Cô gái 20 t.uổi, chưa lập gia đình, vài tháng nay đau bụng lâm râm, bụng to dần, bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn muộn.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ngày 10/4 cho biết cô gái quê Bình Định vào viện donđột ngột đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, mệt lả người. Bác sĩ xác định bệnh nhân đang dần sốc mất m.áu đe dọa tính mạng, khả năng do vỡ bướu buồng trứng gây xuất huyết.
Các ca mổ khác đã lên lịch được tạm hoãn để ưu tiên phẫu thuật cho bệnh nhân này. Kíp mổ ghi nhận buồng trứng hai bên đang xuất huyết, số lượng m.áu trong ổ bụng khoảng hai lít, bệnh nhân đang tình trạng tụt huyết áp.
Sau khi bồi hoàn m.áu mất, huyết áp tăng lên, bệnh nhân được cắt toàn bộ tử cung và hai buồng trứng, mạc nối lớn… “Dù cứu sống trong gang tấc nhưng cô gái trẻ sẽ vĩnh viễn mất chức năng làm mẹ vì phát hiện ung thư buồng trứng quá trễ”, bác sĩ Tiến nói.
Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ có nhiều lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân.
Ngày 10/4, sau mổ một ngày, bệnh nhân tỉnh táo, vết mổ khô, sinh hiệu ổn, dự kiến sẽ tiếp tục được hóa trị.
Theo bác sĩ Tiến, ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản hoặc những người bước vào thời kỳ mãn kinh. Bệnh cũng ghi nhận ở t.rẻ e.m với tỷ lệ thấp. Hiện nay, tác động từ môi trường bị ô nhiễm, thức ăn chứa hóa chất độc hại, chế độ sinh hoạt, biến đổi gene khiến tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng.
Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu hoặc có rất mơ hồ khó xác định, như cảm giác khó chịu vùng bụng chậu, đầy hơi, ăn không tiêu, bụng to, tiểu rắt… Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm phần lớn phát hiện nhờ khám sức khỏe. Khoảng 75% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn trễ, khi ấy có các triệu chứng đau bụng, sụt cân, nôn ói, ăn không ngon…
Ung thư buồng trứng hiện chưa rõ nguyên nhân nên khó phòng ngừa. Nhóm nguy cơ cao là người có đột biến gen, đột biến tế bào mầm, gia đình có người mắc các loại ung thư vú, ruột, tuyến giáp, phổi. Nguy cơ cao cũng ở người có buồng trứng hoạt động nhiều, tức rụng trứng liên tục, có kinh sớm, mãn kinh trễ, không có giai đoạn sinh nở để buồng trứng nghỉ ngơi.
“VSử dụng thuốc tránh thai, nhất là khi đã uống trong vài năm, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng tới 50% so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc tránh thai”, bác sĩ Tiến chia sẻ. Mang thai và cho con bú, sinh nhiều con trước 26 t.uổi cũng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
Bác sĩ Tiến phân tích, để biết chắc chắn có bị ung thư buồng trứng hay không phải trải qua phẫu thuật đ.ánh giá, lấy mô bướu làm giải phẫu bệnh, thực hiện bằng mổ hở hoặc mổ nội soi. Nếu kết quả sinh thiết lạnh là ác tính, phác đồ điều trị bao gồm cắt tử cung, hai phần phụ và mạc nối lớn. Trường hợp trễ, bướu lan tràn, bác sĩ mổ cố gắng lấy càng nhiều bướu càng tốt. Điều trị sau mổ như hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh nhân. Ở giai đoạn sớm có khi không cần hóa trị.
Sau điều trị bệnh nhân phải tái khám thường xuyên để kiểm tra khả năng tái phát. Thông thường trong 2 năm đầu sau điều trị cần tái khám mỗi 2-4 tháng, 3-5 năm tái khám mỗi 6 tháng, trên 5 năm mỗi năm tái khám một lần. Nếu ung thư gieo rắc hoặc tái phát, tùy tình huống cụ thể, bệnh nhân sẽ được mổ lại hoặc hóa trị.
Phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 khi mang thai, bà mẹ quyết giữ con dù có m.ất m.ạng
BS Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết ông vừa tiếp nhận điều trị cho một sản phụ vừa sinh xong chuyển sang điều trị ung thư cổ tử cung.
Ca bệnh đặc biệt
Theo BS Tiến đây là một cặp vợ chồng trẻ ở Miền Trung vào sinh sống tại Bình Dương, làm công nhân cho một công ty sản xuất giày da.
Khi mang thai ở tháng thứ 5, bác sĩ khám thai phát hiện ra khối bướu cổ tử cung. Sinh thiết ra ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.
Dù các bác sĩ tư vấn nên bỏ thai đi để cứu sinh mạng của mình, nhưng sau khi suy nghĩ kỹ người vợ quyết định dù có sống được bao lâu, dù có m.ất m.ạng sau khi sinh con cũng phải sinh con ra đời, không thể bỏ đứa con trong bụng để tìm lại sự sống cho bản thân mình.
Suốt thời gian mang thai sống cùng bệnh ung thư, cuối cùng đứa con kháu kỉnh ra đời, và người vợ được đưa thẳng vào khoa ngoại phụ khoa khi mà đ.ứa t.rẻ mới vừa 10 ngày t.uổi.
Bác sĩ Tiến cùng đồng nghiệp ngày 17/3 sẽ phẫu thuật cho bà mẹ này.
Đúng như tiến trình của bệnh, khối bướu cổ tử cung to trên 3cm xâm lấn túi cùng nhưng thật may có thể còn mổ được và một lịch trình điều trị dày đặt sau khi mổ. Các điều dưỡng của khoa cùng nhau hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân vì chồng của bệnh nhân còn chăm sóc em bé sơ sinh.
Ung thư cổ tử cung khi mang thai
Theo BS Tiến có khoảng 1 – 3 % phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai hoặc sau khi sinh. Khoảng một nửa trong số những trường hợp này được chẩn đoán trước khi sinh và nửa còn lại được chẩn đoán trong 12 tháng sau khi sinh. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất trong thai kỳ, với tỷ lệ ước tính từ 0,8 đến 1,5 trường hợp trên 10.000 ca sinh
Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh. Đây có thể là kết quả của việc kiểm tra t.iền sản thường quy, nhưng cũng có trường hợp bệnh giai đoạn tiến triển cản trở sanh thường. Tùy theo giai đoạn, diễn tiến bệnh và tiên lượng ung thư cổ tử cung ở bệnh nhân mang thai cũng tương tự như bệnh nhân không mang thai.
Không có nhiều dữ liệu từ các nghiên cứu ngẫu nhiên lớn để đưa ra các khuyến cáo cho việc chăm sóc bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung khi mang thai. Do đó, hiện tại thì điều trị vẫn dựa trên các khuyến cáo dành cho phụ nữ không mang thai, những cân nhắc về y khoa cũng như đạo đức tùy thuộc từng trường hợp riêng lẻ. Điều trị nên dựa vào từng cá nhân cụ thể và dựa trên giai đoạn ung thư, mong muốn của người phụ nữ tiếp tục mang thai, và những rủi ro của việc điều trị hoặc trì hoãn điều trị trong khi mang thai.
Ở phụ nữ có thai được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại chỗ, việc điều trị triệt để nên trì hoãn đến giai đoạn hậu sản. Điều trị triệt để, ngay lập tức cùng với chấm dứt thai kỳ, bất kể t.uổi thai, thường được chỉ định nếu có bằng chứng về di căn hạch hay ghi nhận bệnh tiến triển trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tiến, việc điều trị bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thai tùy thuộc vào mong muốn của bệnh nhân và giai đình liên quan đến bảo tồn thai kỳ, t.uổi thai và giai đoạn lâm sàng của mẹ.
Nếu mẹ không muốn giữ thai sau khi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, việc điều trị tương tự như ở bệnh nhân không có thai.
Nếu mẹ mong muốn giữ thai khi mà thai còn nhỏ (dưới 22-25 tuần) nếu chẩn đoán vi thể được xác định (hay nghi ngờ), sẽ thực hiện việc khoét chóp chẩn đoán. Không cần điều trị thêm nếu bệnh giai đoạn IA1, với điều kiện họ không phát hiện thêm bệnh trong thời gian theo dõi. Nếu bờ khoét chóp dương tính, chỉ định mổ sanh và khoét chóp lần nữa lúc 6 đến 8 tuần hậu sản để loại bỏ ung thư.
Ở bệnh nhân giai đoạn IA2 và IB1 bướu
Ở bệnh nhân bướu 2cm, hóa trị tân hỗ trợ được đề xuất. Kết hợp cisplatin và paclitaxel mỗi 3 tuần cho đến khi sanh (mức độ khuyến cáo 2C).
Nếu mẹ mong muốn giữ thai khi mà thai trên 22-25 tuần) nếu bướu
Không nên xạ trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung mong muốn giữ thai vì có thể gây sảy thai và các tai biến khác. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung và tiếp tục thai kỳ cần được theo dõi sát đến khi sanh. Bệnh nhân có bằng chứng bệnh tiến triển cần được điều trị triệt để.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IA, có thể sanh ngã â.m đ.ạo nếu bờ khoét chóp âm tính. Tuy nhiên sanh mổ được khuyến cáo ở những bệnh nhân có giai đoạn bệnh trễ hơn. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần điều trị triệt để sau khi sinh.