Tháng 4 hàng năm được coi là “Tháng Nhận thức về Parkinson”, mọi người khắp thế giới cùng nhau chia sẻ và nâng cao nhận thức về chứng bệnh thoái hóa não đang ảnh hưởng khoảng 1,6% dân số toàn cầu.
Sự thoái hóa của các tế bào sản xuất dopamine ở vùng liềm đen, một khu vực nhỏ nhưng quan trọng nằm sâu trong não, là nguyên nhân gốc rễ của bệnh Parkinson. Bởi dopamine là hóa chất dẫn truyền tín hiệu trong các mạch vận động của não bộ, nếu hàm lượng suy giảm hoặc thiếu, người bệnh sẽ bị run, vận động chậm chạp và cứng một số bộ phận cơ thể – biểu hiện điển hình của bệnh Parkinson.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn biểu hiện và cách điều trị Parkinson, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm phổ biến về căn bệnh này:
1. Parkinson làm run tay
Sự thật: Run là biểu hiện phổ biến, nhưng 10-15% bệnh nhân có thể không bị run. Thay vào đó, những bệnh nhân này có thể bị cứng các bộ phận cơ thể, đi lại khó khăn và mất thăng bằng. Mỗi bệnh nhân có các triệu chứng bệnh khác nhau và không ai giống ai.
2. Parkinson chỉ gây ra các vấn đề liên quan đến vận động
Sự thật: Các triệu chứng “phi vận động” như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, táo bón, giảm khứu giác, tiểu không tự chủ và chóng mặt khi đứng đều là những đặc điểm quan trọng cần được quan tâm và điều trị thích hợp giống như các biểu hiện vận động rõ ràng khác.
3. Không có phương pháp điều trị tốt cho bệnh Parkinson
Sự thật: Có một số phương pháp điều trị giúp bệnh nhân sống khỏe, thậm chí sống như bình thường, bao gồm các loại thuốc điều chỉnh dopamine, tập vật lý trị liệu và điều chỉnh lối sống. Ở một số bệnh nhân, khi bệnh tiến triển nặng, phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) – một thủ thuật trong đó các điện cực được đặt tại các vùng não chi phối vận động – giúp kiểm soát rất hiệu quả các triệu chứng, cũng như giúp họ có chất lượng sống khá tốt trong thời gian dài.
4. Nếu tôi mắc bệnh Parkinson, tôi sẽ bị tàn tật hoặc c.hết sớm
Sự thật: Không đúng. Parkinson không phải là căn bệnh c.hết người giống như đau tim nặng hoặc đột quỵ. Hầu hết bệnh nhân Parkinson, nếu được chăm sóc thần kinh sớm và thích hợp, có thể có cuộc sống và t.uổi thọ gần như bình thường và các triệu chứng có thể kiểm soát được.
5. Nếu bị Parkinson, tôi không thể làm được gì ngoài việc uống thuốc suốt đời
Sự thật: Điều chỉnh lối sống như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, yoga và thiền định đều giúp duy trì sự độc lập và chất lượng cuộc sống tốt cho người bệnh. Ngoài ra, người mắc bệnh nặng có thể điều trị bằng DBS để giảm run, co cứng và cử động chậm chạp.
6. Bệnh Parkinson chỉ có ở người già
Sự thật: Mặc dù phần lớn người mắc bệnh Parkinson trên 60 t.uổi, nhưng việc khởi phát sớm hơn – khi các triệu chứng bắt đầu trước 40 t.uổi – cũng ngày càng phổ biến. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy ai đó mắc bệnh ở độ t.uổi 30, thậm chí 20.
7. Parkinson không phải là do di truyền
Sự thật: Điều này có thể đúng trong phần lớn trường hợp (trên 80%), nhưng ít nhất 15-20% trường hợp bị Parkinson được coi là di truyền. Một số gien hiện đã được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh và xuất hiện ở nhiều thành viên trong một gia đình.
8. Liệu pháp tế bào gốc có thể chữa Parkinson
Sự thật: Không chính xác. Không có bằng chứng khoa học cho thấy nó có ích, thậm chí còn có thể gây hại. Giới nghiên cứu Parkinson trên toàn thế giới khuyên bệnh nhân nên tránh xa liệu pháp tế bào gốc và các tuyên bố phi khoa học khác về cách chữa này.
9. Kích thích não sâu chỉ là liệu pháp thử nghiệm
Sự thật: Tuy nghe có vẻ đáng sợ và viển vông, nhưng nó đã tồn tại và được sử dụng thành công trong nhiều thập kỷ, với hơn 150.000 bệnh nhân đã trải nghiệm DBS trên toàn thế giới. DBS hoạt động rất giống với máy tạo nhịp tim, với dây dẫn nằm trong vùng kiểm soát vận động của não. Đây là một trong những dạng phẫu thuật não an toàn nhất hiện nay, vì rất ít xâm lấn.
Các bằng chứng khoa học ủng hộ DBS đã tồn tại được 20 năm và đang tăng lên hàng năm. Đây là một quy trình tiêu chuẩn kiểm soát Parkinson trên toàn thế giới trong 2 thập kỷ qua.
Dư thừa lipid trong các tế bào thần kinh có thể gây ra bệnh Parkinson
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, sự tích tụ lipid trong các tế bào thần kinh và viêm là một trong những nguyên nhân có thể gây bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson là một chứng rối loạn vận động trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Cái c.hết của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong vùng chất nền của não gây ra bệnh. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh đóng một số vai trò quan trọng, bao gồm kiểm soát động lực và cảm giác “tưởng thưởng”, khích lệ cho chủ thể và chuyển đông.
Dopamine giúp mang lai niêm vui va cam giac hưng phấn tưc thơi, khiên con ngươi muôn co đươc no nhiêu hơn. Tuy nhiên, con đường chính xác dẫn đến cái c.hết của các tế bào sản xuất dopamine vẫn chưa rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu đã tập trung nhiều sự chú ý vào một dạng protein bị gấp khúc gọi là alpha-synuclein, là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson và đã tìm thấy các khối hoặc tập hợp protein độc hại này trong não của những người mắc bệnh. Tuy nhiên, một lý thuyết khác đề xuất rằng rối loạn điều hòa lipid và viêm đóng một vai trò quan trọng hơn, tương tự như các mảng mỡ và tình trạng viêm trong thành động mạch trong bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Neuroregeneration tại Bệnh viện McLean ở Belmont, MA, hiện đã phát hiện ra sự tích tụ lipid trong các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não của những người bị Parkinson sau khi t.ử v.ong.
Lượng lipid dư thừa trong các tế bào thần kinh này tương quan với sự thay đổi nồng độ lipid trong các tế bào lân cận được gọi là microglia (tế bào thần kinh đệm) và tế bào hình sao. Khi các nhà nghiên cứu mô phỏng sự phân giải chuyển hóa lipid trong mô hình động vật bị bệnh, họ đã thấy những thay đổi đáng kể tương tự.
Tác giả chính, TS Ole Isacson, giám đốc sáng lập của Viện Neuroregeneration và là giáo sư thần kinh học tại Trường Y Harvard ở Boston, cho biết: Những kết quả này ủng hộ giả thuyết về chứng viêm do lipid của chúng tôi trong nguyên nhân khởi phát và tiến triển bệnh Parkinson. Kết quả này có thể giúp khám phá và phát triển các liệu pháp mới điều trị bệnh Parkinson.