Tóc của trẻ sơ sinh dày hay mỏng liệu có liên quan đến chứng ợ nóng hay ngứa trong thai kỳ của mẹ hay không?
Khi đang mang thai, ngoài việc quan tâm đến sự phát triển của con ra, hầu như các mẹ đều rất tò mò về chuyện con mình có tóc hay không. Vì trên thực tế, không phải đ.ứa t.rẻ nào sinh ra cũng có tóc dày đen nhánh, vẫn có em bé trông không khác gì “tiểu hòa thượng” rất đáng yêu.
Theo kinh nghiệm dân gian của người xưa, những bà mẹ nào khi bầu bí mà bị ợ nóng hay ngứa bụng thì sẽ sinh ra những đứa con có mái tóc dày, và ngược lại những bà mẹ không gặp phải vấn đề này sẽ sinh ra em bé chỉ có lơ thơ vài cọng tóc trên đầu. Song, theo các chuyên gia, tóc của trẻ sơ sinh dày hay mỏng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dưới đây là những sự thật thú vị:
Tóc trẻ sơ sinh sẽ thay đổi khi lớn lên so với thời điểm mới sinh
Trẻ sơ sinh được sinh ra với tất cả các nang tóc mà chúng sẽ có trong đời. Tuy nhiên, tóc của một em bé vừa chào đời có thể không giống với mái tóc mà chúng sẽ có khi lớn hơn. Một đ.ứa t.rẻ sinh ra với mái tóc dày có thể bị hói vài tháng sau đó, và một đ.ứa t.rẻ không có tóc có thể mọc tóc dày sau một thời gian. Những lọn tóc mới của bé thậm chí có thể rất khác so với mái tóc lúc vừa ra đời.
Màu sắc và số lượng tóc của trẻ khi mới sinh phần lớn là do gen di truyền quyết định
Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh rằng trẻ sẽ thừa hưởng 100% màu sắc và số lượng tóc từ cha mẹ, nhưng các chuyên gia tin rằng gen di truyền có liên quan đến việc trẻ sơ sinh có nhiều tóc hay không.
Thông thường, nang tóc – túi tế bào nằm bên dưới bề mặt da đầu nhằm tạo ra tóc – sẽ bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ. Kích thước của các nang này quyết định độ dày của tóc. Nếu nang càng lớn, sợi tóc sẽ càng dày. Mặt khác, số lượng nang cũng xác định đưa tre sẽ có bao nhiêu tóc. Số lượng nang càng cao, thi toc se cang nhiêu.
Như vậy, kết cấu tóc của em bé được xác định về mặt di truyền trước khi được sinh ra.
Tóc của trẻ sơ sinh nhiều hay ít là do nội tiết tố của mẹ trong lúc mang thai
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều hormone, trong khi đó, mức hormone cao sẽ thúc đẩy sự phát triển tóc của em bé. Nhưng sau khi chào đời, trẻ không còn nhận những hormone đó từ mẹ nữa, dẫn đến chuyện rụng tóc, tóc mọc chậm. Đó cũng chính là lý do vì sao mà khi sinh ra có nhiều bé sở hữu mái tóc xanh đen, nhưng vài tháng sau lại chỉ còn loe hoe vài cọng.
Trẻ bị rụng tóc sau sinh có phải là do thiếu chất dinh dưỡng không?
Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc rụng tóc ở trẻ sơ sinh, nhưng chắc chắn không có nguyên nhân nào liên quan đến dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân thật sự của hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do tóc của bé có vòng đời riêng. Nghĩa là nó có giai đoạn phát triển và giai đoạn nghỉ ngơi. Thông thường, sẽ có khoảng 5 -15% tóc trên da đ.ầu r.ơi vào giai đoạn nghỉ ngơi bằng cách “ẩn mình” trong nang tóc. Khi trẻ căng thẳng, bị sốt hay có sự thay đổi về nội tiết, một số lượng lớn các sợi tóc sẽ ngừng phát triển cùng một lúc và bắt đầu rụng cho đến khi bước vào giai đoạn phát triển vào 3 tháng sau đó.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng sẽ bị rụng tóc khi nằm cọ sát trên các bề mặt như nệm, cũi, xe đẩy… Hoặc do trẻ sơ sinh có thói quen g.iật t.óc của chính mình. Chỉ có một số trẻ bị rụng tóc do mắc phải một số bệnh như nấm, bệnh nội tiết…
Trẻ sơ sinh rụng tóc là bình thường
Và hầu hết trẻ sơ sinh bị rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong vòng 6 tháng đầu đời. Vì thế, sẽ có bé trở thành “đầu hói” dù lúc mới sinh tóc đen bóng, nhưng lại có bé mọc tóc ngày càng nhiều dù lúc mới sinh chỉ có loe hoe vài sợi.
Do đó, khi thấy tóc con bị rụng các cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Rồi từ từ con cũng sẽ mọc tóc đầy đủ cho cha mẹ xem.
Chuyên gia “vạch mặt” 3 cách ăn rau cực sai lầm… nhiều người mắc
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chỉ ăn rau mình thích, ăn củ, quả thay rau có lá hoặc ăn hoa quả thay ăn rau. Các chuyên gia cho rằng, ăn rau kiểu này cần bỏ ngay.
Chỉ ăn một vài loại rau
Khi ăn rau, mhiều người có thói quen chỉ ăn một vài loại rau vốn là những loại mà mình thích. Tuy nhiên, theo Th.S Nguyễn Xuân Xanh, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, xét về mặt dinh dưỡng, ăn kiểu này, chúng ta sẽ thiếu chất trầm trọng.
Bạn phải ăn rau theo ba nhóm: rau màu xanh đậm; củ quả có màu đỏ hoặc vàng, các loại đậu đỗ
Để đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta phải ăn rau theo ba nhóm. Nhóm rau có màu xanh đậm (mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau lang…) giàu chất sắt và vitamin giúp bổ m.áu, sáng mắt và phòng bệnh n.hiễm t.rùng.
Nhóm rau củ quả chín có ruột màu đỏ hoặc vàng (cà chua, cà rốt, bí ngô, dền đỏ…) rất giàu vitamin A và vitamin C giúp phát triển thông minh, tốt cho tim mạch, sáng mắt và phòng ngừa các bệnh n.hiễm t.rùng. Nhóm các loại đậu đỗ (đậu cô ve, đậu ván, dậu hà lan…) có nhiều chất sắt, canxi, chất béo và đạm thực vật giúp cơ thể cao lớn, xương chắc khỏe.
Hiện nay các loại rau ở nước ta khá phong phú, mùa nào rau đấy. Bạn hoàn toàn có thể đảm có đủ các loại rau để đáp ứng 3 nhu cầu trên.
Chỉ ăn củ, quả
Nhiều người cho rằng, các loại rau có lá nguy cơ bị phun thuốc hóa học là rất cao, các loại củ nguy cơ ít hơn nên chỉ “chăm chăm” ăn các su hào, bầu, bí, su su…
Củ quả cũng tốt nhưng không thay thế được rau có lá
Tuy nhiên, theo chuyên gia quan niệm này là rất sai lầm. Thứ nhất chưa chắc củ, quả đã an toàn hơn rau có lá. Thứ hai, về mặt dinh dưỡng, việc ăn củ quả thay rau là gây hại cho sức khỏe bởi mỗi loại có những tác dụng khác nhau.
Hơn thế, rau có lá chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chúng ta không thể ngờ tới. Chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.
Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, nhu cầu rau có lá là rất cao bởi rau có lá có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Vì vậy, bạn cần cân đối giữa rau có lá và các loại củ, quả. Ngay trong một bữa ăn bạn cũng có thể cân đối giữa ăn củ, quả và rau có lá như món xào từ củ quả, món nấu hay luộc từ rau có lá…
Ăn hoa quả thay rau
Nhiều người nghĩ rằng nếu đã ăn hoa quả (trái cây) nhiều rồi thì có thể thôi không ăn rau, nhất là đối với trẻ nhỏ lười ăn rau thì có thể thay thế bằng hoa quả. Tuy nhiên, dù trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng việc dùng trái cây thay thế hoàn toàn rau xanh hàng ngày trong khẩu phần ăn là không tốt, cũng như phản khoa học.
Để không thiếu chất bạn cần cân đối rau có lá, củ quá và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày.
Bởi rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng lượng Protein thực vật vào cơ thể.
Còn các loại trái cây dù có hàm lượng vitamin cao nhưng lại có lượng đường và calo cao, không tốt nếu dùng thay thế rau.
Các chuyên gia khuyên, bạn có thể thêm trái cây vào khẩu phần ăn, nhưng tuyệt đối không được dùng chúng thay thế rau. Tốt nhất, hãy cân đối giữa rau, củ và hoa quả và không thể thiếu tất cả chúng trong bữa ăn hàng ngày.