Chế độ ăn ít chất béo là tốt hay xấu hiện vẫn là đề tài gây tranh cãi. Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện ăn quá ít chất béo có thể làm giảm lượng testosterone, ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới.
Ăn quá ít chất béo có thể làm giảm lượng testosterone, ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, nồng độ hoóc môn nam testosterone thấp còn làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt bệnh khác như tim mạch, tiểu đường và sa sút trí tuệ (Alzheimer), theo Daily Mail.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Worcester (Anh) đã phân tích sức khỏe của 206 người đàn ông. Kết quả cho thấy chế độ ăn quá ít chất éo làm giảm trung bình từ 10 đến 15% nồng độ testosterone trong cơ thể họ.
Thậm chí, nồng độ testosterone giảm đến 26% ở những người ăn chay. Hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn của họ ở mức rất thấp.
Trong nghiên cứu, khẩu phẩn ăn của những người ăn quá ít chất béo này chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà không da, cá, trái cây, rau và đậu. Dù đây là chế độ ăn lành mạnh nhưng các chuyên gia cho rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta ăn thêm một chút các loại thịt có mỡ động vật, hạt, sữa và những món làm từ sữa như pho mát.
Lý tưởng nhất là nam giới nên ăn các loại chất béo không bão hòa đơn, có nguồn gốc từ thực vật như dầu ô liu, trái bơ và các loại hạt. Chất béo loại này có thể giúp tăng nồng độ testosterone.
Testosterone là hoóc môn s.inh d.ục nam, được tiết ra chủ yếu ở t.inh h.oàn. Ngoài ra, testosterone còn tiết ra ở tuyến thượng thận.
Nồng độ testosterone trong cơ thể ở mức khỏe mạnh sẽ giúp nam giới có tinh thần thoải mái, khả năng vận động tốt và duy trì sức khỏe t.ình d.ục.
Trong một nghiên cứu năm 2007, nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) cũng phát hiện nồng độ testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, theo Daily Mail.
Thấy 2 triệu chứng này, coi chừng nguy cơ bị mất trí nhớ
Người lớn t.uổi mắc cả hai tình trạng này đều có thể bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Một nghiên cứu mới cho thấy những người lớn t.uổi bị suy giảm cả thị giác và thính giác có thể tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: “Sa sút trí tuệ không phải là một căn bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ chung để chỉ khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định bị suy giảm ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hằng ngày”, đồng thời lưu ý rằng “nó không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường “.
Tại sao thị giác và thính giác là những yếu tố tiên đoán chứng sa sút trí tuệ?
Trong phát hiện được công bố ngày 7.4.2021 trên tạp chí Neurology , các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc đã phân tích 6.250 người trưởng thành, từ 58 đến 101 t.uổi, những người đã báo cáo liệu họ có bị suy giảm thị giác hoặc thính giác hay không trên một bảng câu hỏi. Những người tham gia được theo dõi trong sáu năm, với sự kiểm tra hai năm một lần của các nhà nghiên cứu.
Trong số những người tham gia nghiên cứu, 932 người có chức năng cảm giác bình thường, 2.957 người bị suy giảm giác quan đơn lẻ (SSI: thị giác hoặc thính giác), và 2.631 người bị suy giảm giác quan kép (DSI). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có DSI có liên quan đến tỷ lệ sa sút trí tuệ cao hơn khi nghiên cứu bắt đầu và nguy cơ phát triển bệnh này cao hơn trong suốt thời gian sáu năm của nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu viết: Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng tình trạng suy giảm thị giác và thính giác cùng tồn tại tạo điều kiện cho chứng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ phát triển, nhưng riêng tình trạng suy giảm thị giác hoặc thính giác thì không.
“Suy giảm thị giác và thính giác có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức không phụ thuộc vào bệnh lý Alzheimer”, theo các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu có thể giúp các bác sĩ sàng lọc bệnh nhân của họ tốt hơn về các dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ. Đồng tác giả nghiên cứu cho biết: Tùy thuộc vào mức độ nghe hoặc hoặc nhìn, việc mất chức năng các giác quan có thể gây đau khổ và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.
“Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mất cả hai có thể là mối quan tâm đặc biệt”, đồng tác giả nghiên cứu cho biết thêm.
Nên kiểm tra thường xuyên
Các chuyên gia khuyến khích người lớn t.uổi đi kiểm tra thị lực và thính lực thường xuyên và đeo kính hoặc máy trợ thính nếu cần. Người lớn t.uổi cũng nên khám sàng lọc chứng sa sút trí tuệ một cách thường xuyên.
Mặc dù không có cách chữa khỏi các bệnh liên quan đến sa sút trí tuệ như bệnh Alzheimer, nhưng việc điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đừng bỏ lỡ những dấu hiệu chắc chắn bạn đang mắc chứng sa sút trí tuệ này, theo các bác sĩ, theo Eat This, Not That!