Cảnh báo tình trạng t.ự t.ử ở trẻ v.ị t.hành n.iên

Theo thông tin từ Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, trong tuần qua, Khoa Cấp cứu nhi của bệnh viện tiếp nhận 2 trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên t.ự t.ử.

canh bao tinh trang tu tu o tre vi thanh nien 949 5701160

Hình minh họa.

Trường hợp đầu tiên là N.N.D., nam 15 t.uổi, trú tại Cà Mau được gia đình đưa vào nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngộ độc, nôn ói và mệt mỏi.

Qua lời khai của gia đình, do giận người nhà nên bệnh nhân đã uống thuốc diệt chuột Fokeba 20CP. Sau uống, bệnh nhân nôn ói nhiều lần và cảm thấy mệt mỏi.

Khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu kịp thời bằng rửa dạ dày, dùng chất hạn chế hấp thu độc chất, điều trị các triệu chứng và trợ sức. Sau 24 giờ cấp cứu, trình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Trường hợp thứ 2 là L.K.S., nam, 15 t.uổi, trú tại Cà Mau do giận bạn gái đã tự ý uống 20 viên thuốc cai rượu Disulfiram tìm được trong nhà. Sau khi uống, bệnh nhân than rất mệt, người nhà phát hiện đưa đến viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được các bác sĩ kịp thời rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để thải độc và điều trị hỗ trợ. Sau 12 giờ cấp cứu, tình trạng của bệnh nhân đã tạm ổn.

Theo BSCKII Huỳnh Thúy Hằng, Trưởng Khoa Cấp cứu nhi, tại bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên sử dụng thuốc để t.ự t.ử, có những trường hợp do đưa đến chậm trễ hoặc do loại thuốc, liều thuốc quá độc dẫn đến để lại hậu quả nặng nề.

Cũng theo bác sĩ Hằng, trẻ ở độ t.uổi vị thành niên có những thay đổi phức tạp về tâm sinh lý. Các em có thể bị áp lực từ học đường, bất mãn với gia đình, tâm tư tình cảm với người khác giới, áp lực cuộc sống dẫn đến trầm cảm, ức chế.

Do đó, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian gần gũi, quan tâm để nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm của trẻ, kịp thời can thiệp, xử lý những lo âu, hay thay đổi những suy nghĩ lệch lạc của các em. Hãy trở thành bạn của trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn thay vì cứ ra mệnh lệnh cho trẻ.

Phát hiện trẻ có biểu hiện rối loạn về tâm lý, hành vi hãy tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Thuốc sử dụng trong gia đình phải được kiểm soát và để tránh xa tầm tay t.rẻ e.m.

Khi có dấu hiệu trẻ t.ự t.ử, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, cần tìm ra tên thuốc, loại thuốc, cũng như liều lượng trẻ đã sử dụng để các bác sĩ đưa ra hướng xử trí kịp thời và phù hợp.

Nguy cơ t.ự t.ử ở trẻ v.ị t.hành n.iên mắc bệnh trầm cảm

Mất ngủ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…

nguy co tu tu o tre vi thanh nien mac benh tram cam 186 5302449

Ảnh minh họa.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, không ít trường hợp trẻ v.ị t.hành n.iên được đưa tới viện thăm khám sau một thời gian mất ngủ và được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải các chứng bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm… Nhiều trẻ trong số đó còn có ý nghĩ t.ự t.ử vì mệt mỏi và không còn hứng thú với cuộc sống.

TS. BS Ngô Anh Vinh, Khoa Sức khoẻ V.ị t.hành n.iên cho biết, ở t.rẻ e.m, mất ngủ thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên, đặc biệt là trẻ gái và thường có liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều trường hợp mất ngủ là biểu hiện của một số căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Ngoài ra, đây cũng là những hậu quả do trẻ nghiện game hay mạng xã hội. “Nghiện game hay mạng xã hội cũng là một trong những lý do khiến trẻ mất ngủ và gây nên tình trạng suy nhược cơ thể. Ngay cả khi trẻ đi vào giấc ngủ, những nội dung không lành mạnh hoặc có tính bạo lực qua công nghệ số cũng có thể khiến trẻ bị ám ảnh và gây rối loạn giấc ngủ”, BS Vinh cho biết.

Nếu trẻ bị mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh lý về tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Trẻ bị trầm cảm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán và bi quan. Đó cũng là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ xuất hiện ý nghĩ muốn t.ự t.ử vì không còn cảm thấy hứng thú trong cuộc sống.

Các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra một đặc điểm chung ở những trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi tới bệnh viện khám, đó là thường thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, cha mẹ. Trẻ không được lắng nghe những tâm sự của mình nên khi mắc bệnh, diễn biến thường trở nên nặng nề. Do đó, các bậc phụ huynh cần dành thời gian để đồng hành, chia sẻ với con cái, từ đó giải tỏa các vấn đề tâm lý cũng như sớm nhận ra những biểu hiện bất thường, đặc biệt khi trẻ bước vào t.uổi vị thành niên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *