Cam Ranh. Sau khi tiếp nhận, nhận thấy tổn thương của bệnh nhi quá nặng, các bác sĩ đã kích hoạt quy trình “báo động đỏ” liên viện với BV Đa khoa tỉnh, đồng thời phẫu thuật cấp cứu cầm m.áu dạ dày và tụy cho BN rồi chuyển lên BV Đa khoa tỉnh.
Tại BV Đa khoa tỉnh, ngay khi tiếp nhận thông tin từ phía BV Đa khoa khu vực Cam Ranh, ê-kíp y, bác sĩ của BV khởi động quy trình “báo động đỏ” nội viện, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để hồi sức và phẫu thuật cấp cứu kịp thời cho bệnh nhi. Đồng thời, hội chẩn với BV Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) về phương án phẫu thuật điều trị. Qua hơn 7 giờ phẫu thuật, ca mổ thành công. Sau nửa tháng được điều trị tích cực, sức khỏe BN ổn định và được xuất viện.
Đây chỉ là 2 trong nhiều trường hợp, nhờ kích hoạt kịp thời quy trình “báo động đỏ” liên viện, nhiều BN nguy kịch đến tính mạng đã được cứu sống.
Rút ngắn thời gian cứu người
Quy trình “báo động đỏ” liên viện và nội viện được Bộ Y tế ban hành, khuyến khích các BV áp dụng từ năm 2016, nhằm cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh. Quy trình được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp, nhất là những ca cần can thiệp ngoại khoa để kịp thời cứu sống BN.
Với quy trình thông thường, một BN vào cấp cứu phải qua các bước: Khám bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn, chuẩn bị phòng mổ… sau đó mới đến bước phẫu thuật. Nguyên lý “báo động đỏ” là lược bớt các thủ tục hành chính trên, phát huy lợi thế của quy trình là huy động đội ngũ y, bác sĩ nhiều khoa, tập trung phương tiện, kỹ thuật cứu BN trong thời gian rất ngắn. Thay vì nhanh nhất là khoảng 30 phút theo quy trình bình thường, “báo động đỏ” chỉ cần 5 – 10 phút, BN chuyển thẳng từ phòng cấp cứu lên ngay phòng mổ. Từ đó, tận dụng được thời gian vàng để cứu BN.
Song song với quy trình “báo động đỏ” liên viện, với những trường hợp nặng, các BV còn thường xuyên kích hoạt “báo động đỏ” nội viện. Khi xây dựng quy trình “báo động đỏ” liên viện và nội viện, BV Đa khoa tỉnh nói riêng và các BV trong tỉnh nói chung đều có ban hành quy trình cụ thể, phân rõ trách nhiệm của từng khoa, từng cá nhân. Bác sĩ Lê Thành Chung – Phó Giám đốc BV Đa khoa khu vực Cam Ranh chia sẻ: “Thực hiện quy trình “báo động đỏ” không tốn thêm nguồn lực mà hiệu quả lại cao hơn. Qua đó, cứu sống được nhiều BN đã rơi vào tình trạng nguy kịch”.
Với việc triển khai có hiệu quả quy trình “báo động đỏ”, các BV đã góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ở tỉnh.
Bác sĩ Phan Hữu Chính – Giám đốc BV Đa khoa tỉnh cho biết: “Quy trình “báo động đỏ” liên viện đã được BV triển khai hơn 3 năm. Quy trình này tạo mối liên kết hiệu quả từ nhiều BV, giải quyết nhược điểm mà phương pháp cấp cứu truyền thống không thực hiện được. Hiệu quả lớn nhất của “báo động đỏ” liên viện là giúp đội ngũ y, bác sĩ tuyến trên dự kiến, tiên lượng được tình trạng BN ngay từ thời điểm ban đầu, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, chủ động đưa ra nhiều phương án điều trị, rút ngắn được thời gian để kịp thời cứu sống BN”.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cứu sống trường hợp vỡ tim
Chiều 16-3, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, ê-kíp bác sĩ của bệnh viện đã cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị T. (46 t.uổi, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) bị vỡ tim do tai nạn giao thông.
Sáng 11-3, bệnh nhân T. bị tai nạn giao thông, nhập bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa. Sau khi sơ cứu, bệnh viện đã khởi động quy trình liên kết báo động đỏ với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, đồng thời chuyển cấp cứu bệnh nhân vào đây. Khi tiếp nhận, bệnh nhân T. đã rời vào tình trạng hôn mê, thở qua ống nội khí quản, da niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp không đo được. Siêu âm tim cho thấy màng ngoài tim có dịch lượng nhiều, có dấu hiệu đè sụp tim trái.
Ảnh minh họa
Qua thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng, nhận thấy đây là trường hợp vỡ tim do chấn thương ngực kín có nguy cơ t.ử v.ong rất cao, bác sĩ Huỳnh Như Quốc Hùng – Khoa Ngoại Lồng ngực chỉ định mổ cấp cứu giải quyết thương tổn tiến hành song song với hồi sức bệnh nhân.
Khi mở lồng ngực, phát hiện nhĩ trái bệnh nhân T. bị vỡ toác, mất nhiều m.áu, các bác sĩ tiến hành khâu cầm m.áu, đồng thời, truyền khoảng 2,5 lít m.áu cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định và đang được theo dõi sức khỏe.
Trước đó, tối 18-1, ê- kip phẫu thuật Khoa Ngoại lồng ngực của bệnh viện cũng đã phẫu thuật thành công cứu sống trường hợp vỡ gốc tĩnh mạch chủ và nhĩ phải do tai nạn giao thông.