Cậu bé 3 t.uổi suýt m.ất m.ạng vì cây thánh giá

Dị vật hình cây thánh giá nằm ở thực quản nguy cơ xuyên vào trung thất đe dọa tính mạng bệnh nhi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi gắp dị vật trong sự căng thẳng đến tột độ của gia đình.

Ngày 12/4, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp nuốt dị vật đặc biệt nguy hiểm. Bệnh nhi là bé N.P.T. (3 t.uổi, ngụ tại quận 1) được gia đình chuyển đến trong tình trạng chảy nước bọt liên tục kèm theo đau tức ngực, không ăn uống được…

cau be 3 tuoi suyt mat mang vi cay thanh gia 08c 5698471

Cây thánh giá kẹt ở thực quản, nguy cơ xuyên vào trung thất đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhi.

Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó cậu bé đang chơi với mặt dây chuyền hình thánh giá thì bất ngờ bỏ vào miệng nuốt. Ngay sau đó, cậu bé bắt đầu nôn ói, không ăn uống được, người thân vội chuyển bệnh nhi vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng lo lắng, hoảng loạn.

Ngay lập tức, các bác sĩ trực nhanh chóng thăm khám, chỉ định chụp X-quang ngực thì phát hiện, dị vật là mảnh kim loại hình thánh giá, cản quang nằm ở thực quản (đoạn ngực T1-T2). Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn nhanh và xác định, đây là một trường hợp dị vật thực quản phức tạp, nguy hiểm.

Cây thánh giá có hình dáng góc cạnh, sắc nguy cơ gây tổn thương thành thực quản, xuyên thủng vào trung thất, tổn thương các mạch m.áu và các cơ quan lân cận đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhi. Các bác sĩ quyết định thực hiện phương pháp gây mê và nội soi gắp dị vật.

cau be 3 tuoi suyt mat mang vi cay thanh gia 96b 5698471

Phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ chơi những món đồ có thể bỏ lọt vào khoang miệng và những lỗ tự nhiên trên cơ thể (ảnh: minh họa).

Sau hơn 45 phút căng thẳng trong phòng nội soi và sự lo lắng tột cùng của gia đình, các bác sĩ đã gắp thành công cây thánh giá ra ngoài qua đường miệng giúp bệnh nhi vượt qua cơn nguy kịch. Kiểm tra sau nội soi ghi nhận, lòng thực quản bệnh nhi có vài điểm trầy xước, sung huyết nhưng may mắn không thủng và không có tai biến, biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Từ trường hợp trên, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Phạm Đoàn Tấn Tài cảnh báo cộng đồng, trẻ nhỏ thường có tâm lý thích khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính bản thân mình bằng mọi giác quan. Tuy nhiên, các bé chưa nhận thức được những nguy hiểm có thể xảy ra.

Để tránh nguy hiểm do hóc sặc dị vật ở trẻ, bác sĩ khuyến cáo quý phụ huynh tuyệt đối không nên cho các bé chơi những món đồ nhỏ có thể bỏ lọt vào khoang miệng, không để những vật nhỏ, gọn trong tầm tay trẻ. Dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở cướp đi sinh mạng của trẻ trong thời gian rất ngắn, ngoài việc chủ động phòng tránh, phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu để kịp thời can thiệp, hỗ trợ con trẻ trong những tình huống khẩn nguy.

B.é t.rai 5 t.uổi bị mắc kẹt đồng xu ở thực quản

Một b.é t.rai 5 t.uổi ở Cà Mau phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, hoảng loạn… do nuốt dị vật đồng xu và bị mắc kẹt trong thực quản.

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, bệnh viện vừa nội soi gắp dị vật thực quản cho b.é t.rai 5 t.uổi.

Qua khai thác t.iền sử và kết quả khám cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi có dị vật thực quản và tiến hành nội soi gắp thành công đồng xu ở thực quản bệnh nhi ra ngoài.

be trai 5 tuoi bi mac ket dong xu o thuc quan 594 5698381

Đồng xu được gắp khỏi thực quản bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)

Theo các bác sĩ, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi thường thích khám phá các đồ vật xung quanh bằng cách đưa vào miệng mà chưa hiểu được tác hại của việc này. Một số trường hợp các dị vật sẽ ra khỏi cơ thể khi bé đi vệ sinh. Nhưng rất nhiều trường hợp dị vật mắc lại trong đường tiêu hóa gây tắc ruột, thủng ruột hoặc thậm chí nếu rơi vào thanh quản gây tắc đường thở, dẫn đến t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh, hay người chăm sóc trẻ nên để những vật nhỏ dễ nuốt như đồng xu, viên pin nhỏ, cúc áo, viên bi, kẹp giấy… tránh xa tầm tay của trẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo: Các gia đình có trẻ nhỏ nên hiểu về mức độ nguy hiểm khi trẻ nuốt phải dị vật. Dạy cho trẻ thói quen không ngậm đồ chơi, đồ vật.

Không cho trẻ cười đùa trong khi ăn vì dễ khiến trẻ bị nghẹn, hóc thức ăn to chưa nhai kỹ. Không cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng, có nhiều xương; nên cho trẻ ăn những thức ăn nhỏ, mềm… Khi cho trẻ ăn, phải quan sát cho trẻ nhai kỹ, chậm rãi và theo dõi trẻ liên tục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *