Chứng khí huyết đều hư là chỉ nguyên khí trong cơ thể bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, khí không sinh huyết, khí và huyết bị hao tổn dẫn đến công năng của tạng phủ bị giảm sút.
Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống, mệt nhọc, nội thương hoặc ốm lâu không khỏi, hoặc mất huyết hao khí gây nên.
Người bệnh tinh thần mệt mỏi, đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, sắc mặt trắng xanh, chân tay tê dại, móng tay chân nhợt; phụ nữ kinh ít, nhợt loãng, chất lưỡi bệu, mạch tế vô lực. Xin giới thiệu một số món ăn bổ khí huyết, giảm bớt mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
Gà hầm thiên ma, sâm, kỳ: gà 1 con khoảng 500g làm sạch lông, bỏ nội tạng. Cho thiên ma 5g, đương quy 5g, đảng sâm 10g, hoàng kỳ 10g nhồi vào bụng gà, khâu lại, hầm cách thủy, chia ăn 2 lần. Tác dụng: bổ khí huyết, hoa mắt chóng mặt do khí huyết suy yếu.
Trứng gà nấu kỷ tử: kỷ tử 20g, táo tàu 20g, trứng gà 2 quả. Luộc chung tất cả; khi trứng chín bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút nữa. Hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần. Dùng tốt cho người khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.
Trứng gà nấu kỷ tử ăn hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, rất tốt cho người khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.
Bột sò biển, trần bì: sò biển khô 250g, trần bì sao khô 20g. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 5g pha với mật ong và với nước sôi, uống ngày 2 lần. Tác dụng: bổ âm, bổ thận. Trị hoa mắt chóng mặt.
Canh long nhãn hồ đào: long nhãn 30g, hồ đào 20g, đại táo 5 quả, đường trắng một ít, nước vừa đủ. Tất cả đun 30-40 phút, uống. Tác dụng: bổ khí dưỡng huyết. Trị hoa mắt chóng mặt do khí huyết hư nhược.
Chè trứng gà, hà thủ ô: hà thủ ô 80g, táo tàu 20 quả, trứng gà 2 quả, đường phèn vừa đủ. Các thứ rửa sạch, táo bỏ hạt, trứng luộc chín bóc bỏ vỏ. Tất cả cho vào bát, đổ nước quá mặt thức ăn, đậy nắp đem chưng cách thủy độ 1 giờ, cho đường phèn vào, đợi đường tan, nếm vừa ăn là được. Ăn chè khi còn nóng. Tác dụng: bổ khí huyết, trị hoa mắt chóng mặt.
Canh đậu đỏ, đại táo: đậu đỏ 250g, đại táo 20 quả, đường phèn vừa đủ. Đậu đỏ ngâm mềm rửa sạch, để ráo. Táo ngâm nước lạnh 5 phút rửa sạch bụi. Cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước đủ dùng, đun nước sôi sau hạ nhỏ lửa, nấu đến khi hạt đậu nứt đôi thì cho táo vào nấu chung đến chín mềm, cho đường phèn vào nếm vừa ăn là được. Ăn cả cái lẫn nước. Tác dụng: bổ trung ích khí, hoạt huyết, bổ huyết. Trị hoa mắt chóng mặt, người bần thần, tứ chi mệt mỏi, lưng đau, kém ăn khó ngủ, đau nhức cơ khớp, gối mỏi, sưng thũng; phụ nữ sau kỳ kinh hay nhức đầu chóng mặt.
Đại táo trong món Canh đậu đỏ đại táo có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết, bổ huyết.
Gà nấu hoàng tinh: thịt gà mái tơ 600g, hoàng tinh 100g, trái câu kỷ tử 1 thìa canh, táo tàu 10 quả, hành tây 1 củ; muối, đường, nước tương, dầu ăn, tiêu bột đủ dùng. Gà làm sạch chặt miếng ướp với tiêu, muối độ 1 giờ. Hoàng tinh, kỷ tử rửa sạch để ráo. Táo ngâm nước cho nở, rửa sạch để ráo. Hành tây bóc vỏ bổ múi, gỡ tơi. Thịt gà xào với dầu thực vật cho săn, chế nước vào quá mặt thịt độ 3cm; cho hoàng tinh, kỷ tử, táo vào nấu đến khi thịt mềm, thêm 3 thìa canh nước tương, ít muối, đường, đun tiếp 20 phút nữa, nếm vừa ăn, cho hành tây vào trộn đều, múc ra bát, rắc tiêu bột, ăn nóng. Tác dụng: bổ tỳ nhuận phế sinh tân, mạnh gân, hoạt huyết. Chữa hoa mắt chóng mặt, ù tai, tóc bạc sớm, làm đen râu tóc, sáng mắt.
Óc lợn chưng thiên ma: óc lợn 1 bộ, hoàng kỳ 24g, thiên ma 8g, táo tàu 4 quả, muối vừa đủ. Ngâm óc lợn vào nước muối độ 15 phút, gỡ bỏ các sợi m.áu bám xung quanh óc, rửa lại, để ráo. Hoàng kỳ, thiên ma rửa sạch bụi. Táo ngâm nước rửa sạch, để ráo. Cho hoàng kỳ, thiên ma, táo vào bát, xếp óc lợn lên trên, đổ nước vào quá mặt thức ăn độ 1cm, đậy nắp, chưng cách thủy độ 2 giờ, nêm bột gia vị vừa ăn, chưng thêm độ 10 phút nữa. Ăn nóng. Tác dụng: bổ trung ích huyết, mạnh tỳ vị, nhuận phế, sinh tân dịch, tiêu hóa tốt, an thần, trí óc minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh.
Canh cá mè xuyên khung: đầu cá mè 1 con làm sạch bổ đôi, xuyên khung 60g, bạch chỉ 60g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín nhừ. Ăn cá uống canh. Tác dụng: bổ não tủy. Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt do khí huyết bất túc, ngoại cảm phong hàn.
Canh óc lợn táo tàu: óc lợn 1 cái, tiểu mạch 30g, táo tàu 20g, đường trắng vừa đủ. Óc lợn rửa sạch lọc bỏ m.áu, gân; tiểu mạch rửa để ráo; táo ngâm nước nóng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ đun sôi rồi nhỏ lửa đun 30 phút nữa. Chia 2 lần ăn trong ngày. Tác dụng: bổ não hòa huyết dưỡng tâm, trừ phiền. Trị hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mồ hôi ra nhiều.
Cô gái thích ăn đu đủ nhưng mắc phải sai lầm cực lớn khiến da vàng khè
Ăn đu đủ thì tốt nhưng ăn quá nhiều đu đủ lại là sai lầm cực lớn. Chẳng thế mà cô gái 22 t.uổi khi thấy làn da toàn thân bỗng ngả màu vàng lại cứ nghĩ mình bị bệnh viêm gan. Đến khi đi khám, bác sĩ thông báo nguyên nhân khiến cô “ngã ngửa”.
BS. Hoàng Văn Tâm – Giảng viên Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây bác sĩ đã khám cho một bệnh nhân nữ rất “ấn tượng”. Bệnh nhân có biểu hiện vàng da toàn thân, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân, nghĩ mình bị viêm gan nên đi khám.
Tuy nhiên, kết quả khám gan của cô lại bình thường, các chỉ số đều ổn định. Sau đó, cô gái chuyển sang khám chuyên khoa da liễu.
Khai thác t.iền sử bệnh nhân cho biết, nhà bệnh nhân có trồng vài hecta đu đủ, do bán không hết nên thường xuyên ăn hai quả một ngày.
Không những thế, cô còn uống thêm nhiều nước ép cà rốt để bổ sung vitamin cho cơ thể. Sau một thời gian duy trì thói quen như vậy, da cô gái bắt đầu vàng như nghệ, tăng tiết bã nhờn, tinh thần mệt mỏi.
Hình ảnh da lòng bàn tay bị vàng của cô gái khi đến khám.
Theo chuyên gia da liễu, BS. Hoàng Văn Tâm, toàn bộ da cơ thể bệnh nhân đều màu vàng, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân nhưng củng mạc mắt không vàng, không kèm theo các triệu chứng về gan, hay tan m.áu…
Bác sĩ chẩn đoán cô gái bị tăng Carotenemia do ăn quá nhiều hoa quả chứa vitamin A, cụ thể là đu đủ và cà rốt, tích lũy và ứ đọng ở gan dẫn đến vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyên bệnh nhân ngay lập tức ngừng ăn hoa quả chứa vitamin A để giúp cải thiện tình trạng da, và cũng không cần sử dụng thuốc.
Tránh mắc sai lầm ăn quá nhiều quả màu vàng
Giới chuyên môn cho rằng, tăng Carotenemia là tình trạng thường gặp ở người ăn quá nhiều hoa quả có vitamin A như đu đủ, gấc, cà rốt, cà chua, khoai tây ngọt… hoặc uống vitamin A liều cao trong thời gian dài.
Triệu chứng điển hình là vàng lòng bàn tay, bàn chân, vàng ở da nhưng củng mạc mắt không vàng, không kèm theo các triệu chứng về gan, hay tan m.áu…
Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thường sẽ tự hết sau một thời gian ngừng hoặc giảm nạp vitamin A vào cơ thể.
Đu đủ là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng, ăn quá nhiều. Ảnh minh họa.
Caroten có nhiều trong các loại quả có màu vàng như xoài, đu đủ, dưa vàng… các loại rau củ như cà rốt, cà tím, đậu quả, đậu đũa, sắn, bí ngô hay các loại thực phẩm như bơ, lòng đỏ trứng, sữa, dầu cọ và phụ gia màu thực phẩm.
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên lạm dụng, ăn liên tục loại quả màu vàng mà nên tách ra. Cần bổ sung một số thực phẩm như gạo lứt, yến mạch, quả dâu tây, quả dứa, cam quýt, nước ép củ cải, nước ép cà chua, nước mía, nước chanh… để cân đối khẩu phần và cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.