Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi, nhưng có thể kiểm soát khi được điều trị đúng chuyên khoa.
Bệnh rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn – SHUTTERSTOCK
“Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (rối loạn lưỡng cực) là chứng bệnh rối loạn tâm thần, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá độ, nhưng nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm”, Th.S- BS Trần Quyết Thắng, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết.
Phân biệt 3 loại rối loạn lưỡng cực
Theo Th.S-BS Trần Quyết Thắng, trong các tháng đầu năm nay, đã có 367 lượt bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực đến khám, 41 bệnh nhân phải nhập viện điều trị.
TS Nguyễn Văn Thắng, công tác tại Khoa điều trị A – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết các triệu chứng rối loạn lưỡng cực có thể bao gồm các trạng thái cảm xúc hưng phấn quá mức (hưng cảm) nhưng cũng có thể bao gồm các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là bệnh lưỡng cực hoặc trầm cảm hưng cảm. Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có rất nhiều lựa chọn điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Theo đó, có 3 loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực chính: rối loạn lưỡng cực 1, rối loạn lưỡng cực 2, và rối loạn cảm xúc chu kỳ.
Trong đó, rối loạn lưỡng cực 1 là sự xuất hiện của ít nhất một cơn hưng cảm điển hình. Cùng với đó, bệnh nhân có thể trải nghiệm các giai đoạn trầm cảm trước và sau giai đoạn hưng cảm. Đây là loại rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến cả nam và nữ.
Với những người bị loại rối loạn lưỡng cực 2, bệnh nhân trải qua một giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần. Họ cũng có ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày nhưng không có giai đoạn nào là hưng cảm điển hình. Loại rối loạn lưỡng cực này được cho là phổ biến hơn ở phụ nữ.
Cần phân biệt trầm cảm của rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, vì 2 bệnh này khác nhau về căn nguyên gốc và phương pháp điều trị
Th.S-BS Trần Quyết Thắng (Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội)
Những người bị rối loạn cảm xúc chu kỳ có các giai đoạn hưng cảm nhẹ và trầm cảm. Những triệu chứng này ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với chứng hưng và trầm cảm do rối loạn lưỡng cực 1 hoặc lưỡng cực 2. Hầu hết những người có tình trạng cảm xúc này chỉ trải qua trong 1 hoặc 2 tháng, sau một thời điểm mà cảm xúc của họ ổn định.
Cần được chẩn đoán chính xác
Theo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, một trong nguyên nhân có thể gây rối loạn lưỡng cực là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người có người thân bị rối loạn lưỡng cực sẽ phát triển thành bệnh, và không phải ai bị bệnh cũng có t.iền sử gia đình bị bệnh lý rối loạn lưỡng cực.
Các yếu tố bên ngoài như căng thẳng quá mức, bệnh lý cơ thể… cũng có thể là yếu tố phát triển bệnh.
Bệnh rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm, hoặc có thể nhiều lần trong tuần.
Để chẩn đoán, cần dựa vào các yếu tố cảm xúc và hành vi. Trong đó, về cảm xúc, khi ở trạng thái hưng cảm, bệnh nhân cảm thấy phấn khích tột độ, vui vẻ, lạc quan một cách quá độ. Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hạnh phúc, suy nghĩ tích cực… Nhưng ngay sau đó, người bệnh lại rơi vào trạng thái trầm cảm, cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, thường khóc không rõ lý do, tinh thần trì trệ.
Về hành vi, khi rối loạn lưỡng cực hưng cảm, bệnh nhân ăn uống nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, nhưng khả năng quyết định suy giảm; người bệnh có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác; có thể tăng ham muốn t.ình d.ục.
Ở trạng thái trầm cảm, người bệnh ăn ít đi, lười vận động, không thích giao tiếp với cộng đồng, suy nghĩ nhiều về cái c.hết hoặc muốn t.ự t.ử.
Th.S-BS Trần Quyết Thắng lưu ý: Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được điều trị đúng. Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác. Đặc biệt, cần phân biệt trầm cảm của rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, vì 2 bệnh này khác nhau về căn nguyên gốc và phương pháp điều trị.
Chiếm khoảng 2 – 5% dân số
Rối loạn lưỡng cực rất thường gặp trong tâm thần học. Tỷ lệ rối loạn lưỡng cực chiếm khoảng từ 2 – 5% dân số.
Các thống kê cho thấy, khoảng 1/3 bệnh nhân rối loạn lưỡng cực từ khi có triệu chứng ban đầu đến khi được chẩn đoán và điều trị thỏa đáng phải mất hơn 10 năm.
Trung bình, một bệnh nhân đi khám 4 bác sĩ và từng có 3,5 lần bị chẩn đoán sai, cho tới khi được chẩn đoán và điều trị đúng.
Rối loạn lưỡng cực có thể bắt đầu ở t.rẻ e.m 5 – 6 t.uổi cho tới 50 t.uổi, trung bình 30 t.uổi, hiếm gặp ở t.uổi lớn hơn.
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội duy trì đường dây nóng, email hỗ trợ bệnh nhân và người nhà: 0967301616; bvtthn@hanoi.gov.vn
(Nguồn: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội)
Thuốc trị rối loạn lưỡng cực: Dùng thế nào mới có hiệu quả?
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần bao gồm các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm xuất hiện xen kẽ nhau trên cùng một bệnh nhân, giữa các giai đoạn bệnh nhân bình phục gần như hoàn toàn.
Trong quá trình dùng thuốc trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị.
Các đặc điểm của bệnh rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực gặp phổ biến ở cả nam và nữ với tỷ lệ suốt cuộc đời là 1% dân số.
Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân vui vẻ quá mức, nói rất nhanh, rất nhiều, tăng tự tin và tự cao cho mình giàu sang, tài giỏi. Bệnh nhân hoạt động rất nhiều, ngủ rất ít (chỉ 1-2 giờ mỗi ngày) nhưng không hề mệt mỏi, họ tuy chú ý kém, nhưng trí nhớ lại rất tốt.
Những người này thường tiêu rất nhiều t.iền, đầu tư vào các công việc mà họ không hiểu biết nên dẫn đến thiệt hại về tài chính ghê gớm. Các trường hợp nặng, bệnh nhân còn cho rằng có một người nào đó (đã c.hết) nhập vào mình. Giai đoạn hưng cảm thường kéo dài trung bình 3 tháng rồi tự hết, bệnh nhân bình phục hoàn toàn nên cho rằng bệnh của mình đã khỏi.
Khoảng thời gian ổn định của bệnh nhân thường kéo dài trên, dưới 1 năm rồi bệnh nhân lại tái phát, thường là có giai đoạn trầm cảm.
Trong giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân buồn, bi quan, chán nản quá mức, họ mất hết các hứng thú và sở thích cũ; bị mất ngủ nặng (thời lượng ngủ ngắn, giấc ngủ nông và đầy mộng mị) và tỏ ra rất mệt mỏi (nhất và vào buổi sáng); chán ăn, ăn ít nên sút cân nhiều (có thể đến vài kg trong 1 tháng); luôn lo lắng quá mức, cho mình bị bệnh nặng không thể chữa được; suy nghĩ rất chậm chạp, mất khả năng lao động và luôn cho rằng mình nên c.hết đi thì mọi người sẽ tốt hơn.
Giai đoạn trầm cảm thường kéo dài khoảng 9 tháng rồi tự hết, bệnh nhân lại hồi phục gần như hoàn toàn. Thời gian ổn định của bệnh nhân kéo dài khoảng 1 năm, sau đó bệnh nhân lại tái phát (thường tái phát giai đoạn hưng cảm). Các quãng thời gian hưng cảm, ổn định, trầm cảm, ổn định, hưng cảm… kế tiếp nhau, kéo dài suốt đời. Do vậy, bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng sẽ phải điều trị củng cố bằng thuốc suốt đời.
Bênh nhân cân tuân thu dung thuôc theo chi đinh cua bac si.
Dùng thuốc như thế nào?
Để điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dùng thuốc chỉnh khí sắc (valproate natri) và t.huốc a.n t.hần mới (olanzapine, quatiapine), áp dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh (hưng cảm, trầm cảm, ổn định).
Thuốc chỉnh khí sắc và t.huốc a.n t.hần mới đều có tác dụng cắt cơn hưng cảm hoặc trầm cảm và chống tái phát. Khi phối hợp hai loại thuốc này với nhau thì hiệu quả điều trị sẽ tăng lên so với dùng đơn độc một thuốc. Bệnh nhân sẽ chóng cắt cơn hưng cảm (hoặc trầm cảm) và đẩy lùi nguy cơ tái phát bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý mấy vấn đề sau: Phải uống thuốc đủ liều, thường xuyên và kéo dài suốt đời; các biện pháp điều trị khác không thay thế được thuốc; t.huốc a.n t.hần kinh mới và chỉnh khí sắc cũng có một số tác dụng phụ nhất định, vì vậy cần phải thông báo cho bác sĩ biết các dấu hiệu bất thường. Ví dụ:
Thuốc chỉnh khí sắc có thể gây dị ứng, tăng men gan, ảnh hưởng đến thai nhi (nhất là 3 tháng đầu thai kì), rụng tóc, tăng cân…
T.huốc a.n t.hần gây ăn ngon miệng, ăn nhiều, tăng cân, tăng đường huyết, ngủ nhiều.
Với các trường hợp dị ứng thuốc, tăng men gan, có thai… nên ngừng và thay thuốc chỉnh khí sắc bằng thuốc khác, cùng loại.
Còn với trường hợp ăn nhiều, tăng cân thì bệnh nhân nên đi bộ, ăn thức ăn nghèo năng lượng…
Với trường hợp bệnh nhân ngủ nhiều thì có thể uống cà phê, nước chè vào buổi sáng.
Do bệnh nhân phải uống thuốc điều trị củng cố suốt đời nên người nhà bệnh nhân phải thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân việc uống thuốc, nhất là khi bệnh đã ổn định được một thời gian dài. Khi đó, họ thường cho rằng bệnh của mình đã khỏi hẳn nên không cần uống thuốc nữa.
Khi uống thuốc dài ngày, cơ thể sẽ “quen” dần với thuốc, vì vậy liều thuốc chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng lên, chứ không thể giảm xuống được. Do vậy, bênh nhân không được phép tự ý giảm liều khi thấy bệnh đã ổn. Gia đình bệnh nhân cần kiểm tra thường xuyên xem bệnh nhân có uống thuốc đầy đủ hay không.
Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn tâm thần, bệnh nhân có thể ổn định hoàn toàn trong nhiều năm khi chịu khó uống thuốc củng cố hàng ngày theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân hãy chấp nhận việc uống thuốc suốt đời cũng giống như các bệnh mạn tính khác (tăng huyết áp, đái tháo đường).