Hoa cúc có vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết và rất quen thuộc với người Việt Nam. Từ lâu, nó đã được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe con người.
Về thành phần hoạt chất, cúc hoa có carotenoid, tinh dầu, sesquiterpen, flavonoid, các acid amin… Hạt chứa dầu béo. Tác dụng hạ sốt giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, giãn mạch hạ huyết áp.
Theo Đông y, cúc hoa tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu; thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai (huyễn vững); viêm kết mạc mắt (sung huyết, mắt đỏ); mụn nhọt lở ngứa. Ngày dùng 6-15g; bằng cách nấu, pha hãm, ngâm ướp, chưng hầm. Sau đây là một số món ăn thuốc có cúc hoa.
Cháo hoa cúc: cúc hoa 15g, gạo tẻ 100g. Cúc hoa tán mịn, gạo tẻ vo sạch nấu cháo. Cháo chín cho bột mịn cúc hoa khuấy đều cho sôi, thêm chút đường. Chia ăn sáng và tối. Dùng tốt cho người tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu chóng mặt (trúng phong, huyễn vững).
Cháo hoa cúc tốt cho người tăng huyết áp, liệt nửa người, đau đầu chóng mặt.
Cháo cúc hoa mẫu đơn bì ý dĩ: cúc hoa 30g, mẫu đơn bì 15g, ý dĩ nhân 30g. Cúc hoa và mẫu đơn đun kỹ lấy nước, cho ý dĩ vào nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày (sáng, chiều). Dùng mỗi đợt 3-5 ngày. Dùng tốt cho người bị mụn nhọt, lở ngứa.
Cháo cúc hoa thạch thảo quyết minh: cúc hoa 6g, thảo quyết minh 10g, thạch quyết minh 10g, gạo tẻ 60g. Thạch quyết minh đun trước 30 phút, cho các dược liệu vào sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày. Dùng tốt cho người bị đau nhức đầu, đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh V), ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
Cúc hoa trà: cúc hoa 6g, hoàng cầm 2g, trà xanh 3g, cho nước sôi hãm uống thay trà. Đợt dùng 3-5 ngày. Dùng tốt cho người bị ù tai, điếc tai cấp tính do phong tà hoặc can hỏa vượng, can dương thịnh, khí trệ huyết ứ gây ra.
Nước sắc cúc hoa huyền sâm mạch đông: cúc hoa 10g, huyền sâm 15g, mạch động 15g, cát cánh 3g, mật ong 30ml. 4 dược liệu nấu lấy nước, hòa mật ong, uống trong ngày thay nước trà. Dùng tốt cho người bị cảm mạo do táo nhiệt vào mùa thu khô hanh (sốt, khô miệng, khát nước…).
Bài thuốc hay chữa giãn phế thận âm hư
Chứng phế thận âm hư thường gặp trong các bệnh: khái thấu, suyễn chứng, thất âm, hư lao, tiêu khát.
Nguyên nhân do nhiệt tà làm tổn thương phế, phế lạc bị tổn hại, dần dà lan tỏa tới thận mà biến thành chứng phế thận âm hư. Hoặc do phế kim không sinh thận thủy (bệnh mẹ liên lụy đến con) dẫn đến phế thận âm cùng hư. Do táo nhiệt phạm phế, hoặc do tinh khí suy tổn, thận âm bị tổn hao, phế mất chức năng trị tiết, sự nhiếp nạp của thận không bền, mất tác dụng co thắt, thủy dịch dồn thẳng xuống mà sinh bệnh.
Do phế thận âm hư sinh chứng khái thấu
Triệu chứng: Bệnh nhân khái thấu ít đờm hoặc trong đờm có lẫn m.áu ngũ tâm phiền nhiệt, bệnh thường nặng về đêm, họng khô, tai ù, miệng ráo, choáng váng, cơ thể gầy còm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Phep trị: Tư dưỡng thận âm, nhuận phế chỉ khái.
Bài thuốc: “Nguyệt hoa hoàn” thiên môn 40g, mạch môn 40g, sinh địa 40g, a giao 40g, cúc hoa 80g, bách bộ 40g, sa sâm 40g, phục linh 20g, tam thất 20g, tang diệp 80g, hoài sơn 40g. Tán bột mịn làm viên hoàn mật, mỗi viên 5g, ngày uông 3 lần, mỗi lần 2 viên với nước đun sôi để ấm. Nếu làm thuốc săc thì tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.
Vị thuốc đương quy trong bài thuốc dưỡng thận bổ phế.
Do phế thận âm hư sinh hen suyễn
Triệu chứng: Bệnh nhân suyễn gấp, hễ lao động thì bệnh tăng, tinh thần mệt mỏi.
Phep trị: Bổ phế chế thủy.
Bai thuốc “Sinh mạch tán” phối hợp với bài “Thất vị đô khí hoàn”.
Bai Sinh mach tan gôm: nhân sâm 20g ngu vị tử 12g, mạch môn 12g.
Bài Thất vị đô khí hoàn gôm: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, ngu vị tử 6g, phục linh 12g, đan bì 8g, trạch tả 12g.
Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.
Do phế thận âm hư sinh chứng thất âm (mất tiếng)
Triệu chứng: Bệnh nhân thường khàn tiếng, họng ráo, ho khan ít đờm, hư phiền ngủ kém, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, lưng đùi yếu, lưỡi đỏ mạch tế sác.
Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, hóa đờm.
Bài thuốc “Bách hợp cố kim thang”: sinh địa 16g, mạch môn 12g, đương quy 12g, huyền sâm 12g, bối mẫu 8g, thục địa 24g, bách hợp 20g, bạch thược 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp.
Do hư lao xuất hiện chứng phế thận âm hư
Triệu chứng: bệnh nhân thường có chứng mỏi lưng, triều nhiệt vãng lai, váng đầu, ù tai, họng ráo, ho khan, khạc ra huyết, lưỡi sáng, ít tân dịch, mạch tế sác.
Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, tư thận ích tinh.
Bài thuốc: “Chững âm lý lao thang”phối hợp với bài “Bổ nguyên tiễn”.
Bai Chững âm lý lao thang gôm: đan bì 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, liên tử12g, mạch môn 8g, quất bì 8g, ý dĩ 12g, bạch thược 6g, ngu vị tử 6g, sinh địa 12g, nhân sâm 12g, đại táo 3 quả.
Bài Đại bổ nguyên tiễn gôm: hoài sơn 8g, thục địa 20g, sơn thù nhục 4g, đỗ trọng 12g, cẩu kỷ tử 8g, đương quy 8g. Tùy triệu chứng của bệnh nhân mà gia giảm. Ngay 1 thang săc uông 3 lân, uống trước khi ăn.
Do phế thận âm hư sinh bệnh tiêu khát (tiểu đường)
Triệu chứng: Bệnh nhân tiểu tiện nhiều lần trong ngày mà sinh ra chứng tiêu khát.
Phep trị: Nhuận phế tư thận, sinh tân trừ khát.
Bài thuốc Nhị đông thang phối hợp với bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: thiên môn 8g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 12g, cam thảo 2g, hoàng cầm 8g, tri mẫu 8g, nhân sâm 4g, hà diệp 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.