Lực lượng chức năng xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn đã tiến hành tiêu hủy số gà c.hết với hàng nghìn con, đồng thời khoanh vùng, không để dịch lây lan trên diện rộng.
Những ngày qua, đàn gà của bà Nguyễn Thị Lụa, xóm Trang Đen, xã Nam Hưng (Nam Đàn) xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường như sốt cao, mặt đỏ, ho khan, ủ rũ…; một số con c.hết. Bà Lụa đã báo lên chính quyền địa phương.
Gia cầm nhiễm dịch cúm H5N6 buộc phải tiêu hủy. Ảnh: Q.A
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng huyện Nam Đàn đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, gà nhà bà Lụa dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6. Ngay sau đó, chính quyền xã Nam Hưng đã tiến hành tiêu hủy tổng đàn gà của gia đình với số lượng 1.200 con.
Được biết, đây là lứa gà thứ 2 của gia đình bà Lụa trong năm nay, mới được nhập về thì bị dịch, trong khi lứa gà trước đã xuất bán thì đều khỏe mạnh.
Xã Nam Hưng có tổng đàn gia cầm giao động từ 40.000 – 50.000 con, do đó, việc xảy ra dịch cúm gia cầm H5N6 tác động rất lớn đến tâm lý người chăn nuôi. Hiện địa phương đã tuyên truyền trên loa phát thanh đến từng xóm để bà con nâng cao cảnh giác về dịch cúm nguy hiểm này, đồng thời chỉ đạo các hộ dân đồng loạt phun tiêu độc khử trùng chuồng trại để hạn chế vi rút lây lan”.
Ông Nguyễn Văn Xuân – Chủ tịch UBND xã Nam Hưng
Phun tiêu độc khử trùng hạn chế sự lây lan của vi rút. Ảnh: Q.A
Được biết, xã Nam Hưng đã tiến hành lập chốt kiểm dịch tại xóm Trang Đen, nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh. Về lâu dài, các hộ chăn nuôi gia cầm được khuyến cáo đăng ký tiêm vắc xin cúm gia cầm H5N6 để dập dịch tuyệt đối.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục phải đối mặt với hàng loạt dịch bệnh trên vật nuôi, bao gồm dịch tả lợn châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò và cúm gia cầm H5N6. Chính quyền địa phương và người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của cơ quan chức năng để khống chế các dịch bệnh này, giảm thiểu thiệt hại.
Tiêm vắc – xin cúm H5N6 là giải pháp tốt nhất để đảm bảo đàn gia cầm. Ảnh: Q.A
Cúm A/H5N6 là chủng virus có độc lực cao. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm c.hết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút… gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Đặc biệt, bệnh cúm A/H5N6 có thể lây sang người và gây t.ử v.ong (đã ghi nhận người mắc dẫn đến t.ử v.ong ở Trung Quốc).
Gà c.hết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với virus cúm H5N6 nguy hiểm, có thể lây sang người
Hiện lực lượng chức năng xã Diễn Trung (Diễn Châu) đã tiến hành khoanh vùng, dập dịch, các trang trại trên địa bàn xã cũng chủ động các biện pháp phòng dịch, hạn chế lây lan.
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, mẫu bệnh phẩm gà c.hết bị vứt tại ven biển xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu trong ngày 5/12 dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6. Đây là ổ dịch đầu tiên xuất hiện trên địa bàn huyện Diễn Châu trong năm nay.
Bao bì đựng gà c.hết vứt bừa bãi tại ven biển xã Diễn Trung. Ảnh: P.V
Sau khi có kết quả dương tính, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với lực lượng thú y của Diễn Châu, chính quyền xã Diễn Trung khoanh vùng dập dịch, lập các chốt kiểm dịch tại các tuyến đường, rắc vôi bột khử trùng khu vực chăn nuôi, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm ra, vào vùng dịch.
Lực lượng chức năng phun tiêu độc, khử trùng cho đàn gia cầm còn lại. Ảnh: Nguyên Châu
Đối với các hộ dân, phải tuân thủ đúng các biện pháp phòng dịch, nghiêm túc tiêm vắc- xin cho đàn vật nuôi, khi phát hiện gia cầm bị ốm, c.hết phải lập tức thông báo cho chính quyền địa phương để xử lý theo quy định. Tuyệt đối không vứt xác động vật bừa bãi.
Trước đó, trên địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N6 khiến các địa phương phải tiêu hủy lượng lớn gia cầm nhiễm bệnh.
Gia cầm không được tiêm vắc- xin là nguyên nhân chính dẫn tới việc bùng phát các dịch bệnh. Ảnh: Nguyên Châu
Virus cúm A/H5N6 là chủng virus có khả năng lây lan sang người, vì vậy, đối với người nuôi, khi tiếp xúc với gia cầm phải có những trang thiết bị bảo hộ cần thiết như: Khẩu trang, găng tay, ủng chân…
Trước và sau khi vào chuồng trại, khu vực chăn nuôi, người nuôi phải vệ sinh chân tay bằng xà phòng. Các dụng cụ bảo hộ nên khử trùng bằng thuốc sát trùng. Đối với lực lượng chức năng khi tham gia chống dịch, cần chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho cán bộ tham gia kiểm tra.