Mùa hè cũng là lúc xoài vào vụ thu hoạch, không khó để bạn bắt gặp một quả xoài gọt vỏ thì thấy bên trong có chỉ đen “như lông chân”, ăn vẫn ngon mà không biết nó có hại cho sức khỏe hay không.
Mới đây, một cư dân mạng tại Hồng Kông đã đăng tải một trạng thái trên trang cá nhân của mình, cho biết sau khi gọt vỏ xoài thì người này bất ngờ khi thấy phần thịt quả nổi đầy những đường chỉ đen. Theo đó, người này đăng tải bức ảnh quả xoài trên hội nhóm Cook it Tonight kèm dòng trạng thái: ” Lần đầu tiên tôi gọt vỏ xoài mà thấy có nhiều đường chỉ đen như vậy “, cùng biểu cảm sợ hãi.
Bài đăng đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi, nhiều người chỉ ra rằng những đường đen này giống như sợi lông chân, một số khác lại hỏi liệu đó có phải là râu của những vết rỗ xoài hay không. Tại sao lại có vạch đen?
Một cư dân mạng đăng tải hình ảnh quả xoài có chỉ đen như “lông chân” với thắc mắc liệu nó có hại sức khỏe?
Do đó, tờ TOPick của Hồng Kông đã phỏng vấn Qiqi, người phụ trách quầy trái cây của cửa hàng You Yan Ji để tìm hiểu câu trả lời. Theo đó, thực tế, những đường chỉ đen trong xoài rất lạ và hiếm, nhưng chúng không phải là vấn đề lớn. Điều này là hoàn toàn bình thường, chứng tỏ quả xoài đã chín già nên sinh ra các “vật thể” trông giống như rễ. Vị của xoài lúc này ngon ngọt, thơm nhất nhưng bạn nên ăn nó trong vòng 1 – 2 ngày, nếu không nó sẽ bắt đầu bị hỏng.
Nếu trước khi gọt vỏ, bạn nhận thấy xoài cứng và không bị nát, nứt, bề ngoài không có gì bất thường, không có vấn đề gì thì quả xoài đó là hoàn toàn bình thường, bạn có thể sử dụng mà không cần lo lắng.
Những quả xoài có đốm đen lớn tức là nó đã bị thối ở các mức độ khác nhau và có thể bị lên men. Loại này tốt nhất không nên sử dụng nữa.
Theo bác sĩ Chen Jiaxin của Trung Quốc, các đường chỉ đen xuất hiện ở xoài không đáng lo ngại bằng những tác hại của việc ăn quá nhiều xoài. Xoài là loại trái cây có tính ấm. Nếu bạn ăn quá nhiều, lá lách và thận không thể cân bằng và hút ẩm. Nếu chúng tích tụ trong cơ thể, sự ẩm ướt có thể chuyển từ nhiệt thành “nhiệt ẩm”, dễ gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, bệnh â.m đ.ạo, đau thắt lưng, phù nề, thấp khớp, viêm niệu đạo…
Do đó, vào mùa xoài sắp tới, dù có thèm đến mấy bạn cũng nên ăn loại trái cây này một cách vừa phải để bảo vệ sức khỏe.
Các biện pháp phòng trị đau thắt lưng
Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng phần dưới của cột sống. Bệnh do xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ hoặc tình trạng các dây chằng – mô khớp nối 2 hoặc nhiều xương với nhau bị chấn thương…
Đau thắt lưng bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ quá sức sinh ra bệnh. Tùy từng thể bệnh có thể hết hoặc giảm đau trong vòng 3-4 tuần.
Đau nhức một bên hoặc cả 2 bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Đau hơn khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi, nghỉ ngơi thì giảm đau. Bệnh tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới. Vật lý trị liệu và thuốc giảm đau có thể có tác dụng…
Nguyên nhân đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho t.uổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống (di truyền), vẹo cột sống… Một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng gây đau lưng cấp, khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống… gây đau lưng mạn; Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí; Do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ…
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
Giai pháp phòng đau thắt lưng
Ngồi đúng tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, khớp, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.
Không nên ngồi ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, thực hiện những động tác vươn vai giữa giờ là phương pháp thư giãn, luyện tập có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau thắt lưng.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ.
Tránh mang vác vật nặng, khi bắt buộc phải làm thì giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng lên. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.
Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp, cần lưu ý khởi động nhẹ nhàng, trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao.
Duy trì, quản lý trọng lượng cơ thể. Mang giày, dép thích hợp…
Ngoài ra dưới đây xin giới thiệu hướng xử trí điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở 2 bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
2 bàn tay đặt ở 2 bên thắt lưng, ngón cái ở bên còn 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Nắm cả 2 tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dung mu tay lần lượt đ.ấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đ.ấm mỗi bên khoảng 10-15 lần.
Cả 2 tay trên hông, ngón tay cái đặt ở 2 bên thăn lưng, bấm các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.