Mới đây một người dân ở Thanh Hóa phải nhập viện vì ngộ độc nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao do ăn cua lạ đ.ánh bắt ngoài biển. Con cua được xác định là cua quạt, lần đầu tiên ghi nhận được ở Việt Nam.
Hình ảnh nhận diện cua có độc tố.
Vụ ngộ độc cua quạt đầu tiên
Mới đây, bệnh nhân Đỗ Văn Ch. (46 t.uổi, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa) có ăn 1 – 4 con cua đã được luộc chín trên thuyền đi biển lúc 2 giờ ngày 27/3. Người dân địa phương gọi loài cua này là “ còng chữ thập”.
Sau khi ăn khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, nôn nhiều, tê bì miệng, lưỡi, chân tay.
Bệnh nhân được đưa vào bờ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Tĩnh Gia trong tình trạng nói khó, yếu nhẹ tứ chi. Sau đó, bệnh nhân yếu, cấm khẩu, không cử động được tay chân, khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn.
Được các bác sĩ hồi sức, ép tim, bệnh nhân đã có mạch trở lại và được chuyển đến Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Thông tin ban đầu cho rằng nạn nhân bị ngộ độc cua mặt quỷ.
TS Đào Việt Hà, Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, sau vụ ngộ độc, 2 mẫu vật được chuyển đến Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam về an toàn thực phẩm và môi trường (khu vực miền Trung) tại Viện Hải dương học (Nha Trang) để xác định tên loài cua và bản chất độc tố.
Kết quả cả 2 mẫu vật đều được xác định là loài cua quạt Demania reynaudii thuộc họ Xanthidae (cua rạn Xanthid). Loài cua quạt vừa xác định có hình dạng ngoài khá giống cua mặt quỷ nên đôi khi dễ gây nhầm lẫn, nhưng chúng đều có phân bố trong các rạn san hô tại vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Theo tài liệu của thế giới, trong tổng số gần 300 loài cua quạt, có một số loài chứa độc tố saxitoxin (STX) hoặc độc tố tetrodotoxin (TTX), gây ngộ độc t.ử v.ong cho người nếu ăn phải. Kết quả phân tích độc tố đã xác định sự có mặt của độc tố TTX và dẫn suất Anhydro-TTX trong cả 2 mẫu vật cua quạt trong vụ ngộ độc tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) kể trên.
Với hàm lượng độc tố ghi nhận, chỉ cần ăn 2 con cua (khoảng 50 – 6 0g/con) đủ gây t.ử v.ong cho một người trưởng thành.
Độc tố tetrodotoxin (TTX) tấn công hệ thần kinh trung ương của người và động vật bậc cao do khóa kênh trao đổi ion natri trên màng tế bào thần kinh cơ, làm ngưng quá trình truyền dẫn tín hiệu thần kinh.
Do đặc tính bền nhiệt, bền axit, độc tố không bị phân giải ở nhiệt độ cao khi chế biến và có thể tồn tại cả trong các sản phẩm thức ăn đã được chế biến, thậm chí kể cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp.
Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện khoảng 30 phút sau khi ăn, bao gồm tê lưỡi, tê môi, chóng mặt, đau đầu, đau thắt vùng bụng, buồn nôn, nôn mửa, nói khó, nuốt khó, mất cân bằng vận động (đi loạng choạng, lảo đảo)… Trường hợp nặng, nạn nhân co giật, sùi bọt mép, hôn mê và có thể t.ử v.ong do liệt cơ hô hấp.
TS Đào Việt Hà cho biết, đây là ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam về loài cua quạt Demania reynaudii chứa độc tố TTX gây ngộ độc thực phẩm, mặc dù loài này đã gây ra khá nhiều vụ ngộ độc t.ử v.ong tại một số quốc gia và lãnh thổ trong khu vực như Philippines, Đài Loan, Indonesia…
Nhận diện cua chứa độc tố
Ông Phạm Xuân Kỳ, Trưởng phòng Hóa sinh biển của Viện Hải Dương học Nha Trang cho biết Viện đã phát hiện và nghiên cứu được khoảng bốn loài cua độc là cua đá biển, cua mặt quỷ, cua Florida, cua hạt. Các loại cua này được phân bố ở các vùng biển của miền Trung, Nha Trang và một số vùng khác.
Trong phần thịt và trứng của cua có chứa độc tố tetrodotoxin, gonyautoxin và saxitoxin. Đặc điểm của các độc tố này là bền vững với nhiệt, vẫn giữ nguyên tính độc sau khi nấu chín. Đây là độc tố cực mạnh với hệ thần kinh, chỉ cần 0,5mg đã có thể gây t.ử v.ong cho người lớn.
Với cua đá biển, đặc điểm nhận biết đó là vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Cua đá biển là loại cua có chứa độc tố, trong quá trình chế biến, nếu không cẩn thận có thể gây ngộ độc.
Cua mặt quỷ có hình thù đáng sợ kèm nhiều chấm đen trên mai. Độc tố trong cua mặt quỷ chủ yếu là saxitonin, nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng và chân cua. Những người ăn nhầm cua mặt quỷ có thể bị ngộ độc thần kinh.
Cua Florida có vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng láng phẳng. Cua sống có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn với những vết loang màu đỏ tía, các ngón chân kìm màu sậm. Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua mặt quỷ có chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin – tương tự như chất độc có trong cá nóc.
Người ăn cua mặt quỷ khoảng 10 phút sau có biểu hiện có tê đầu lưỡi, tê hai tay và lan xuống chân, khó thở.
Cua hạt có vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30 mm, rộng nhất khoảng 40 mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống thì có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen.
Nhìn chung để tránh mua nhằm hay ăn phải cua độc, người sử dụng đừng nên chọn những loài cua có hình dạng kỳ quái. Đa số những loài cua chứa độc tố nêu trên thường có mai vỏ xù xì và màu sắc sặc sỡ.
Bên cạnh đó, người mua cua cũng nên tránh mua những loài cua sản sinh và sinh sống ở rạn san hô. Bởi có nhiều loại cua thường, không độc nhưng sống ở vùng rạn san hô, ăn phải tảo độc thì cũng có thể gây ngộ độc nếu ăn phải.
Để tránh nguy cơ ngộ độc, người dân uyệt đối không nên ăn những loại cua lạ, kỳ dị, hình hài khác thường. Khi ăn phải cua độc đầu tiên phải tìm mọi cách để nôn toàn bộ thịt cua đã ăn ra, uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc, kéo dài thời gian hấp thu và dễ dàng nôn chất độc ra.
Ngư dân đi biển nên mang theo than hoạt tính dự phòng, khi có biểu hiện ngộ độc thì ngay lập tức sử dụng bột than hoạt tính pha với nước để hút các chất độc của cua trong dạ dày. Sau đó đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.
Xác định 2 loại ốc làm 1 người c.hết, 2 người cấp cứu
Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định loại ốc lạ gây ngộ độc, làm một người c.hết, hai người nguy kịch ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).
Chiều 15-9, TS-BS Lê Tấn Phùng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết Viện Hải dương học Nha Trang đã xác định loại ốc gây ngộ làm một người c.hết, hai người cấp cứu ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Đó là ốc bùn răng cưa (Nassarius papillosus) và ốc bùn bóng (Nassarius glans).
Loại ốc ba ngư dân ở Khánh Hòa ăn bị ngộ độc. Ảnh: BÁO KHÁNH HÒA
Theo Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, kết quả phân tích xác định cả hai loại ốc trên đều có hàm lượng độc tố Tetrodotoxin (TTX) rất cao, gấp 21,7 – 77,7 lần giới hạn cho phép. Chỉ cần ăn 5 -10 cá thể ốc trên đã có thể gây ngộ độc làm t.ử v.ong đối với người bình thường.
Tetrodotoxin là độc tố thần kinh đã được biết đến trong nhiều loài cá nóc biển ở Việt Nam. Độc tố Tetrodotoxin tấn công hệ thần kinh trung ương của người, động vật bậc cao. Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện khoảng 20-60 phút sau khi ăn như tê môi, tê lưỡi, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, khó nói, nuốt khó, mất cân bằng vận động, co giật, sùi bọt mép… Trường hợp nặng, nạn nhân có thể t.ử v.ong do liệt cơ hô hấp. Tetrodotoxin bền nhiệt, bền với a-xít, không bị phân giải ở nhiệt độ cao. Việc xác định nguồn gốc độc tố khá phức tạp. “Tuyệt đối không ăn những loài ốc biển lạ chưa được kiểm chứng về an toàn thực phẩm”- TS-BS Lê Tấn Phùng khuyến cáo.
Như PLO đã thông tin, sáng 11-9, trong khi đ.ánh bắt cá trên vùng biển huyện Vạn Ninh Khánh Hòa) ba ngư dân ở địa phương này gồm Nguyễn Văn T. (23 t.uổi), Hồ Văn N. (21 t.uổi), Trần Quốc T. (22 t.uổi) lặn bắt được một túi ốc lạ không rõ loài. Sau đó, ba ngư dân này lên đảo Khải Lương thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh cho gia đình người quen nửa túi ốc trên. Đến chiều cùng ngày, ba ngư dân hấp ăn số ốc còn lại.
Khoảng 30 phút sau khi ăn, cả ba người đều xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê chân tay, tê môi… Ba ngư dân được đưa đi cấp cứu. Riêng anh Nguyễn Văn T. được xác định đã t.ử v.ong trước khi đưa đến bệnh viện. Hai anh Hồ Văn N., Trần Quốc T. được đưa cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh, sau đó chuyển đến BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Còn gia đình ở đảo Khải Lương cũng đã luộc bì ốc được tặng. Tuy nhiên, do chưa biết ốc gì nên chỉ có hai người ăn vài con. Hai người này chưa có triệu chứng khác thường nhưng vẫn được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh để theo dõi sức khỏe.