Mãn kinh là thời kỳ quá độ từ chức năng buồng trứng bình thường suy giảm dần cho đến không còn chức năng.
Thời kỳ này estrogen do buồng trứng tiết ra giảm dần rồi ngưng làm cho cơ thể bắt đầu già đi và thoái hóa, chức năng buồng trứng cũng suy thoái nên số lần phóng noãn giảm, cơ hội thụ thai cũng giảm và k.inh n.guyệt ngừng: thời kỳ mãn kinh bước tới cùng t.uổi già.
Theo thống kê, trong giai đoạn này cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị xáo trộn tâm, sinh lý không thể chịu đựng nổi, 80% còn lại sống trong trạng thái vô thức (inconscient). Thay đổi về chức năng thần kinh thực vật: nóng nảy, vã mồ hôi (nhất là về ban đêm) làm mất ngủ, mệt nhọc. Tính tình thay đổi: hay quên, cáu gắt, nhiều khi rơi vào trầm uất, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu dắt. Tóc khô, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da.
Â.m h.ộ, â.m đ.ạo bị teo dần làm người phụ nữ sợ g.iao h.ợp vì đau đớn. Tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ, lông chi mọc nhiều hơn… ở t.uổi mãn kinh thường dễ mắc chứng loãng xương và bệnh lý mạch vành…
Nhưng những sự khó chịu của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng khác nhau do tùy thuộc vào tâm tính, thể chất và dinh dưỡng của mỗi người.
Vitamin A là một trong những vi chất quan trọng đối với phụ nữ t.iền mãn kinh.
Một số lưu ý về chế độ ăn cho phụ nữ t.uổi mãn kinh
Vitamin A : Sự thiếu hụt vitamin A ở phụ nữ mãn kinh sẽ dẫn tới những ảnh hưởng về thị lực, gây ra hiện tượng như đau mắt, mỏi mắt, nhìn mờ… Ngoài ra, một số vi chất của vitamin A như beta carotene rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch, giúp phòng tránh nguy cơ loãng xương. Đối với phụ nữ trung niên, vitamin A giúp các tế bào trong một loạt cấu trúc mắt luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, nó còn rất quan trọng đối với các tín hiệu thần kinh trong võng mạc.
Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đao, bí ngô, dưa vàng, rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ; trong sữa, gan, trứng…
Vitamin nhóm B : Nếu cơ thể thiếu vitamin nhóm B, phụ nữ trung niên thường có cảm giác trì độn, tứ chi rã rời, hay bị viêm lưỡi, tiêu chảy, phù chân, viêm thần kinh, dị ứng thần kinh, mất tự chủ, rơi vào trạng thái hỉ nộ bất thường, dễ bị kích động.
Vitamin B và nhóm B rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh vì nó có thể giảm được các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn này như lo lắng, trầm cảm, đau bụng, cáu gắt, mệt mỏi… tới 25%. Vitamin B có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt nạc, gan động vật, các loại cá, chuối, cà chua, dưa hấu…
Vitamin C : Khi được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi đau ốm, giúp tỉnh táo hơn… Vitamin C giúp cơ thể người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh kháng lại bệnh tật, chống lại quá trình lão hóa. Quan trọng nhất, vitamin C giúp cơ thể dễ dàng hấp thu được sắt, ngăn chặn tình trạng thiếu m.áu, giảm những cơn đau đầu dẫn tới đột quỵ, thường gặp nhiều ở phụ nữ mãn kinh.
Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt và nó cũng có sẵn trong quả kiwi, khoai tây, ớt, cà chua, dâu tây, bông cải xanh. Có thể bổ sung 1 cốc nước cam ép/ngày.
Vitamin D: Ở t.uổi mãn kinh, phụ nữ cần bổ sung nhiều vitamin D và canxi để tránh bị loãng xương, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, vitamin D còn rất tốt cho da phụ nữ nếu làn da trở nên khô hơn hoặc khi cảm thấy bị mỏi các khớp. Nó còn giúp chị em tránh được tình trạng khô â.m đ.ạo và chứng n.hiễm t.rùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D có trong sữa, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, các loại quả hạch, hạt và dầu cá… Ngoài ra, có thể hấp thu vitamin D trong tự nhiên bằng cách phơi nắng ít nhất 20 phút/ngày, khoảng 3 lần/tuần.
Vitamin E: Vitamin E cũng nổi tiếng trong việc chống lão hóa và làm cơ thể hấp thụ chất béo tốt hơn, giảm các nếp nhăn nói chung. Ngoài ra, vitamin E, làm cho cơ thể ít nhạy cảm với một loại kích thích tố (hormon) được cho là nguồn gốc gây ra các “rắc rối” của hội chứng t.iền mãn kinh như rối loạn nội tiết, giảm trị nhớ, chán ăn, giảm ham muốn chăn gối…
Sau 30 t.uổi, khả năng đề kháng của phụ nữ nói chung bắt đầu yếu đi và họ cần phải bổ sung thêm vitamin E để giúp cơ thể có thể đề kháng tốt hơn. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ôliu… Vì vậy, bạn có thể chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ.
Ngoài ra, các chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng đều khuyên rằng, phụ nữ t.uổi mãn kinh luôn luôn thêm rau xanh vào khẩu phần ăn, như cây họ cải: cải xoăn, súp lơ xanh, bắp cải và các loại cây lá xanh khác. Rau họ cải có tác dụng làm mát gan nhờ vào hợp chất diindolylmethane (DIM). Hợp chất này có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vú và cải thiện cân bằng estrogen.
Ngoài ra, phụ nữ ở t.uổi mãn kinh nên tránh ăn mỡ động vật, nhiều muối hay ăn các thực phẩm nhiều đường. Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, chị em cũng cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên và nên khám sức khỏe định kỳ.
Nấm linh chi – một dược liệu quý
Giới chuyên môn cho biết, nấm linh chi có tác dụng trên một số bệnh như đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành của tim, huyết áp không ổn định, viêm phế quản,
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss.ex. Fr.) Karst. Thuộc họ nấm gỗ: Ganodermataceae.
Còn gọi là linh chi thảo (lingzhi), tam tú, mộc linh chi, tiên thảo, nấm linh chi, nấm trường thọ…
Linh chi là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạng hình thận, có dạng hình tròn hay hình quạt. Cuống thường cắm không ở giữa mũ nấm mà cắm lệch sang một phía mũ. Hình trụ tròn hay dẹt có thể phân nhánh cuống, có màu khác nhau tùy theo loài. Mặt trên bóng như đ.ánh véc ni, trên mặt mũ có những vân đồng tâm.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính ấm. Không độc. Đi vào kinh tâm, can, tỳ, phế, thận.
Công dụng: Tư bổ cường tráng, an thần định chí, bổ trung kiện vị, chỉ khái bình suyễn.
Thành phần hóa học: Chủ yếu chứa polysaccharides, triterpenes, ganoderic acid, germanium, steroid, một số vitamin và khoáng chất…
Tác dụng dược lý: Cải thiện chức năng tim mạch, cường tim, tác dụng giảm huyết áp. Có tác dụng chống kích tập tiểu cầu và chống huyết khối thấy rõ.
Đối với hệ hô hấp có tác dụng khu đàm, chỉ khái, bình suyễn. Tác động chức năng trao đổi chất và nội tiết, có tác dụng bảo vệ gan. Có tác dụng chống oxy hóa mà trì hoãn lão hóa, kháng viêm và chống khối u.
Đối với tổn thương do phóng xạ có hiệu quả phòng vệ nhất định, do có tác dụng tăng cường miễn dịch. Đối với hệ thần kinh có tác dụng trấn tĩnh, giúp nâng cao trao đổi chất, tăng chức năng miễn dịch. Đối với các cầu khuẩn và que khuẩn như Pneumococcus, Streptococcus, Staphyloccus và Hemophilus influenzae có tác dụng ức chế.
Linh chi dùng để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe, tối thiểu đã có 3.000 năm lịch sử. Người Nhật và Hàn Quốc gọi linh chi là “nấm hạnh phúc”, cỏ không c.hết (bất tử thảo), cỏ tiên (tiên thảo)…
Linh chi, sống hoang dã trong rừng núi ẩm thấp, ký sinh trên cây. Do môi trường sinh trưởng và thời gian thu hái khác nhau, nên có hơn hàng trăm chủng loại. Trong đó “ngũ sắc linh chi” với 5 màu: xanh, vàng, nâu, trắng, đen và tím có giá trị dược tính cao nhất.
Hoàng chi: Màu vàng, vào tỳ, vị ngọt, không độc, tính bình. Chủ trị các bệnh nội tạng, nhất là bệnh phụ khoa và chứng viêm mạn tính; có tác dụng kiện tỳ, an thần.
Thanh chi: Màu xanh, vào can, vị hơi chua, tính bình. Có tác dụng bổ gan sáng mắt, tăng cường chức năng phổi; giúp tinh thần tập trung và tăng trí nhớ.
Xích chi: Màu nâu, vào tim, vị hơi đắng, tính bình, không độc. Chủ trị nôn ngược. Có tác dụng bồi bổ tim mạch, tăng cường trí nhớ, kéo dài t.uổi thọ.
Tía chi: Màu tím, đi vào cả gan, thận. Vị ngọt không độc, tính ôn hòa. Chủ trị ù tai, ích tinh khí, cường kiện gân xương, bổ thận.
Hắc chi: Màu đen, vào thận, vị hơi mặn mà tính bình. Chủ trị tiểu tiện không thông; bổ thận, lợi tiểu.
Bạch chi: Màu trắng, vào phổi, vị cay nóng, tính bình. Chủ trị mũi dị ứng, ho khan và khó thở, tác dụng bổ phổi.
Giới chuyên môn cho biết, nấm linh chi có tác dụng trên một số bệnh như đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành của tim, huyết áp không ổn định, viêm phế quản, thấp khớp, viêm gan mạn, bệnh phụ nữ thời kỳ mãn kinh, bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường…
Ứng dụng trên lâm sàng, dùng nấm linh chi chữa choáng váng, mất ngủ, hồi hộp, thở ngắn, suy nhược, ho suyễn. Y học hiện đại còn dùng nấm linh chi chữa thần kinh suy nhược, bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm phế quản mạn tính và dị ứng hen suyễn…