Y học cổ truyền có học thuyết “ngũ vận lục khí” hay gọi tắt là vận khí- một phương pháp lý luận cổ xưa để giải thích sự biến hóa của khí hậu thời tiết trong tự nhiên và sự ảnh hưởng tới vạn vật trong vũ trụ- đặc biệt đối với sức khỏe con người.
Thời bệnh trong tương quan ngũ hành tính
Ngũ vận lấy kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong ngũ hành phối hợp với thiên can để tính tuế vận của mỗi năm. Lục khí là 6 thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, đem phối hợp với địa chi, để tính tuế khí của mỗi năm. Kết hợp ngũ vận và lục khí lại, sẽ thành ra một công cụ lý luận để thuyết minh mọi phương diện trong hoàn cảnh tự nhiên và quan hệ trong y học.
Học thuyết vận khí lấy các yếu tố “thiên, địa, nhân” kết hợp lại, nắm quy luật của thời tiết khí hậu. Suy xét tình hình phát bệnh và khí hậu thay đổi trong từng năm, để tham khảo cho việc chẩn đoán và chữa bệnh.
Ngũ vận gồm có: thổ vận, kim vận, thủy vận, mộc vận, hỏa vận. Vận nghĩa là luân chuyển, vận động không ngừng. Lấy ngũ hành phối hợp với thiên can để phân tích, thuyết minh sự biến hóa bình thường và khác thường của khí hậu từng năm, từng mùa.
Lục khí gồm có: phong, nhiệt, hỏa, thấp, táo, hàn.
Ngũ vận và lục khí khi vận dụng thì kết hợp với nhau, là một khâu trọng yếu trong học thuyết vận khí. Lấy can chi làm cơ sở, thiên can để tìm vận, địa chi để tìm khí. Muốn suy lường tình hình vận khí trong một năm thì cần đem vận và khí kết hợp mà phân tích.
Sách Nội kinh ghi: Ngũ vận biến hóa hay lục khí biến hóa đều có thể gây bệnh cho người. Chủ yếu là nói những bệnh vì khí hậu, ảnh hưởng đến tạng thuộc với khí ấy mà phát ra.
Vì thuộc tính của nguyên nhân gây bệnh không giống nhau và thể chất của từng người cũng khác nhau, nên tạng phủ và chứng trạng bệnh cũng khác nhau.
Vì thế, nghiên cứu y học cũng cần phải đặt vấn đề quan hệ giữa người với tự nhiên như là một trong những thành tố trọng yếu.
Tác động trực tiếp
Các bệnh cơ xương khớp:
Một công trình nghiên cứu khoa học thực hiện tại Trung tâm y khoa Rotterdam (Hà Lan) khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa các cơn đau nhức xương khớp trong sự thay đổi của thời tiết. Theo đó, tình trạng cứng khớp và khó vận động khớp tăng lên 1 điểm mỗi khi độ ẩm không khí tăng lên 10%. Chỉ số đ.ánh giá chức năng của khớp cũng trở nên xấu đi khi áp suất không khí tăng 10 đơn vị.
– Cơ thể cố dự trữ năng lượng khi nhiệt độ hạ xuống vào mùa đông, dẫn đến lưu thông m.áu kém.
– Thời tiết lạnh mùa đông cũng làm giảm lưu thông của dịch khớp. Lưu thông dịch khớp giảm, làm sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, khiến bệnh nhân đau nhiều hơn.
– Áp suất không khí và độ ẩm cũng liên quan với đau khớp. Bệnh nhân hay cảm thấy đau vào mùa hè vì áp suất không khí giảm, khiến các khớp giãn ra, chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh.
Trên thực tế, rất khó xác định được mối liên quan giữa đau xương khớp và thời tiết. Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết lên bệnh xương khớp, người ta phải đ.ánh giá rất nhiều những thông số của thời tiết như: độ ẩm, nhiệt độ, nhiệt độ tối thiểu và tối đa trong ngày; nắng, áp suất khí quyển trung bình trong ngày; biên độ thay đổi áp suất trong ngày; mưa, tốc độ gió, sương mù…
Năm 1985, tại Hà Lan, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 88 bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết quả cho thấy đau xương khớp tăng lên có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ, áp lực hơi nước, độ ẩm không khí, và ảnh hưởng này rõ rệt vào mùa hè hơn mùa đông. Nhiệt độ thấp, áp lực khí quyển cao, độ ẩm lớn cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh thoái hóa khớp.
Huyết áp
Khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng dễ nhận thấy và phổ biến nhất là vấn đề huyết áp. Nhiệt độ đột ngột xuống thấp khiến các mạch m.áu bị co lại làm tăng huyết áp, dễ xảy ra tai biến hay đột quỵ, nhất là đối với bệnh nhân có t.iền sử cao huyết áp.
Cảm xúc
Một nghiên cứu ghi nhận, số các vụ t.ự t.ử tăng vọt trong những ngày trời nhiều mây, u ám. Đặc biệt là những người mắc các bệnh về tâm thần, từ đó gây ra hành vi t.ự t.ử hoặc tự hủy hoại bản thân.
Hen suyễn và dị ứng
Khi thời tiết chuyển mùa hay từ lạnh sang nóng, những người gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, dị ứng ngày một trầm trọng thêm. Vào mùa xuân, thời tiết trở nên ấm áp hơn, nhưng đây cũng là mùa của các loài hoa thụ phấn hay côn trùng sinh sôi. Đây là nguyên nhân gây ra các cơn dị ứng cho con người.
Nhức đầu
Mùa hè ở các nước châu Âu, ngày dài hơn đêm, việc tiếp xúc với ánh sáng kéo dài thường gây ra các chứng đau nửa đầu. Thời tiết thay đổi do áp suất khí quyển, ảnh hưởng đến các mạch m.áu lưu thông đến não, gây hiện tượng đau đầu.
Bệnh tiểu đường
Khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ có những phản ứng để thích nghi như mạch m.áu co lại. Đường trong gan được huy động để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, làm gia tăng lượng đường trong m.áu ở các bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu của Tổ chức tim mạch BMJ, mỗi khi nhiệt độ giảm 1 độ có thêm khoảng 200 trường hợp đau tim xảy ra trên khắp nước Mỹ. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm phát sinh các căn bệnh như tăng huyết áp, tăng nguy cơ cục m.áu đông. Đây là điều kiện trực tiếp làm xuất hiện các cơn đau tim.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh phổi khác
Khi trời nóng, thời tiết ẩm ướt có thể làm cho việc hít thở khó khăn, đặc biệt đối với những người có các bệnh về phổi trước đó. Hoặc khi thời tiết thay đổi nhiệt độ sang lạnh và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để phát triển các vi rút gây bệnh đường hô hấp.
Cảm lạnh và cúm
Theo các chuyên gia sinh học địa chất, mặc dù không biết rõ lý do tại sao khi thời tiết thay đổi con người thường mắc bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Sự biến động nhiệt độ nhanh làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Các vi rút gây bệnh cảm lạnh thường lan truyền dễ dàng hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm.
Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Những người bị ADHD sẽ bị rối loạn tình cảm theo mùa nóng lạnh khác nhau. Ở những khu vực nắng ít, số lượng bệnh nhân ADHD tăng lên. Hiện các chuyên gia nghiên cứu chưa giải thích được nguyên nhân của tình trạng này.
Bệnh viêm xoang
Khi áp suất khí quyển thay đổi, nhiều người cảm thấy có sự tác động ngay đến bệnh xoang vốn có của mình. Thường xuất hiện các triệu chứng ngạt mũi, khó thở….
Raynaud: Một tình trạng bệnh lý thường hay kết hợp với các bệnh khớp như luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể. Độ nhớt của dịch khớp tăng lên khi nhiệt độ hạ thấp.
Lupus ban đỏ: Vai trò của mặt trời gây sạm da và ban đỏ ở da tiếp xúc với ánh sáng trong bệnh luput đã được khoa học chứng minh.
Tác động gián tiếp
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả… Biến đổi khí hậu còn làm gia tăng một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.
Sốt xuất huyết đang là vấn đề của toàn cầu, cứ sau 10 năm số mắc sốt xuất huyết trên thế giới lại tăng gấp đôi. Gần 4 tỷ người sống trong vùng nguy cơ, số mắc được ghi nhận ở 128 nước.
Năm 2015, tại Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Đài Loan, Ấn Độ, sốt xuất huyết cũng đang gia tăng sau nhiều năm không có dịch. Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, sau năm 2014 – năm mà dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam giảm thấp nhất trong vòng 10 năm, thì năm 2015, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng trở lại.
Theo các chuyên gia, thời tiết khô hạn khiến việc tích trữ nước gia tăng, gia tăng nhiệt độ trung bình, làm cho thời gian phát triển chu kỳ trứng thành muỗi rút ngắn, kéo dài thời gian sống của muỗi, gia tăng mật độ muỗi khiến tăng nguy cơ dịch sốt xuất huyết.
Trong một khảo sát mang tính cảnh báo, nhóm chuyên gia liên Chính phủ về biến đổi khí hậu đã dự liệu đến năm 2080 sẽ có khoảng 1,5-3,5 tỉ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mắc sốt xuất huyết, nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và do khí hậu thay đổi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm, có khoảng 150 ngàn người c.hết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
Ước tính, có khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các trường hợp mắc bệnh sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp. Trong số 14 triệu người c.hết hàng năm ở khu vực này có tới 40% c.hết do các bệnh lây nhiễm. Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh lây nhiễm tại khu vực này.
Cách đơn giản chữa đau vai gáy khi trời lạnh
Bệnh đau vai gáy thường xảy ra khi cơ thể bị nhiễm lạnh, người bệnh không thể quay cổ hoặc quay cổ rất khó khăn. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ cách tự điều trị tại nhà hiệu quả.
Người dân cần biết cách giữ ấm, tăng cường tập thể dục ngày trời lạnh để phòng bệnh. Ảnh: TTXVN
Bác sĩ Hoàng Văn Lý, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Đau vai gáy cấp là bệnh cơ xương khớp thường gặp, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, nhất là mùa lạnh. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhất là những người có t.iền sử thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, người làm việc văn phòng ngồi nhiều… Cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở một bên hoặc cả hai bên từ vùng cổ, gáy sau lan xuống vai và cánh tay. Người bệnh không thể quay cổ hoặc quay cổ rất khó khăn do cổ bị cứng và đau.
Theo đó, bệnh đau vai gáy xuất hiện do hiện tượng cơ co chèn ép các đầu mút dây thần kinh cảm giác; khi các cơ co cứng chèn ép các mạch m.áu đi trong khối cơ, lưu lượng m.áu giảm, các chất trung gian chuyển hóa bị ứ đọng gây đau cơ.
Đau vai gáy là bệnh cấp tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để kéo dài, không điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc.
Cũng theo bác sĩ Hoàng Văn Lý, trong y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị đau vai gáy không dùng thuốc mang lại hiệu quả như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, hơ ngải…
Tại nhà, người bệnh có thể tự điều trị bằng biện pháp chườm ngải, cách thực hiện như sau:
Người bệnh chuẩn bị một cân muối hạt, rang nóng cho vào túi vải buộc đầu, dàn đều; sau đó rải một lớp ngải cứu tươi lên trên và dùng miếng vải hoặc khăn mặt trải lên lớp ngải, tạo thành gối để đặt lên cổ.
Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện từ 1-2 lần. Hơi nóng từ muối rang và vị thuốc ngải cứu sẽ giúp các cơ ở vai gáy giãn ra, các đầu mút thần kinh được giải phóng và tuần hoàn mạch m.áu được lưu thông, các chất trung gian chuyển hóa được đào thải, bệnh hết đau.
Khi gối nguội, chỉ cần xóc lại túi muối để những hạt còn ấm bên trong đảo ra bên ngoài. Muối hạt có thể tái sử dụng nhiều lần khi đựng trong túi sạch, chỉ cần thay đổi lớp ngải cứu bọc bên ngoài.
Khi chườm, người bệnh chú ý điều chỉnh nhiệt độ vừa với cảm giác da, tránh gây bỏng.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng tay xoa bóp vùng cổ cho cơ mềm ra, hoặc đan hai tay vào nhau sau đó chà xát mạnh vào vùng vai gáy cho đến khi da cổ nóng lên cũng có tác dụng giãn cơ, giảm đau.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng đau vai gáy, mỗi người cần tăng cường vận động. Với người làm việc phải ngồi lâu một tư thế, sau mỗi 45 phút nên dành 5 phút nghỉ ngơi, dùng tay xoa bóp vùng cổ, gáy, vận động quay cổ nhẹ nhàng; thường xuyên tập thể dục thể thao. Đặc biệt, khi ngủ không gối đầu quá cao, ngủ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều gió, gió lùa, nhiệt độ quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột để phòng bệnh.