Ung thư tế bào đáy là loại ung thư da hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Đây là loại u ác tính gồm những tế bào giống với tế bào ở lớp đáy của thượng bì.
Ảnh minh họa
Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm ca ung thư da mỗi năm và con số này có xu hướng tăng lên qua các năm.
Đặc biệt, ung thư tế bào đáy khá phổ biến, thường bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cm, tiến triển chậm, không ngứa, không đau nên người dân thường không để ý đến. Tuy nhiên, chúng có thể gây viêm nhiễm, loét, hoại tử, phá hủy tổ chức tại chỗ.
Nguyên nhân của ung thư tế bào đáy do:
– Ánh nắng mặt trời: Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời được cho là yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra ung thư tế bào đáy. Theo đó, những người làm việc ngoài trời có tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào đáy rất cao, và khoảng 80% các thương tổn ung thư biểu mô tế bào đáy ở vùng da hở.
– Biến đổi về gen: Các nghiên cứu cho thấy khả năng bị ung thư da cao hơn do những biến đổi về gen
6 triệu chứng thường gặp
– Tổn thương u: thường bắt đầu là u kích thước từ 1 đến vài cm, mật độ chắc, bóng, trên có giãn mạch. Thương tổn không ngứa, không đau, tiến triển chậm có thể có loét
– Tổn thương xơ hóa: thường gặp ở vùng mũi hoặc trán, biểu hiện là thương tồn bằng phẳng với mặt da, đôi khi thành sẹo lõm, thâm nhiễm, trên có các mạch m.áu giãn, giới hạn không rỗ ràng với da lành.
– Tổn thương nông dạng Paget: thường gặp ở thân mình. Thương tổn bằng phẳng với mặt da, giới hạn rõ, trên có vảy, tiến triển chậm.
– Tổn thương loét: tất các các loại tổn thương trên đây có có thể loét lâu lành trên có vảy tiết đen hoặc tổ chức hoại tử.
– Tăng sắc tố: hiện tượng tăng sắc tố rất thường gặp trong các tổn thương ung thư tế bào đáy. Thường có màu nâu đen rất dễ nhầm với hiện tượng tăng sắc tố trong ung thư tế bào hắc tố.
– Hạch vùng có thể to, xâm nhiễm ít hoặc không di động.
Nguyên tắc điều trị hàng đầu
Nguyên tắc hàng đầu của việc điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy là loại bỏ triệt để tổ chức ung thư. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại, vị trí và kích thước của khối u ung thư, do đó cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số phương pháp thường được lựa chọn gồm: phẫu thuật, đốt điện, xạ trị, nitơ lỏng…
Sau khi điều trị cần theo dõi sát sao nhằm phát hiện sự tái phát (nếu có) hoặc phát hiện tổn thương ung thư mới.
Phòng bệnh thế nào?
Theo các bác sĩ, cách phòng bệnh tốt nhất đó là bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách:
– Mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành đi ra ngoài trời.
– Bôi kem chống nắng thường xuyên và đúng cách, nhất là vùng da mặt vì đây là khu vực tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
– Hạn chế tiếp xúc lâu với ánh nắng, đặc biệt là t.rẻ e.m.
– Ngoài ra cần thăm khám ngay với bác sĩ nếu phát hiện tổn thương trên da có nổi u, cục nhìn như “nốt ruồi”; hoặc xuất hiện các mảng màu da bất thường, có dấu hiệu lan ra, phát triển theo thời gian
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cắt bỏ rộng tổn thương thì ung thư tế bào đáy được tiên lượng rất tốt.
Chớ để da bị “ cháy nắng” vì có thể dẫn đến ung thư da
BS. Đặng Bích Diệp – Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ, khi bị “cháy nắng”, bệnh nhân thường có cảm giác vô cùng đau rát, châm chích ở vùng da tổn thương. Điều này không chỉ gây ra sự bất tiện trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề sức khỏe, thẩm mỹ.
Đáng lo là vùng da bị “cháy nắng” có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, tiếp xúc kéo dài với tia UV, theo nhiều nghiên cứu, có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da.
Do đó, khi da bị “cháy nắng”, bệnh nhân nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát, đắp nha đam… lên vùng da tổn thương. Lưu ý, không chà mạnh lên vùng da này bởi da đang nhạy cảm, có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương thêm trầm trọng. Sau khi làm mát, có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da, đặc biệt là loại kem có chiết xuất nha đam.
Với các trường hợp nặng hơn, cảm giác đau đớn, khó chịu, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định các thuốc chống viêm và giảm đau.
Bệnh vảy nến vùng mắt – Cẩn thận biến chứng
Vảy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được.
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da mạn tính thường gặp. Bệnh biểu hiện bởi những sẩn, mảng đỏ, bong vẩy trắng ở trên da, ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả vùng mắt.
Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Một số lựa chọn điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến, nhưng một số có thể không phù hợp để sử dụng điều trị vảy nến vùng mắt.
Triêu chưng đăc trưng
Bệnh có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các mảng đỏ trên da, bong vảy khô, màu trắng hoặc đục. Bệnh vảy nến vùng mắt ảnh hưởng đến khoảng 10% người bệnh. Do da khu vực này rất nhạy cảm, nên người bệnh thường cảm thấy rất khó chịu. Một số triệu chứng của bệnh vảy nến vùng mắt bao gồm: Vảy giống như gàu bong ra và dính vào lông mi; Da tấy đỏ, đóng vảy và tạo thành lớp vỏ quanh mí mắt; Da bị kích ứng, gây đau rát và ngứa ngáy.
Nếu tình trạng viêm tiếp diễn trong một thời gian, các bờ mi có thể bị co kéo hướng lên hoặc hướng xuống. Nếu chúng bị quặp vào trong, lông mi có thể cọ sát vào nhãn cầu gây đau khi chuyển động mắt. Điều này sẽ dẫn đến kích ứng mắt cùng các biến chứng. Trong một số ít trường hợp, bệnh vảy nến có thể dẫn đến khô mắt, viêm màng bồ đào và có thể gây giảm, mất thị lực.
Nguyên nhân
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến vẫn còn chưa được sáng tỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình, nhưng không phải người nào mắc bệnh này cũng đều có người thân trong gia đình bị bệnh.
Ngoài ra bệnh còn chịu tác động của các yếu tố từ bên ngoài làm khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm như: tổn thương da do chấn thương, n.hiễm t.rùng, cháy nắng, stress, sử dụng một số thuốc, đặc biệt các thuốc chứa thành phần corticoid.
Vảy nến mí mắt có thể gây co kéo mí cụp vào trong khiến lông mi cọ vào nhãn cầu.
Tùy theo mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh, lựa chọn điều trị gồm các phương pháp điều trị khác nhau nhằm làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến, bao gồm cả vảy nến vùng mắt. Đó có thể là thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, liệu pháp sinh học, biện pháp khắc phục tại nhà.
Điều trị tại chỗ: bằng một số loại thuốc mỡ bôi quanh mí mắt có tác dụng làm mềm da, giảm bong vảy, làm sạch, làm dịu những tổn thương. Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid, retinoid, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thuốc mỡ chứa steroid có thể được sử dụng dù hạn chế. Tuy nhiên việc bôi thuốc mỡ phải được bác sĩ giám sát một cách cẩn thận, vì da của mí mắt rất dễ bị tổn thương, ngoài ra các biến chứng có thể phát sinh khi sử dụng lâu dài như tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
Thuốc toàn thân: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến ảnh hưởng đến mí mắt và khu vực phản ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể kê đơn thuốc toàn thân như methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nên thường được sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát vảy nến bùng phát, làm giảm các triệu chứng tránh bệnh trở nên nặng hơn.
Liệu pháp sinh học: Đây là một hình thức điều trị mới được chỉ định nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng từ trung bình đến nặng.
Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Bên cạnh phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị như sau tại nhà:
Nhẹ nhàng rửa mí mắt bằng nước mát hoặc với dầu gội t.rẻ e.m để giảm kích ứng. Sử dụng nước mát để làm dịu da, tránh nước nóng, vì nó có thể làm khô da và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,… Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
Người bệnh cần tránh gì?
Một số thói quen và hoạt động hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh vảy nến vùng mắt mà người bệnh nên tránh:
Trang điểm: Trang điểm có thể giúp che đi tình trạng bệnh như tấy đỏ và vảy, nhưng trang điểm có thể gây kích ứng thêm cho da quanh mắt và làm giảm hiệu quả của thuốc bôi.
Xăm lông mày: Nếu bệnh vảy nến phát triển, lông mày có thể bị rụng. Nhưng đối với những người bị bệnh vảy nến, xăm thêu lông mày có thể làm tăng nguy cơ các loại chấn thương da, có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.