Ông Maxwell Elliott, chuyên gia tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Duke (Mỹ), trưởng nhóm của nghiên cứu vừa được công bố trên tập san Nature Aging, nhận định: “ Lão hóa là một quá trình diễn ra suốt đời. Hiện tượng này không đột nhiên bắt đầu ở t.uổi 60″.
SHUTTERSTOCK
Trước đó, ông Elliott và các cộng sự đã phân tích dữ liệu sức khỏe của hơn 1.000 người New Zealand, được ghi nhận từ khi họ vừa sinh ra (khoảng những năm 1970) cho đến năm 45 t.uổi. Nhóm nghiên cứu phát hiện những dấu hiệu lão hóa bắt đầu biểu hiện tương đối rõ từ năm 26 t.uổi, dựa trên các chỉ số như lượng mỡ cơ thể, sức khỏe tim, dung tích phổi, các dấu hiệu viêm trong m.áu… Đồng thời, tốc độ già đi của mỗi người cũng khác nhau.
Trong dữ liệu đã ghi nhận được, người lão hóa chậm nhất chỉ già đi 0,4 năm sinh học/năm t.uổi (“năm sinh học” là thước đo t.uổi thật của cơ thể; trong khi “năm t.uổi” thể hiện t.uổi được ghi nhận trên khai sinh). Ngược lại, những người có tốc độ lão hóa nhanh nhất tăng gần 2,5 năm sinh học/năm t.uổi.
Đặc biệt, đến độ t.uổi 45, những dấu hiệu sinh học liên quan đến lão hóa cũng thể hiện rõ hơn. Ở nhóm người có tốc độ lão hóa nhanh, họ di chuyển chậm hơn, sức cầm nắm yếu hơn và gặp nhiều vấn đề về thăng bằng, thị lực, thính giác, trí nhớ… so với những người cùng t.uổi.
Giải thích về các yếu tố quyết định tốc độ lão hóa của một người, tiến sĩ Sofiya Milman, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu lão hóa, trực thuộc Đại học Y Albert Einstein (Mỹ), cho biết gien đóng vai trò quan trọng, những yếu tố như môi trường sống ( chất lượng thực phẩm, nguồn nước…), lối sống (chất lượng quan hệ gia đình, xã hội, thói quen…), thậm chí điều kiện tài chính cũng tác động ít nhiều đến quá trình lão hóa.
“Việc tập thể dục thường xuyên ( ảnh ), có chế độ ăn uống lành mạnh và không hút thuốc… là những điều mọi người có thể thực hiện ngay bây giờ để làm chậm lại tốc độ lão hóa”, chuyên gia Milman nói. Cùng quan điểm, chuyên gia Elliott nhấn mạnh: “Việc can thiệp sớm để giải quyết tình trạng lão hóa nhanh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, thậm chí cứu sống một người”.
Món ăn bị người Việt đ.ánh giá thấp trong mâm cơm lại là thứ ngăn ngừa được nhiều bệnh
Rau là món luôn có trong mâm cơm của người Việt. Dù không phải là món ăn sinh ra năng lượng nhưng nó có vai trò rất quan trọng cho một cơ thể khoẻ mạnh.
Theo đ.ánh giá của TS.Từ Ngữ Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, bữa cơm của người Việt đang thiếu vắng rau (rau lá, củ, quả). Đây là một nghịch lý khi chúng ta là đất nước nhiệt đới có rau, quả quanh năm.
Rau có vai trò quan trọng để xây dựng một cơ thể khoẻ mạnh. Rau còn cung cấp các vitamin hoà tan trong nước, các chất oxy hoá ngăn ngừa lão hoá, phòng chống ung thư.
“Một trong những vai trò quan trọng khác của rau là cung cấp chất xơ cho cơ thể. Chất xơ có tác dụng rất lớn quét sạch chất độc trong ruột ra ngoài. Chất xơ còn giúp cho dạy dày co bóp thức ăn tốt hơn nhờ đó mà thức ăn có thể tiêu hoá dễ dàng và hấp thu vào cơ thể.
Một điểm cộng nữa của chất xơ sẽ giúp cho quần thể vi khuẩn có lợi phát triển làm khoẻ đường tiêu hoá. Ngoài ra, các chất xơ hoà tan còn làm giảm cholesterol có hại trong các mạch m.áu nhỏ giảm nguy cơ mắc các bệnh: bệnh tim, bệnh chuyển hóa, tuần hoàn m.áu…”, TS. Từ Ngữ chia sẻ.
Mâm cơm thiếu vắng rau sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, ảnh minh hoạ.
Rau là một thực phẩm cực tốt và quan trọng cho sức khoẻ nhưng mức tiêu thụ người dân Việt Nam hiện không thể đạt được 400gram/ngày. Nguyên nhân là do những tư tưởng sai lầm về việc ăn rau.
TS. Từ Ngữ chỉ ra: “Người Việt Nam đang đ.ánh giá thấp vai trò của rau trong một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Nhiều người vẫn cho rằng rau là thứ cấp, nghèo ăn rau, đói ăn rau. Một số người lại sợ ăn rau vì lo ngại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…
Theo TS. Ngữ ăn rau cần phải hiểu rộng bao gồm: rau lá, củ và quả. Người trưởng thành nên ăn 400gr (rau lá, củ và quả). Để đảm bảo được khuyến cáo ăn rau nên ăn nhiều rau quả trong ngày.
Đối với rau nấu vị chuyên gia dinh dưỡngcần lưu ý như sau:
– Hái rau ngoài vườn hay mua về cần phải sơ chế (nhặt lá vàng, rửa sạch. Lưu ý khi rửa rau không được vò lát rau vì các vitamin sẽ phôi ra hòa tan trong nước. Rau rửa sạch nên luộc ngay, vì vitamin có trong rau, nhất là vitamin C để ở nhiệt độ thường sau 6 tiếng đã mất đi 50%.
– Nấu nước luộc rau phải để sôi thật già mới thả rau vào, rau chín tới nên vớt ra ngay.
– Luộc rau với ít nước và khi ăn rau thì cần phải uống cả nước rau.