Hơn 1/10 người trưởng thành ở Mỹ bị viêm xoang mãn tính.
Nhóm tham gia là người viêm xoang mãn tính từ 22 – 35 t.uổi.
Một nghiên cứu hình ảnh não mới cho thấy, viêm xoang mãn tính có liên quan đến những thay đổi chức năng kết nối não. Đây là bằng chứng có thể giải thích một số vấn đề nhận thức thường liên quan đến căn bệnh này.
“Chúng tôi biết từ các nghiên cứu trước đây rằng, bệnh nhân viêm xoang thường đi khám không phải vì bị sổ mũi, mà là do căn bệnh ảnh hưởng đến cách họ tương tác với thế giới. Họ không thể làm việc hiệu quả. Căn bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống”, Aria Jafari – tác giả chính của nghiên cứu giải thích.
Jafari và các nhà nghiên cứu khác đã xem xét dữ liệu từ Dự án Human Connectome. Đây là một dự án tiến hành lập dữ liệu thần kinh từ hơn 1.000 người. Nghiên cứu mới được tiến hành trên 22 bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính trung bình hoặc nặng, cùng 22 người khỏe mạnh.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào kết nối chức năng giữa các vùng não khác nhau. Những bệnh nhân viêm xoang mãn tính có biểu hiện giảm kết nối chức năng trong mạng lưới phía trước và mạng lưới cứu cánh.
Mạng lưới phía trước đặc biệt đóng vai trò trung tâm trong quá trình xử lý thần kinh. Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng, hoạt động của mạng lưới phía trước có thể được sử dụng để dự đoán hiệu suất nhận thức và điều chỉnh sự chú ý.
Điều thú vị là, việc giảm kết nối chức năng trong mạng lưới cứu cánh được cho là có liên quan đến sự kích hoạt vùng não hoạt động mặc định. Mô hình đặc biệt này được thấy ở những bệnh nhân viêm xoang có liên quan đến tình trạng giảm khả năng tập trung và chú ý.
Kristina Simonyan – đồng tác giả của nghiên cứu mới, lưu ý rằng, 22 bệnh nhân viêm xoang mãn tính không có bất kỳ dấu hiệu suy giảm nhận thức đáng kể nào về mặt lâm sàng. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu là những người trẻ từ 22 – 35 t.uổi.
Theo các nhà khoa học, có thể cần thực hiện thêm các nghiên cứu để hiểu liệu những thay đổi kết nối não này có dẫn đến sự suy giảm nhận thức không.
Simonyan cho biết: “Những người trẻ bị viêm xoang vừa và nặng không có dấu hiệu suy giảm nhận thức đáng kể về mặt lâm sàng. Tuy nhiên, kết quả quét não của họ cho chúng tôi biết một câu chuyện khác.
Cảm giác chủ quan về sự suy giảm chú ý, khó tập trung hoặc rối loạn giấc ngủ mà một người bị viêm xoang gặp phải có thể liên quan đến những thay đổi trong cách các vùng não kiểm soát những chức năng này giao tiếp”.
Cô đơn dai dẳng tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Những người trưởng thành trải qua cảm giác cô đơn dai dẳng ở t.uổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường, Hãng tin UPI dẫn một nghiên cứu mới cho hay.
Tình trạng cô đơn lâu ngày dễ dẫn đến bệnh Alzheimer – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu được nhóm chuyên gia Mỹ tiến hành dựa trên việc phân tích thông tin sức khỏe của 2.880 tình nguyện viên đã tham gia dự án “Nghiên cứu tim mạch Framingham” (do Viện Quốc gia Mỹ về tim, phổi và m.áu thực hiện tại thị trấn Framingham, bang Massachusetts, từ năm 1948) nhằm làm rõ mức độ liên quan giữa chứng cô đơn và sự khởi phát bệnh sa sút trí tuệ.
Theo đó, 74% người tham gia cho biết họ không cảm thấy cô đơn, 26% còn lại lần lượt cô đơn theo nhiều cấp độ. Sau 20 năm, ở nhóm người không cô đơn hay cô đơn không thường xuyên (từ 1 – 2 ngày/tuần nhưng không liên tục) sẽ có 7% bị sa sút trí tuệ, 6% mắc Alzheimer, trong khi tỷ lệ này ở nhóm cô đơn dai dẳng (từ 1 – 2 ngày/tuần và lặp lại liên tục) là gần gấp đôi, tương đương 13% và 11% .
Theo nhóm nghiên cứu, cô đơn là tình trạng thiếu kết nối hay giao tiếp giữa một người với các cá nhân khác trong xã hội. Dù không phải bệnh lâm sàng, nhưng nó kéo theo một loạt tác hại tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, suy giảm nhận thức hay đột quỵ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên sớm ý thức tác hại của cảm giác cô đơn và hạn chế nó để đảm bảo sức khỏe.