Các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, t.uổi tác, các thói quen hút t.huốc l.á, cùng sự trỗi dậy của các virus gây bệnh đường hô hấp là những nguyên nhân chính gây các bệnh về phổi.
Viêm phổi
Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao t.uổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong cho t.rẻ e.m trên toàn thế giới.
Một số triệu chứng của viêm phổi: Sốt nhẹ hoặc cao có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Đó có thể là do phổi chứa đầy chất lỏng. Khó thở: Sưng phổi liên quan với viêm phổi có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. Tình trạng sưng phổi ở bệnh nhân bị viêm phổi cũng có thể dẫn đến tình trạng ho nhiều.
Nhiều bệnh nhân còn ho ra đờm hoặc lẫn m.áu. Cảm thấy ớn lạnh có thể xảy ra vào lúc người bệnh bắt đầu bị n.hiễm t.rùng, kể cả n.hiễm t.rùng phổi. Nhức đầu có thể kết hợp với sốt là tình trạng mà một số bệnh nhân viêm phổi thường gặp phải.
Tình trạng khó thở, mệt mỏi và kiệt sức có thể xảy ra nếu bạn tập thể dục trong khi bạn bị viêm phổi. Đổ mồ hôi có thể do sốt cao. Bởi vậy, người bị viêm phổi cũng có thể gặp triệu chứng này, thậm chí kèm theo biểu hiện tăng nhịp thở và nhịp tim.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Đây là một dạng bệnh lý tắc nghẽn đường thở (khí – phế quản) không hồi phục do viêm mạn tính đường thở mà nguyên nhân do hút t.huốc l.á, thuốc lào hoặc tiếp xúc với bụi, khói ở môi trường. Bệnh thường diễn tiến xấu theo thời gian. COPD có thể ngăn ngừa bằng việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như không hút t.huốc l.á chủ động và thụ động, tăng cường chất lượng không khí môi trường ở nhà và nơi làm việc, làm tốt công tác bảo hộ lao động.
Viêm phôi nêu không phat hiên sơm dê gây biên chưng năng.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những ung thư có mức độ ác tính cao của cơ thể, viêc điều trị hiện nay vẫn còn gặp khó khăn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do hút t.huốc l.á, thuốc lào hoặc tiếp xúc với bụi khói ở môi trường. Do vậy, từ bỏ hút t.huốc l.á, cải thiện môi trường sống để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.
Viêm màng phổi (viêm phế mạc)
Virus, vi khuẩn hoặc nấm cũng như một vài loại thuốc, chấn thương và bệnh tật có thể là nguyên nhân gây viêm màng phổi. Bệnh xảy ra khi các mô xếp bên ngoài phổi hoặc bên trong ngực bị viêm nhiễm và cọ xát với nhau. Điều này gây ra các cơn đau buốt ở ngực và càng trở nên khó chịu khi bạn thở.
Tăng huyết áp động mạch phổi
Đây là một dạng của tăng huyết áp, ảnh hưởng đến mạch m.áu trong phổi và buồng bên phải của tim. Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, choáng váng, đau ngực, sưng chân, tim đ.ập nhanh hoặc môi tái xanh. Người bệnh có thể không nhận ra các triệu chứng này trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bệnh bụi phổi
Nguyên nhân gây bệnh là người bệnh hít phải bụi, thường là từ amiăng, cát, đá hoặc than đá. Nếu phổi của bạn hấp thu bụi, nó sẽ bị n.hiễm t.rùng và hình thành nên sẹo. Khi bị bụi phổi, bạn có thể không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào trong nhiều năm. Nhưng sau đó, bạn có thể sẽ bộc phát các cơn ho, khó thở hoặc tức ngực. Để chữa trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc, cung cấp oxy và dùng đến liệu pháp hô hấp để giúp trị hoàn toàn các triệu chứng và những biến chứng có thể xảy ra như hen suyễn hay COPD.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là khi cơ thể bạn hình thành nên cục m.áu đông, thường là ở chân, sau đó di chuyển đến phổi. Tình trạng này cản trở dòng m.áu c.hảy và gây tổn thương đến các mô phổi. Khi đó, bạn có thể mắc phải những triệu chứng liên quan đến hô hấp cũng như đau ngực, ho, thỉnh thoảng ho có m.áu.
Phù phổi
Phù phổi là tình trạng có nhiều chất lỏng tích tụ trong túi khí ở phổi. Điều này làm bạn khó thở và cảm thấy khó chịu khi nằm. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng như nhịp tim nhanh, cảm thấy ngột ngạt, ho sùi bọt mép hoặc ho ra m.áu.
Xơ hóa phổi
Xơ hóa phổi xảy ra khi các mô bên trong phổi trở nên dày lên bất thường và cứng lại. Tình trạng này cản trở hấp thu khí oxygen vào trong m.áu, não và các cơ quan khác. Bạn có thể cảm thấy khó thở và ho khan khó kiểm soát. Bệnh này đặc biệt nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng nếu bạn mắc phải trong nhiều năm. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bệnh u hạt (sarcoidosis)
Bệnh bộc phát khi các tế bào được gọi là u hạt phát triển trong phổi. Đây có thể là phản ứng của hệ miễn dịch đối với những thứ bạn hít vào. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những triệu chứng như ho khan, thở dốc, sốt, mệt mỏi, thở khò khè hoặc đau ngực. Bệnh thường tự biến mất khi sức đề kháng của cơ thể tốt hơn.
Lời khuyên của thầy thuốc
Mọi người cần đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn để phòng ngừa bệnh tật. Hàng ngày, cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5-2 lít), ăn thêm rau xanh và trái cây. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đ.ánh răng, súc miệng cho sạch họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.
Với trẻ nhỏ, cần đưa đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng.
Đêm trực cấp cứu của tôi tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Làm việc tại khoa Cấp cứu của bệnh viện tuyến cuối, bác sĩ Danh và nhiều đồng nghiệp luôn trong tâm thế căng thẳng, chạy đua từng giây để cứu người.
Tôi là Nguyễn Đặng Thành Danh, 29 t.uổi. Tôi công tác lại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), được hơn 3 năm.
Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa tuyến cuối lớn nhất tại khu vực phía Nam. Trong đó, nơi đông đúc và tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân nhất là khoa Cấp cứu.
Tôi trầm tính, ít nói nên nhiều người có vẻ bất ngờ khi biết tôi công tác tại nơi đặc biệt này. Ca trực hôm nay của tôi bắt đầu từ 21h. Chúng tôi được bác sĩ trưởng tua Lê Phước Đại phân công vị trí cụ thể trong mỗi ca trực. Nhiệm vụ của tôi hôm nay là phụ trách khu vực sàng lọc người bệnh và hỗ trợ thân nhân khai báo y tế. Đầu ca trực, tôi được phân công hỗ trợ đồng nghiệp tại phòng Hồi sức cấp cứu.
Vừa vào ca trực, chúng tôi tiếp nhận một trường hợp tai nạn giao thông. Qua phim CT Scan sọ não, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Chúng tôi xét nghiệm tại chỗ và cho bệnh nhân thở máy. Nhìn người đàn ông quê Bến Tre, cơ thể gầy gò, nằm bất động, không người thân, tôi thấy xót xa dù chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp tương tự trong hơn 3 năm qua.
Trong lúc tôi nhập hồ sơ, điều dưỡng thông báo bệnh nhân ở giường cuối ngừng tim. Tôi cùng 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng tập trung nhanh chóng đến giường của bệnh nhân. Tôi ép tim liên tục trong lúc các đồng nghiệp kiểm soát thông số monitor, bóp bóng, truyền adrenalin.
Đây là bệnh nhân nam (63 t.uổi), mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng. Tuy nhiên, chỉ sau 10 phút vào khoa, ông ngừng tim. Sau 2 phút ép tim, ông có nhịp trở lại. Chúng tôi thở phào.
Tuy nhiên, ít phút sau, ông lại thêm đợt ngưng tim. Chúng tôi gọi người nhà vào phòng và thông báo tình hình. Về nguyên tắc, khi bệnh nhân ngưng tim, bác sĩ sẽ gọi thân nhân đến giải thích tình trạng và tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đây là khoảnh khắc người làm y tế chúng tôi không hề mong muốn xảy ra.
Ở khoa Cấp cứu, tỷ lệ bệnh nhân t.ử v.ong do bệnh nặng rất cao, đôi khi gia đình xin về để người thân trút hơi thở cuối cùng tại nhà. Chúng tôi hầu như ai cũng buộc phải quen với điều này. Với thầy thuốc, đây có lẽ là khoảnh khắc bất lực và đau xót nhất.
Khi lượng bệnh nhân chờ phẫu thuật và chuyển khoa khoảng hơn 10 người, tôi thay đồ bảo hộ và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19. Tại khoa, tất cả bệnh nhân đều được lấy mẫu xét nghiệm. Hiện tại, do khoa Cấp cứu thiếu người hỗ trợ, tôi đảm nhiệm luôn công việc này.
Tôi kiểm tra tình trạng lâm sàng, ghi chép lại thông tin chỉ số của bệnh nhân. Tùy mức độ bệnh, chấn thương, tôi sẽ chỉ định chuyển bệnh nhân đến khu vực đầu, giữa hoặc cuối phòng Hồi sức cấp cứu. Điều này giúp chúng tôi dễ dàng kiểm soát được tất cả bệnh nhân.
Người đàn ông được băng kín gương mặt này bị bỏng xăng, từ Bình Phước chuyển xuống Chợ Rẫy. Sau khi chẩn đoán nhanh, tôi làm thủ tục chuyển sang khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình.
Sau khoảng một giờ hỗ trợ phòng Hồi sức cấp cứu, tôi tiếp tục công việc tiếp nhận, sàng lọc bệnh nhân.
Những buổi tối đầu tuần, khoa Cấp cứu thường có rất đông bệnh nhân do đơn vị tuyến dưới chuyển lên. Ngoài ra, chúng tôi tiếp nhận hầu hết ca bệnh có tình trạng từ nặng đến rất nặng như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương…
22h, một người đàn ông 54 t.uổi bị rách da đầu do tai nạn giao thông được chuyển đến. Tôi băng bó vết thương, cố định lại phần cổ trước khi chuyển bệnh nhân đi chụp CT.
Chị điều dưỡng đứng cạnh tôi khẽ nhăn mặt khi thấy vết thương của bệnh nhân. Vết rách rất lớn, toét da đầu, lộ hộp sọ. Thông thường, những bệnh nhân chấn thương ở đầu, khi có kết quả chụp CT sọ não, nếu không có chỉ định mổ thì sẽ được khâu vết thương đầu tại phòng Cấp cứu. Nếu bệnh nhân bị chảy nhiều m.áu, bác sĩ sẽ khâu cầm m.áu trước khi chụp CT. Khâu vết thương càng sớm sẽ tránh được tình trạng n.hiễm t.rùng.
Tuy vết rách khá dài và sâu, bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Tôi vừa khâu vừa trò chuyện với bệnh nhân để ông thoải mái và bớt cảm giác đau. Tôi mất gần một giờ cho 25 mũi khâu để cố định lại vết rách. Tình trạng tạm ổn, tôi chuyển ông ấy lên phòng theo dõi.
Khi có bệnh nhân cấp cứu, tôi sẽ khám sơ bộ và sàng lọc mức độ nặng nhẹ, sau đó hướng dẫn bệnh nhân và người đi cùng khai báo y tế. Nếu bệnh nhân không có điện thoại để khai báo điện tử, tôi sẽ hướng dẫn từng người viết tờ khai y tế.
Ở khoa Cấp cứu, thời gian là khái niệm rất khác. Chúng tôi trân trọng từng giây, từng phút trong công việc, vì chỉ cần bỏ lỡ một nhịp thì có thể làm thay đổi một cuộc đời.