Chiều cao trung bình nam thanh niên 18 t.uổi đạt 168,1cm

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy, chiều cao của nam thanh niên Việt 18 t.uổi năm 2020 đạt 168,1 cm tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4 cm). Chiều cao của nữ thanh niên 18 t.uổi đạt 155,6 cm tăng 0,6 cm so với năm 2010 (154,8 cm).

chieu cao trung binh nam thanh nien 18 tuoi dat 1681cm 15c 5703497

Ảnh minh họa

Đây là những con số tích cực, tuy nhiên vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để phát triển chiều cao, sức bền cơ thể của các thế hệ người Việt Nam.

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng, một trong những giai đọan quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển cả thể chất và tinh thần về tương lai của mỗi con người là giai đoạn bào thai, trẻ dưới 2 t.uổi và t.uổi vị thành niên (10-18 t.uổi).

Chế độ can thiệp dinh dưỡng trong giai đọan trẻ v.ị t.hành n.iên hết sức quan trọng, vì lứa t.uổi này phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân nặng, các biến đổi về tâm, sinh lý, nội tiết, s.inh d.ục…

Cân nặng trung bình t.rẻ e.m vị thành niên tăng từ 3-5 kg/năm, chiều cao tăng từ 4-7 cm/năm, t.rẻ e.m trai phát triển nhiều hơn trẻ gái. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của trẻ v.ị t.hành n.iên đòi hỏi cũng rất cao cho sự phát triển cũng như hoạt động, do vậy trẻ thường ăn không biết no.

Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển lứa t.uổi này, trước hết là vấn đề năng lượng từ 2100-2200 Kcalo/ngày/nữ và 2100-2900 Kcalo/ngày/nam tùy theo từng độ t.uổi mà nhu cầu khác nhau. Để đáp ứng được nhu cầu, trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ v.ị t.hành n.iên là lứa t.uổi đang học tập thi cử, nếu phải thức khuya học nhiều cần cho trẻ ăn thêm bữa phụ như sữa, hoa quả..Một số trẻ nữ thường ăn ít để giữ thân hình, vóc dáng điều đó làm hạn chế sự phát triển.

Rau có thể thiếu nhưng hoa quả nhất định không và tiết lộ sốc của bác sĩ dinh dưỡng

Lo lắng rau xanh không an toàn, một số người cho rằng hàng ngày có thể bớt lượng rau ăn một chút hoặc không ăn rau cũng được nhưng trái cây nhất định phải có và coi nó như một thức ăn thay thế rau xanh.

2,8% tổng số người t.ử v.ong trên thế giới do ăn ít rau và hoa quả

Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình. Tuy nhiên, trong xu hướng tiêu thụ quá nhiều đồ ăn sẵn, đặc biệt đối với giới trẻ thì việc ăn ít rau xanh trở nên đáng báo động. Hoặc có những người lại nghĩ hoa quả cũng như …rau, có thể ăn hoa quả thay rau.

Đây là những thói quen hết sức sai lầm, bởi mỗi loại rau, hoa quả đều có giá trị riêng của nó.

BS. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin, việc ăn ít rau và hoa quả được xem là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp t.ử v.ong, chiếm 2,8% tổng số t.ử v.ong trên thế giới, là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu m.áu cục bộ, 11% số trường hợp đột quỵ. Hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có và gần 100% nguồn vitamin C được cung cấp từ rau quả.

Lý giải điều này, BS Nguyễn Văn Tiến cho rằng, rau và hoa quả có vai trò cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là vitamin C, chất khoáng và vi khoáng.

Ngoài ra là các axít hữu cơ, xenluloza, các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Ở các nước đang phát triển, hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có được cung cấp từ rau quả tươi dưới dạng caroten và gần 100% vitamin C cũng được cung cấp từ rau quả.

“Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các loại rau như rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 – 64 – 52mg%), hàm lượng sắt (2,8 – 2,5 – 2,1mg%), giàu các muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 – 5 lần các loại rau khác (3 – 6 g%).

rau co the thieu nhung hoa qua nhat dinh khong va tiet lo soc cua bac si dinh duong 8bf 5665519

Dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau, thì lại không phù hợp với khoa học dinh dưỡng

Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình (380mcg% retinol; 2,8mg% vitamin C; 1,2mg% sắt), có kém rau ngót, rau đay nhưng được nhiều người ưa thích, sử dụng thường xuyên, quanh năm với số lượng lớn (gấp vài chục lần các loại rau khác) nên giá trị của nó không nhỏ”, BS Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh.

Đặc biệt các loại rau gia vị như mùi, tía tô, húng, thìa là,… có hàm lượng caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt. Theo đó, hàm lượng caroten cao nhất là rau tía tô, húng quế, ớt vàng, đồng thời chúng giàu sắt (1- 3mg%).

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, rau gia vị lại được sử dụng tươi sống không bị tổn thất dinh dưỡng qua nấu nướng, nên giá trị sử dụng các vitamin rất cao. Ngoài ra, các rau gia vị còn cung cấp nguồn kháng sinh thực vật rất có giá trị.

Bên cạnh đó, các loại quả chín màu vàng, đỏ, da cam như đu đủ, hồng, dưa hấu, cam, quít vàng có hàng lượng caroten khá cao và giàu sắt (0,9 – 1,2mg%). Đặc biệt màng gấc tươi có hàm lượng caroten đặc biệt cao. Đây là một loại quả quý được nhiều người quan tâm nghiên cứu về khả năng phòng bệnh thiếu vitamin A, chống oxy hóa và ung thư.

Hoa quả không thể thay thế cho rau xanh

Hiện nay, trong bữa ăn gia đình, hoa quả đã trở thành một thứ không thể thiếu. Một số người lo lắng rau xanh không đảm bảo về an toàn thực phẩm và cho rằng, hàng ngày có thể bớt lượng rau ăn vào một chút hoặc không ăn rau cũng được nhưng trái cây nhất định phải có và coi nó như một thức ăn thay thế rau xanh.

Chị Nguyễn Thu Hương (Long Biên) là trường hợp như thế. Suốt ngày đọc báo thấy vùng nước này ô nhiễm, nơi kia bà con trồng rau hai luống, chị tự mua đất về trồng rau.

Hơn 10 thùng xốp đất được chị để kín trên sân thượng với đủ các loại rau cải bắp, su hào, đỗ, cà chua, rau muống, cải mầm… nhưng cũng không thể đủ cung cấp rau xanh hàng ngày cho gia đình.

Hãn hữu đến cửa hàng rau an toàn mua, còn lại những ngày không có rau nhà trồng chị cho cả nhà ăn hoa quả thay rau. “Hoa quả mình mua hàng nhập như cam, táo và dưa… nên vẫn có đủ chất xơ, vitamin C mà vẫn an toàn”, chị Hương cho hay.

Khác với chị Hương, chị Trang (Ba Đình, Hà Nội) lại áp dụng chế độ giảm cân. Sáng chị Trang chỉ uống một cốc sữa hạt, đến trưa chị mang hộp salat các loại quả ăn trưa thay cơm, thức ăn… Chiều nếu đói chị lại tiếp tục ăn hoa quả, bữa tối của chị cũng không tinh bột và rất ít rau xanh. Thay vào đó, khẩu phần của chị chủ yếu là hoa quả…

Chia sẻ về vấn đề này, BS Nguyễn Văn Tiến thừa nhận “đúng là trái cây ngon và quý, rất có ích cho cơ thể, tuy nhiên dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau, thì lại không phù hợp với khoa học dinh dưỡng”.

Bởi tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Ví dụ như hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt… Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây.

Theo đó, các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong hoa quả giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo).

“Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hóa chỉ là 70%, còn nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.

Như vậy có thể thấy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và tuối thọ vì hàm lượng chất xơ nhiều hơn trong hoa quả, chính vì vậy không thể dùng trái cây để thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nên sử dụng đủ rau và quả chín quanh năm với lượng trung bình là 400g/người/ngày”, BS. Nguyễn Văn Tiến nêu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *