Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện (Bệnh viện Nhi đồng thành phố) cho biết bệnh viện từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân là trẻ gặp phải vấn đề tâm lý, sức khỏe bị tác động bởi mạng xã hội, thiết bị công nghệ.
Cha mẹ cần định hướng nội dung, hạn chế thời gian khi để trẻ dùng điện thoại, mạng xã hội – NGỌC THẮNG
Thông tin Công an TP. Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp với Phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa, cùng một trường tiểu học để làm rõ vụ việc học sinh của trường này bị người lạ lạm dụng, dụ dỗ quay clip nhạy cảm, cho thấy những hiểm họa khi trẻ được sử dụng điện thoại, mạng xã hội từ nhỏ nhưng thiếu sự kiểm soát…
Hàng loạt cạm bẫy, hiểm nguy từ thế giới ảo
Làm việc 4 năm ở đơn vị tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM), chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện cho biết bệnh viện từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân là trẻ gặp phải vấn đề tâm lý, sức khỏe bị tác động bởi mạng xã hội, thiết bị công nghệ.
Đặc biệt, cách đây hơn một tuần, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân nữ 13 t.uổi t.ự s.át. Khi tiếp xúc để hỗ trợ tâm lý, ông Thiện cho biết b.é g.ái bị bắt nạt trên mạng xã hội và ở trường dẫn đến hành vi uống thuốc sâu t.ự t.ử. Đây không phải là trường hợp hiếm ở các bệnh viện hiện nay.
Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề cảm xúc, gây ra tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập, cuộc sống. Còn để con sử dụng mạng xã hội khi còn quá nhỏ, ý thức bảo vệ bản thân chưa đủ thì sẽ rất dễ bị bắt nạt, dụ dỗ từ những đối tượng khác.
Đặc biệt, các em dễ dàng bị dụ dỗ, bị lộ hình ảnh hoặc thông tin nhạy cảm của bản thân. Khi bị đe dọa, các em dễ dàng bị kiểm soát hoặc thực hiện một số hành vi theo kẻ xấu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của trẻ và nó mở đường cho nhiều nguy cơ khác như lạm dụng t.ình d.ục, sử dụng hình ảnh bất hợp pháp…
Nghiện game cũng chính là một trong những ảnh hưởng “nhãn t.iền” mà trẻ gánh chịu khi cha mẹ “thả” con sử dụng điện thoại di động quá sớm và không hướng dẫn sử dụng phù hợp. Nhiều em bỏ học, có hành vi chống đối xã hội, tương tác trong gia đình, học tập giảm sút…
Gặp nhiều vấn đề tâm lý
Tương tự, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên (chuyên khoa Tâm thần kinh – Trị liệu tâm lý, phòng khám Bệnh viện ĐH Y Dược 1) cũng cho biết thời gian gần đây, độ t.uổi bệnh nhân gặp vấn đề tâm lý và những vấn đề khác do ảnh hưởng của mạng xã hội ngày càng trẻ hóa.
Theo bác sĩ Khuyên, khi trẻ càng nhỏ, nhận thức càng yếu thì việc bị bắt nạt, dụ dỗ hay dễ bị cuốn theo các trào lưu trên mạng xã hội càng dễ. Biểu hiện thường thấy là trẻ sẽ lo lắng thất thường, đi ra đường sợ có người theo dõi, sợ bạn hay những kẻ xấu chặn đường…
Khi trẻ sử dụng điện thoại di động và lên mạng xã hội sớm, những kẻ xấu sẽ kết bạn, làm quen dụ dỗ các em. “Ví dụ, mới đây một học sinh lớp 5 bị dụ dỗ chụp ảnh, quay clip nhạy cảm với lời mời dẫn đi thi những cuộc thi sắc đẹp nhí. Muốn đi thi họ sẽ kiểm tra hình thể, vóc dáng và các em dễ dàng tin lời, chụp hình k.hỏa t.hân, quay clip nhạy cảm của mình gửi đi. Khi có những hình ảnh này, kẻ xấu sẽ dùng để đe dọa, khống chế trẻ để tống t.iền hoặc tấn công t.ình d.ục. Những hành vi này người lớn cũng dễ gặp phải, mà với trẻ thì việc kháng cự, ý thức bảo vệ bản thân càng thấp thì càng dễ bị dụ dỗ”, bác sĩ Khuyên nói.
Nhưng cũng vì mạng xã hội, trẻ không chỉ trở thành nạn nhân mà cũng có thể trở thành người đi bắt nạt người khác. Trẻ đứng ra lập nhóm để bắt nạt, ăn h.iếp, cô lập bạn trong lớp, trong trường hay người quen của mình…
Làm sao để bảo vệ trẻ trước mạng xã hội ?
Tháng 4.2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có khuyến cáo không nên cho t.rẻ e.m tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm.
Bác sĩ Toàn Thiện cho biết theo nhiều khuyến cáo thì không nên cho trẻ dưới 3 t.uổi sử dụng các thiết bị điện tử. Nếu tiếp xúc với thiết bị công nghệ quá sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ vì thói quen tương tác một chiều.
Từ độ t.uổi tiểu học, các em có thể sử dụng để phục vụ mục đích học tập, tuy nhiên cha mẹ vẫn phải hướng dẫn, kèm cặp và định hướng con cả về thời gian lẫn nội dung sử dụng.
Tương tự, theo bác sĩ Trần Minh Khuyên, không nên cho trẻ sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội quá sớm, trong trường hợp để trẻ sử dụng máy tính, điện thoại cho việc học thì cha mẹ cần có định hướng và kiểm soát phù hợp. Không cho con sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, không để con sử dụng thiết bị công nghệ ở phòng riêng, quản lý con theo giờ sử dụng.
Hằng ngày, cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện, quan sát thái độ tâm lý của con, phải làm bạn được với con. Nếu thấy con có những biểu hiện tâm lý bất thường thì cha mẹ cần phải hỏi han, chia sẻ để biết được những vấn đề của con để hỗ trợ kịp thời…
Ngủ cũng phải… đúng cách
Khi mất ngủ, nên bình tĩnh xem lại các thói quen sinh hoạt của mình và tìm đến bác sĩ nếu tình trạng giấc ngủ không chất lượng kéo dài
Chị Trần Mỹ T. (36 t.uổi; ngụ quận 8, TP HCM) đã phải chịu đựng tình trạng ngủ không ngon suốt 3 tuần nay. “Có thể dạo này tôi tăng cường thể dục, tối nào cũng ráng chạy bộ 1 giờ nên sinh lý thay đổi? Buổi tối tôi hay khó ngủ, ráng ngủ bù buổi trưa được 2 giờ nên tổng thời gian ngủ vẫn được gần 7 giờ nhưng người cứ mệt mệt” – chị chia sẻ trên mạng xã hội.
Ngủ đủ tốt hơn ngủ nướng
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trần Minh Khuyên, chuyên Khoa Tâm thần kinh Phòng khám Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược 1 (TP HCM), để giấc ngủ có chất lượng tốt nhất, nên tập thói quen ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ. Nếu lỡ mất ngủ 1 đêm, không sao hết.
Đừng “ngủ nướng” vì khi đó giấc ngủ không sâu, khi dậy vẫn mệt. Tốt nhất hãy thức dậy đúng giờ như mọi ngày, sinh hoạt bình thường, thời gian ngủ nướng sẽ dành giải quyết mọi công việc cần thiết để đến đêm có thể đi ngủ đúng giờ.
“Lưu ý không nên tập thể dục quá muộn vào buổi tối vì thể dục giúp tăng tiết các hormone gây sảng khoái, tỉnh táo, giờ tập gần giờ ngủ sẽ gây mất ngủ. Tốt nhất nên kết thúc buổi tập lúc 18-19 giờ” – BS Khuyên khuyến cáo.
Học sinh một trường tiểu học ở quận 5, TP HCM trong giờ ngủ trưa. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
BS Trần Minh Khuyên gợi ý cách thức dậy tốt cho sức khỏe, cho dù bạn có cảm thấy đêm qua ngủ chưa đã giấc: hãy dành 30 giây đến 1 phút mở mắt ra và tự xác định hôm nay là thứ mấy, mấy giờ rồi, sáng nay mình phải làm gì… để “khởi động” đầu óc, sau đó mới ngồi dậy từ từ.
Dành thêm 30 giây ngồi trên giường, 30 giây nữa đứng cạnh giường cho cơ thể hoàn toàn tỉnh táo rồi mới bắt đầu ngày mới. Các bước này nhằm để cơ thể thực sự tỉnh cả về thể chất và tinh thần, đồng thời còn tránh tình trạng hạ huyết áp tư thế do đang nằm mà vội đứng vọt dậy.
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), giải thích việc nhiều trẻ từ 6-15 t.uổi thường thích ngủ nướng hay ngủ trưa nhiều, lúc nào cũng buồn ngủ là do nhu cầu ngủ của trẻ ở t.uổi này mỗi em mỗi khác.
Trẻ càng nhỏ càng ngủ nhiều, lúc sơ sinh có thể ngủ tới 20-22 giờ/ngày, từ 1-3 t.uổi khoảng 16 giờ/ngày, từ 3-6 t.uổi thường là 12 giờ/ngày, 6 t.uổi khoảng 10-12 giờ/ngày, từ 7-8 t.uổi khoảng 8-10 giờ/ngày. Lớn hơn, nhu cầu ngủ dần về mức 8 giờ/ngày như người lớn.
Tuy nhiên, mỗi em mỗi khác, có em đến 16-18 t.uổi vẫn cần ngủ hơn 8 giờ mới cảm thấy đủ, có em 12-15 t.uổi mỗi ngày ngủ gần 10 giờ. Nếu buộc các em ngủ theo giờ của người lớn, các em sẽ thiếu ngủ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần cho dù có ngủ trưa bù. Vì thế, với những trường hợp “đặc biệt” này, tốt nhất nên tạo điều kiện cho các em ngủ đêm một giấc dài.
Đi bác sĩ nếu giấc ngủ bất thường
BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Thống Nhất, cho biết lý tưởng nhất là ngủ đủ 8 giờ nhưng nếu người lớn t.uổi ngủ có thể ít hơn một chút hay ngủ đêm ngắn lại, ngủ trưa nhiều hơn thì cũng là quá trình sinh lý tự nhiên, không nên lo lắng nếu thấy sức khỏe vẫn ổn. Tuy nhiên, nên lưu ý nếu người già có tình trạng ngủ gà ngủ gật, ngủ quá nhiều. Đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh hay gặp khi lớn t.uổi, gặp phải những triệu chứng này cần đi khám sức khỏe ngay.
BS Trần Minh Khuyên lưu ý nên phân biệt các tình huống mất ngủ. Tự nhiên mất ngủ 1-2 ngày rồi sau đó lại ngủ ngon thì quá tốt. Hay mất ngủ vài ngày do stress, hết stress ngủ lại được thì không có gì phải lo. Nhưng nếu mất ngủ nhiều ngày không rõ nguyên nhân hoặc đã hết stress rồi nhưng vẫn không cách nào có được một giấc ngủ ngon thì hãy tìm đến BS chuyên khoa tâm thần kinh ngay.
Theo BS Trần Minh Khuyên, rối loạn giấc ngủ bao gồm mất ngủ hay ngược lại tự nhiên muốn ngủ vùi, ngủ nhiều có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, bao gồm rối loạn lo âu hay trầm cảm. Mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về mọi mặt. Nếu vô tình kết hợp với nhiều yếu tố tác động đến tâm lý thì sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm hay các vấn đề tâm lý – tâm thần khác.
“Khi bị mất ngủ, tuyệt đối không nên tự ý tìm mua t.huốc a.n t.hần cho dễ ngủ. Nhóm thuốc này bắt buộc phải uống theo toa BS, với liều lượng, thời gian dùng được cân nhắc. Tự ý dùng có thể dẫn đến lạm dụng thuốc, phụ thuộc thuốc, không có thuốc càng mất ngủ nặng hơn, thậm chí là bị nghiện” – BS Khuyên nhấn mạnh.