Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 – 10 t.uổi
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Virus có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng b.ắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện… người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, ở nước ta, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, thường gặp vào các tháng mùa mưa, khí hậu mát, ẩm giúp cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn. Bệnh có thể gây thành dịch trong nhóm t.rẻ e.m đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc đến trường phổ thông, cũng có thể gặp trên nhóm trẻ lớn hoặc thanh niên và người lớn t.uổi với tỷ lệ thấp hơn.
Triệu chứng điển hình của bệnh quai bị là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5 – 40 độ C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau. Có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm t.inh h.oàn (ở nam giới, khoảng 20 – 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.
Viêm t.inh h.oàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa t.uổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm t.inh h.oàn là thường xảy ra một bên (ít gặp viêm 2 bên), t.inh h.oàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ.
Đa số các trường hợp đều tự hồi phục không có biến chứng. Tỷ lệ c.hết do quai bị rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến. Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới t.uổi trưởng thành nếu viêm t.inh h.oàn nặng cả 2 bên có thể dẫn đến vô sinh.
Để chủ động phòng chống bệnh quai bị, thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị: Đây là biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị. Vaccine quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch, có thể tiêm vaccine quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng t.uổi. Trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vaccine phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay trong vòng 72 giờ để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
Khi nhà có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho người khác.
Khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm t.inh h.oàn.
[Chuẩn] chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà với 3 chú ý quan trọng
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 4 ca t.ử v.ong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tay chân miệng tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.
Tay chân miệng là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể khỏi nếu như được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bệnh tay chân miệng?
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM; Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ t.uổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.
Bệnh có tính lây lan nhanh, diễn biến theo chu kỳ, đặc biệt thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh tay chân miệng là bệnh rất dễ lây, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 t.uổi.
Khi chăm sóc trẻ mắc bênh tay chân miệng tại nhà, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý 3 vấn đề để sớm giúp con mình bình phục.
Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng.
Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào?
Theo BS Tiến, trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ
Phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ như sau: Uống thuốc theo đơn của bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.
Về dinh dưỡng
Khi trẻ mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ theo t.uổi. Cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,…Đối với trẻ biết ăn tốt nhất là xay cháo thật nhuyễn để bé đỡ phải nhai, tránh gây đau ở miệng. Mẹ có thể xay nhuyễn thịt heo, bò và thêm cả rau, củ để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ. Khi vết loét đã đỡ đau rát (khoảng sau 5 ngày), bé có thể ăn cháo như thường mà không cần xay nữa.
Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.
Về vệ sinh
Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách ly với trẻ khác. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng dễ lây lan, do đó khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cần lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh lây bệnh cho anh chị em của trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng, đồng thời loại bỏ bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh trên tay trẻ.
Quần áo của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn (dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt); Phòng trẻ cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.
Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn, đồ chơi… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.
Trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
T.rẻ e.m bị tay chân miệng cần kiêng gì ?
Theo quan niệm nhiều bậc phụ huynh thực hiện kiêng gió, kiêng nước dẫn đến việc không tắm cho trẻ. Đây là điều sai lầm, bởi khi trẻ bị sốt, mồ hôi và dịch tiết ra từ các nốt phỏng bị vỡ là môi trường tốt cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển, dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, đừng tránh việc tắm cho trẻ, thay vào đó hãy sử dụng xà bông diệt khuẩn để thực hiện vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, sau đó lau khô, nhất là cổ, nách, háng… và cho bé mặc quần áo mỏng, nhẹ, nằm ở nơi thoáng mát.
Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là giữ vệ sinh sạch sẽ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Khi nhiễm bệnh, trẻ thường hay sốt tuy nhiên phụ huynh chỉ cần cho bé mặc đồ rộng, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng. Đừng lạm dụng thuốc hạ sốt. Chỉ nên dùng thuốc khi thân nhiệt cháu vượt quá 38, 5 độ C.
Do trẻ bị nổi các mụn nước trong khoang miệng và trên lưỡi, chúng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét gây đau rát làm trẻ khó ăn uống. Vì những nguyên nhân này, các phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn nóng và cứng. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, khi bé đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay bù cho trẻ uống sữa. Không nên ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, trẻ sẽ mệt mỏi hơn.
Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Chú ý, không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
Khi nào cần đưa trẻ tái khám ngay?
Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau, phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bất kể trong đêm:
Sốt cao
Thở bất thường.
Quấy khóc liên tục.
Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà.
Giật mình, hốt hoảng, chới với.
Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng.
Run tay, chân hoặc co giật .
Vã mồ hôi, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
Yếu tay chân.
Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái…
Biểu hiện tay chân miệng như thế nào ?
Sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Trẻ có thể lui bệnh trẻ hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,…dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời.