Các bác sĩ Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark vừa phẫu thuật cấp cứu lấy thành công dị vật là xương cá trong dạ dày bệnh nhân.
Ảnh minh họa
Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau vùng thượng vị, đau đột ngột, sau đó đau lan sang hạ sườn phải.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định siêu âm, chụp X-quang nhưng vẫn không phát hiện được dị vật. Đến khi chụp CT, các bác sĩ phát hiện có một dị vật hình que đ.âm x.uyên qua dạ dày bệnh nhân.
Các bác sĩ sau đó đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu bằng phương pháp nội soi ổ bụng thám sát thấy dị vật là xương cá dài khoảng 3cm, dày 4-5mm. Sau đó, tiến hành khâu lỗ thủng, rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu.
BS CKI Rmah Lực, Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark khuyến cáo, để tránh bị hóc dị vật, trong khi ăn uống, mọi người nên tập trung, không nên vừa ăn vừa làm những việc khác, chú ý khi ăn không cười đùa.
Trong trường hợp không may bị hóc xương, người dân không nên chữa mẹo, không khạc nhổ gây tổn thương cổ họng, thực quản mà cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Lấy thành công cây đinh vít dài 15cm cắm trong dạ dày bệnh nhân
Tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ đã lấy ra một thanh kim loại có chiều dài khoảng 15cm đang cắm 2 đầu vào thành dạ dày, đã ở rất lâu trong dạ dày của bệnh nhân và có dấu hiệu mài mòn, hoen gỉ.
Cây đinh vít có thể đã nằm trong dạ dày của bệnh nhân từ rất lâu nên có dấu hiệu của sự mài mòn, hoen rỉ. (Ảnh: Lê Xuân/TTXVN)
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết đến ngày 1/4, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân T.V.D (38 t.uổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã qua cơn nguy kịch và có thể xuất viện trong tuần tới.
Trước đó, ngày 26/3, ông T.V.D nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau vùng bụng, đi cầu phân đen và nôn ra m.áu số lượng lớn.
Tiến hành kiểm tra, kết hợp với kết quả chụp CT, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có một dị vật lớn trong dạ dày và được chỉ định mổ cấp cứu khẩn cấp.
Tuy nhiên, do ông T.V.D hiện đang bị ung thư đường mật, sức khỏe suy yếu không thể đáp ứng ca phẫu thuật. Các bác sỹ buộc phải chuyển sang hình thức mổ nội soi để giảm thiểu thương tổn cho bệnh nhân.
Tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ đã lấy ra một thanh kim loại chiều dài khoảng 15cm đang cắm 2 đầu vào thành dạ dày. Theo nhận định của các bác sỹ, thanh kim loại này đã ở rất lâu trong dạ dày của bệnh nhân vì nó đã có dấu hiệu của sự mài mòn, hoen gỉ.
Bệnh nhân T.V.D được bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật. (Ảnh: Lê Xuân/TTXVN)
Bác sỹ Huỳnh Phúc Hưng, Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết khó khăn của trường hợp này là các bác sỹ phải thực hiện nội soi để giảm thương tổn cho bệnh nhân.
Do dị vật vừa dài, một đầu nhọn, còn một đầu uốn móc ngang tạo thành hình chữ L rất khó trong việc đưa ra ngoài bằng hình thức mổ nội soi. Tránh để bệnh nhân không bị thủng dạ dày, trầy xước thực quản, các bác sỹ đã đưa cáp để che đầu nhọn rồi gắp ra ngoài, sau đó kẹp lỗ thủng để tránh tình trạng ra m.áu.
Trường hợp này, nếu không lấy dị vật ra khỏi dạ dày cho bệnh nhân, lâu ngày sẽ gây ra biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, n.hiễm t.rùng gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Ông T.V.D cho biết không biết đã nuốt thanh kim loại này từ bao giờ. Đến lúc thấy đau bụng, nôn ói ra m.áu nhiều mới nhập viện và được các bác sỹ cho biết bên trong dạ dày có dị vật./.