Ăn kiêng để giảm cân nhanh chóng có thể khiến tóc gãy rụng nhiều vì không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho tóc
Nếu mới bắt đầu hành trình giảm cân, có lẽ bạn sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ không mong muốn, trong dó có rụng tóc. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân sự thật về mối liên hệ giữa giảm cân và rụng tóc, để hạn chế tối đa tình trạng này.
Tình trạng rụng tóc liên quan đến chế độ ăn uống
Các nang tóc là một trong những bộ phận hoạt động chuyển hóa nhiều nhất trong cơ thể bạn. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của tóc có thể bị ảnh hưởng khi bạn giảm lượng calo, protein hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu bạn đang bị rụng tóc, thì nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống.
Mối liên hệ giữ tình trạng rụng tóc và ăn kiêng giảm cân
Cơ thể chúng ta cần đủ calo và protein để nuôi các nang tóc. Theo một số chuyên gia, càng giảm cân, bạn càng có nhiều khả năng bị rụng tóc ở một mức độ nào đó. Nghiêm trọng hơn, việc giảm cân trong nhiều năm có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và sự phát triển của tóc. Một số người có thể bị rụng tóc trong vòng 3-6 tháng sau khi bắt đầu ăn kiêng do thiếu một số chất dinh dưỡng dưới đây.
Thiếu protein: Ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay vì chúng được tạo ra chủ yếu từ protein. Protein rất cần thiết cho sự phát triển của tóc, việc thiếu protein trong chế độ ăn uống của bạn có thể khiến các sợi tóc bị gãy, không còn khả năng mọc trở lại.
Thiếu sắt: Sự thiếu hụt sắt cũng là nguyên nhân phổ biên gây ra rụng tóc. Ngoài ra thiếu sắt còn gây ra mất m.áu k.inh n.guyệt, kém hấp thu…
Thiếu kẽm: Kẽm là khoáng chất thiết yếu với làn da và mái tóc. Khi thiếu kẽm, bạn còn phải đối mặt với một số nguy cơ bao gồm lão hóa nhanh, bệnh đường tiêu hóa, biếng ăn, kém hấp thu, bệnh gan hoặc thận mãn tính, tiểu đường.
Thiếu vitamin D: Vitamin D kích thích sự phát triển của các nang tóc mới, do đó, các chuyên gia tin rằng sự thiếu hụt loại vitamin này có thể gây ra rụng hoặc mỏng tóc. Bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin D là chứng rụng tóc từng mảng, một tình trạng tự miễn dịch gây ra rụng tóc loang lổ.
Một số mẹo ngăn ngừa rụng tóc
Tránh chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt
Ăn kết hợp nhiều loại protein lành mạnh để cải thiện việc sản xuất các axit amin cần thiết, sản sinh keratin
Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau
Ngủ đủ giấc (khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm)
Uống một số loại vitamin tổng hợp chất lượng cao
Chế độ ăn ít chất béo và bổ sung dầu cá làm giảm sự tiến triển của ung thư tuyến t.iền liệt
Những người ăn chế độ ít chất béo và bổ sung dầu cá có mức độ phát triển chu kỳ tế bào ung thư tuyến t.iền liệt thấp hơn, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ung thư tuyến t.iền liệt hay ung thư t.iền liệt tuyến ngày nay là một trong những bệnh ung thư hay gặp nhất ở nam giới. Tại Mỹ, từ những năm 1975 tỉ lệ mắc ung thư tuyến t.iền liệt vào khoảng 90/100.000 và tỉ lệ t.ử v.ong do loại ung thư này vào khoảng 35/100.000 nam giới mỗi năm. Căn bệnh này là một cơn ác mộng đối với nam giới, vì vậy việc phòng chống và điều trị nó luôn nhận được sự quan tâm to lớn.
Trong một phân tích được báo cáo trên tạp chí Cancer Prevention Research, Galet và cộng sự đã phân tích tác động của chế độ ăn uống đối với nam giới bị ung thư tuyến t.iền liệt.
Họ phát hiện ra rằng những người đàn ông ăn kiêng ít chất béo và bổ sung dầu cá có điểm số phát triển của chu kỳ tế bào thấp hơn và tình trạng bệnh phần nào bớt nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu này là phần tiếp theo của thử nghiệm ngẫu nhiên t.iền nghiên cứu giai đoạn II năm 2011 được thực hiện bởi cùng một nhóm các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu năm 2011 đã so sánh những người đàn ông bị ung thư tuyến t.iền liệt ăn chế độ ăn uống giàu chất béo điển hình của phương Tây với những người đang ăn kiêng ít chất béo và bổ sung dầu cá.
Hàm lượng chất béo đối với những người theo chế độ ăn phương Tây là 40%. Ngược lại, hàm lượng chất béo đối với những người ăn kiêng ít chất béo là 15%.
Các nguồn chất béo bao gồm hàm lượng cao axit béo omega-6 từ dầu ngô (đặc biệt là axit linoleic) và lượng dầu cá thấp (loại dầu cung cấp axit béo omega-3). Những người đàn ông theo chế độ ăn ít chất béo và bổ sung dầu cá đã uống 5 viên (5g/viên) mỗi ngày, 3 viên vào bữa sáng và 2 viên vào bữa tối.
Những người ăn chế độ ít chất béo và bổ sung dầu cá có mức độ phát triển chu kỳ tế bào ung thư tuyến t.iền liệt thấp hơn, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. (Ảnh minh hoạ)
Các nhà điều tra đã kết luận từ nghiên cứu trước đó rằng, chế độ ăn ít dầu cá trong 4 đến 6 tuần không ảnh hưởng đến mức IGF-1 trong huyết thanh nhưng làm giảm tỷ lệ axit béo omega-6 đến omega-3.
Nghiên cứu hiện tại dựa trên các mẫu huyết thanh và mô tuyến t.iền liệt từ nghiên cứu năm 2011. Nhóm ăn chế độ phương Tây bao gồm 21 bệnh nhân và nhóm chế độ ăn dầu cá có 27 bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân trong cả hai nhóm đều có đặc điểm là thừa cân hoặc béo phì. Bệnh nhân duy trì chế độ ăn uống tương ứng trong khoảng thời gian từ 28 đến 30 ngày.
Mức độ tiến triển của chu kỳ tế bào được đo từ 16 bệnh nhân ở nhóm ăn chế độ phương Tây và 20 bệnh nhân từ nhóm ăn dầu cá ít chất béo. Trong một số trường hợp, điểm số tiến triển của chu kỳ tế bào được chứng minh là một yếu tố dự báo tái phát ung thư tuyến t.iền liệt.
Một phát hiện đáng chú ý từ nghiên cứu hiện tại là ở nam giới theo chế độ ăn ít dầu cá, tỷ lệ axit béo omega-6 và omega-3 đã giảm. Ngoài ra, nồng độ axit 15-S-hydroxyeicosatetraenoic cũng giảm ở nhóm bệnh nhân này.
Đối với điểm số tiến triển của chu kỳ tế bào, được nhận thấy ở những bệnh nhân theo chế độ ăn dầu cá sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân theo chế độ ăn phương Tây. Các phân tích cho thấy mối tương quan tích cực đáng kể giữa những thay đổi về mức độ leukotriene B4 với điểm số tiến triển của chu kỳ tế bào.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Với sự trợ giúp của điểm số tiến triển chu kỳ tế bào đáng tin cậy và các dấu hiệu khác, chúng tôi có thể dự đoán bệnh ung thư tuyến t.iền liệt của bệnh nhân nào sẽ tái phát và điều trị theo phương pháp phù hợp. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, chúng ta có thể tác động thuận lợi đến sinh học của bệnh ung thư tuyến t.iền liệt”.
Bác sĩ William J. Aronson, Trung tâm Ung thư Toàn diện UCLA Jonsson, tác giả tương ứng cho bài báo trong Nghiên cứu Phòng ngừa Ung thư.