Bệnh nhân vô danh được xuất viện sau 2 tháng điều trị

Sau 2 tháng được người đi đường đưa vào bệnh viện, người đàn ông bị uốn ván nặng đã bình phục 70%.

Ngày 12/4, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng, ông N.C.S. (48 t.uổi, ngụ An Giang) đã được xuất viện sau hơn 2 tháng điều trị bệnh uốn ván. Sức khỏe người đàn ông này phục hồi 70% và giao tiếp được.

Trước đó, ngày 3/2, khoa Cấp cứu BVĐK tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận bệnh nhân vô danh, được người đi đường đưa đến trong tình trạng bất tỉnh, viêm mô bàn chân phải và có t.iền sử tâm thần phân liệt. Hai ngày sau đó, bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở nhưng được bác sĩ hồi sức thành công.

benh nhan vo danh duoc xuat vien sau 2 thang dieu tri d82 5699786

Anh S. được người thân đến bệnh viện đón về quê. Ảnh: Thế Kha.

Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc sau đó tiếp nhận điều trị trường hợp này với chẩn đoán uốn ván toàn thể, tiên lượng nặng, có nguy cơ t.ử v.ong. Qua nhiều ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt hơn và được chuyển đến khoa Truyền nhiễm.

Lãnh đạo BVĐK tỉnh Sóc Trăng cho biết cùng việc tích cực điều trị, các bác sĩ thường xuyên thăm hỏi bệnh nhân về quê quán để tìm thân nhân. Khi giao tiếp được, ông đã khai tên, t.uổi và nơi thường trú để bác sĩ liên lạc với gia đình.

Bác sĩ Tăng Vũ, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh Sóc Trăng, cho biết uốn ván là một loại bệnh cấp tính nguy hiểm, nguy cơ t.ử v.ong rất cao do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván sống trong đất.

Nhiễm khuẩn xảy ra khi bào tử của vi khuẩn uốn ván xâm nhập cơ thể thông qua các thương tổn trên da hoặc vết thương. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Thời kỳ ủ bệnh 2-50 ngày (trung bình 5-10 ngày). Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy rồi đến cơ thân.

Đối với ông S., bệnh nhân chỉ còn di chứng của bệnh uốn ván là co cứng 2 chi dưới cần phải tập vật lý trị liệu thêm.

“Người dân nên tiêm vaccine phòng ngừa bệnh uốn ván để bảo vệ sức khỏe và tính mạng chính mình”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Táo bón do thuốc, khắc phục thế nào?

Em gái tôi đang phải dùng thuốc clozapine trị bệnh tâm thần phân liệt. Thế nhưng sau khi uống thuốc này một thời gian xuất hiện tình trạng táo bón. Xin hỏi tình trạng này có phải do thuốc không, có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào?

Nguyễn Thu Vân (Hà Nội)

tao bon do thuoc khac phuc the nao af8 5698354

Ảnh minh họa

Clozapine là một loại thuốc đã được sử dụng điều trị tâm thần phân liệt trong nhiều năm qua, với những trường hợp cụ thể, do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số bất lợi do thuốc gây ra, trong đó có triệu chứng táo bón.

Đây là một bất lợi cần lưu ý, vì tình trạng này có thể tiến triển thành biến chứng ruột nghiêm trọng, dẫn tới phải nhập viện hoặc t.ử v.ong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng ruột liên quan đến táo bón do thuốc clozapine bao gồm: viêm đại tràng hoại tử, thiếu m.áu cục bộ ruột, hoại tử ruột và trướng bụng dẫn đến tắc ruột.

Nguy cơ táo bón sẽ tăng thêm khi dùng liều clozapine cao hơn và khi được kê đơn cùng với thuốc kháng cholinergic (làm chậm chuyển động trong ruột) và các loại thuốc khác gây táo bón, bao gồm cả opioid.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời táo bón khi dùng clozapine và các triệu chứng tiêu hóa khác liên quan đến táo bón do dùng thuốc này là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến ruột ở người bệnh.

Vì vậy, người bệnh cần đi khám, đặc biệt khi có các triệu chứng đi đại tiện cứng hoặc khô, đi tiêu ít nhất 3 lần 1 tuần… Khi gặp các triệu chứng như buồn nôn và nôn, đầy hơi hoặc hoặc đau bụng… (có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột), cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời, thích hợp…

Để ngăn ngừa táo bón, người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có nhiều chất xơ; uống nhiều nước và các chất lỏng khác; tập thể dục thường xuyên… Có thể dùng thuốc nhuận tràng (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nhuận tràng phù hợp). Không nên ngừng dùng thuốc clozapine mà không có ý kiến của bác sĩ, vì việc ngừng điều trị có thể khiến các triệu chứng tâm thần phân liệt của người bệnh xuất hiện trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *