Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết đơn vị này lần đầu tiên phẫu thuật thành công thay khớp gối nhân tạo cho người mắc lao khớp gối.
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa tiến hành phẫu thuật thành công thay khớp gối nhân tạo cho người bệnh 59 t.uổi bị mắc lao khớp gối. Đây là trường hợp người bệnh bị lao khớp gối đầu tiên tại Việt Nam được phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thành công.
Bệnh nhân có thể đứng và đi lại sau ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo. Ảnh: BVCC.
Bà H.T.Th (59 t.uổi, xã Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên) đã 17 năm chung sống với bệnh viêm khớp dạng thấp, mỗi năm đều đặn 3-4 lần phải lên bệnh viện Bạch Mai khám và lấy thuốc điều trị uống hàng ngày, bệnh có cải thiện tốt, bà đi lại và sinh hoạt cá nhân được.
Khoảng 6 tháng trước khi vào Bệnh viện Phổi Trung ương, bà Th xuất hiện đau khớp gối bên trái, ban đầu bà nghĩ là đó là do bệnh viêm khớp dạng thấp mạn tính của bà, kèm theo cơn đau chưa dữ dội nên đã chủ quan, không khám xét kĩ. Bệnh tiến triển nặng dần, khớp gối bên trái của bệnh nhân ngày càng sưng to, đến khi đau nhiều, không đi lại được, khớp gối vỡ rò mủ mới đến bệnh viện Phổi Trung ương.
Bệnh nhân tâm sự rằng, một phần do chủ quan, một phần do không có kiến thức về bệnh lao khớp nên bà Th đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các cơ vùng đùi đã teo, khớp đã cứng, không đi lại sinh hoạt được, khớp rò mủ liên tục khiến các cháu nội ngoại không dám đến gần bà nữa. Tâm lý của bệnh nhân rất tuyệt vọng, không thể đi lại được.
Tháng 1/2021, sau khi bị sưng, đau rất nhiều tại khớp gối trái, bà Th. lên khám tại bệnh viện Bạch Mai, sau đó được chuyển sang bệnh viện Phổi Trung ương và được xét nghiệm dịch khớp gối phát hiện dương tính với vi khuẩn lao.
Ngay lập tức, người bệnh đã được điều trị thuốc lao đa hóa trị liệu, chụp cắt lớp vi tính thấy khớp gối bị phá hủy, có nhiều mủ áp xe. Các bác sĩ đã hội chẩn, quyết định thực hiện phẫu thuật làm sạch khớp gối, song song với điều trị đa hóa trị liệu.
Hình ảnh khớp gối bị lao của bệnh nhân.
Tháng 3/2021, người bệnh nhập viện theo lịch hẹn khám lại, sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm thấy tình trạng viêm giảm nhiều, chụp phim đ.ánh giá không còn áp xe khớp gối nữa, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp quyết định phải tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhằm giúp cho người bệnh có cơ hội trở lại sinh hoạt bình thường.
Sau khi phẫu thuật, tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định, sau 2 ngày được tập phục hồi chức năng ngay, người bệnh có thể gấp duỗi khớp gối trong phạm vi nhất định, so với trước mổ khớp gối bị cứng, hầu như không gấp duỗi được. Sau hơn 1 tuần, người bệnh đã có thể bước đi những bước đầu tiên mà không cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ, không cần người dìu dắt.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Tráng – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Phổi Trung ương cho biết: “Phẫu thuật thay khớp gối bằng khớp nhân tạo là một phương pháp tiên tiến giúp bệnh nhân phục hồi gần như hoàn toàn chức năng vận động của khớp. Chỉ định thay khớp gối nhân tạo đa số do thoái hóa khớp, ngoài ra còn chỉ định trong trường hợp chấn thương làm hỏng khớp, các bệnh lí viêm khớp – màng hoạt dịch làm hỏng sụn khớp.
Đối với lao khớp gối, cho đến nay quan điểm một số nước trên thế giới cũng như một số bệnh viện ở nước ta là không thay khớp vì các lý do:
Thứ nhất, việc phẫu thuật thay khớp do lao là rất khó khăn do vi khuẩn lao phá hủy xương nhiều, không như trong bệnh lí thoái hóa chủ yếu tổn thương vùng sụn ở bề mặt, phần xương phía dưới còn khá nguyên vẹn nên việc thay khớp dễ dàng hơn nhiều.
Thứ hai, lao là bệnh lí n.hiễm t.rùng nên một số quan điểm rất ngại đặt dụng cụ nhân tạo.
Thứ ba, trong lao khớp gối thì việc điều trị thuốc lao là yếu tố quyết định thành công. Trong lao xương khớp nói chung, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh có thể khỏi hoàn toàn vừa không để lại di chứng gì.
Tuy nhiên người bệnh đến bệnh viện chủ yếu là ở giai đoạn muộn, khớp đã bị biến dạng và phá hủy nhiều, trước đây đa phần đều làm phẫu thuật hàn cứng khớp.
Đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công. Hiện nay người bệnh đã được ra viện và có thể vận động đi lại được gần như bình thường.
Với kết quả thành công của ca thay khớp gối nhân tạo cho người mắc lao xương khớp đầu tiên tại Việt Nam, đây sẽ là cơ hội mới cho những trường hợp mắc lao xương khớp, lao cột sống ở giai đoạn muộn đã có di chứng có thể trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường.”
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Việt Nam đưa ra loạt khẩu hiệu vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao
Theo Bộ Y tế, ngày 24/3 hằng năm được chọn trở thành Ngày thế giới phòng, chống lao để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh lao.
Ảnh minh họa, nguồn: SKĐS
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn trên 20.000 người mắc bệnh lao chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Do đó, từ năm 2018, Quỹ PASTB được thành lập nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Tính hết tháng 12/2020, Quỹ PASTB đã hỗ trợ cho 2.560 lượt người bệnh với tổng số t.iền lên tới hơn 5,7 tỷ đồng.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020).
Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình.
70% người mắc lao ở trong độ t.uổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Năm 2020, Việt nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid 19 mặc dù ảnh hưởng đó là nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, phát hiện bệnh lao cũng giảm đi hơn 3%.
Tuy nhiên, người dân đã có ý thức rất cao về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có sự tương đồng giữa lao và Covid.
Đồng thời, hệ thống chính trị cũng đã có đủ thông tin về vai trò của y tế trong phát triển kinh tế – xã hội, các biện pháp giải quyết dịch bệnh đường hô hấp. Đó chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện chấm dứt bệnh lao.
Để hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2021, Việt Nam đã đưa ra một số khẩu hiệu và kêu gọi mọi người cùng hành động vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 như sau:
Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt bệnh lao!
Lan tỏa yêu thương – Kết nối cộng đồng – Chấm dứt bệnh lao!
Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2021!
Phải phòng chống lao như phòng chống COVID-19!
Đã đến lúc cùng hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao!
Đã đến lúc đoàn kết toàn dân để chiến thắng bệnh lao!
Hãy hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao vào năm 2030!
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, mọi người hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia chấm dứt bệnh lao vào năm 2030!
Đã đến lúc toàn dân hành động vì sự nghiệp chấm dứt bệnh lao cho mình và cộng đồng!
Thời cơ đã đến, mỗi người hãy chiến thắng bệnh lao ngay bây giờ và mãi mãi!
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm lao!
Không ai đáng phải c.hết vì bệnh lao, đặc biệt là trẻ em!
Tôi không sợ bệnh lao, tôi sợ sự xa lánh và vô cảm của xã hội!
Chiến thắng bệnh lao, chiến thắng đói nghèo!
Phòng chống lao – Trách nhiệm của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân, tiến tới thanh toán bệnh lao!
Vì sức khỏe Việt Nam, hãy cùng hành động để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030!
Bệnh lao phổi và dấu hiệu nhận biết
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi.
Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong bệnh lao. Bệnh lao phổi cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý phổi khác.
Bệnh lao phổi gặp ở tất cả mọi lứa t.uổi và giới tính, đặc biệt với những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với những người bị lao phổi nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi được biểu hiện như sau: Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần. Ho kéo dài, ho khan hoặc khạc đờm trắng.
Nhiều trường hợp người bệnh ho khạc đờm lẫn m.áu hoặc ho khạc nhiều m.áu. Sốt nhẹ về chiều gặp ở hầu như tất cả các bệnh nhân. Người gầy sút cân. Người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt dai dẳng về chiều và tối. Triệu chứng cơ năng: Ho ngày càng tăng, có thể ho ra m.áu. Đau ngực liên tục. Khó thở tăng cả khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng thực thể: Khi bệnh nhân đến khám muộn, có thể nhìn thấy lồng ngực bị lép (bên tổn thương) do các khoang liên sườn hẹp lại. Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương, nghe có nhiều ran nổ, ran ẩm…, có thể có tiếng thổi hang.
Với bệnh nhân lao phổi, hầu hết các trường hợp khám phổi không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt. Bệnh được chẩn đoán dựa chủ yếu vào việc khai thác các dấu hiệu ho kéo dài, khạc đờm có m.áu, sốt về chiều… và hình ảnh tổn thương thâm nhiễm trên phim chụp Xquang phổi.
Việc chẩn đoán chính xác mắc lao dựa vào xét nghiệm tìm thấy bằng chứng của vi khuẩn lao trong đờm.