Sau khi về nhà, n.ữ s.inh bất ngờ bất tỉnh, co giật mạnh và rơi vào hôn mê sâu.
Thông tin do Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cung cấp ngày 12/4. Bệnh nhân là em B.K. (18 t.uổi, ngụ tại Tỉnh Long An). Người nhà cho biết trưa 31/3, sau khi đi học về, em K. vào phòng tắm thay quần áo, khi vừa ra ngoài thì rơi vào tình trạng trên.
Khi thấy con gái không có phản ứng, gia đình lập tức đưa em tới bệnh viện cấp cứu.
N.ữ s.inh được chẩn đoán đột quỵ do xuất huyết não, được cứu sống kịp thời nhờ can thiệp sớm. Ảnh: Ái Nguyễn.
Sau khi có kết quả chụp CT não, bác sĩ chuyên khoa I Trương Thái Dương, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, xác định K. bị đột quỵ do xuất huyết não và cần phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.
Lúc này, bệnh nhân hôn mê sâu, liệt nửa người trái, phản xạ ánh sáng yếu, phải thở máy qua nội khí quản.
Ê-kíp phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất ra ngoài và cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu sợi huyết sau khi loại trừ nguyên nhân dị dạng mạch m.áu não. Kết quả chụp CT kiểm tra sau mỗi 24 giờ cho thấy thấy khối m.áu trong não thất tan nhiều và lưu thông dịch não tuỷ ổn định trở lại.
Hiện tại, bệnh nhân có thể vận động tứ chi, tỉnh táo, nói tốt, sức cơ bên trái cải thiện.
Bác sĩ Dương cho biết với trường hợp đột quỵ do xuất huyết não, bệnh nhân chỉ được cấp cứu và hồi phục tốt nhất trong thời gian vàng. Lúc này, người bệnh cần được can thiệp càng sớm càng tốt vì có thể t.ử v.ong bất kỳ lúc nào. Người bệnh hôn mê sâu, não bị chèn ép quá nhiều, dù có thể giữ được mạng sống, khả năng hồi phục rất thấp.
Đang chơi đùa trẻ 3 t.uổi lên cơn co giật bất tỉnh và mối lo từ căn bệnh tưởng chỉ có ở người lớn
Đột quỵ ở trẻ thường không có nguyên nhân và biểu hiện rõ ràng. Do đó, việc phòng ngừa căn bệnh quái ác này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trẻ nhập viện vì đột quỵ
Nhiều người cho rằng, đột quỵ đa phần chỉ xảy ra với người cao t.uổi hay còn gọi là bệnh của người già. Tuy nhiên, sự thật là t.rẻ e.m cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Thực tế, thời gian qua, các bác sĩ đã tiếp nhận và cấp cứu cho nhiều trường hợp trẻ bị đột quỵ. Ngay đầu năm 2021, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) đã kịp thời cấp cứu thành công cho một bệnh nhi 3 t.uổi (ở Vĩnh Long) nhập viện vì đột quỵ xuất huyết não.
Điều đáng nói, trước đó, trẻ không hề có triệu chứng cảnh báo bệnh. Trong lúc đang chơi với bạn, bệnh nhi đột ngột bị ngã xuống sàn, lên cơn co giật và bất tỉnh. Kết quả xét nghiệm, chụp CT scan sọ não cho thấy, bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều.
Trẻ mới 3 t.uổi đã bị đột quỵ khiến nhiều người hoang mang. Ảnh: TL
Sau khi được hồi sức ổn định, bé được chụp DSA mạch m.áu não để tìm nguyên nhân gây đột quỵ. Kết quả cho thấy, nguyên nhân xuất huyết não chính là bé có túi phình mạch m.áu não – nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở người già, lớn t.uổi. Khi được bác sĩ thông báo về tình trạng bệnh của con mình, bố mẹ bé đã rất sốc vì không nghĩ rằng, trẻ còn nhỏ như vậy đã bị đột quỵ.
Trước đó không lâu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng đã tiếp nhận cấp cứu cho một b.é t.rai 5 t.uổi (ở Long An) vào viện trong tình trạng bị méo miệng, co giật do nhồi m.áu não vùng đỉnh trái. Rất may, bệnh nhi này được phát hiện, can thiệp kịp thời nên chỉ bị di chứng nhẹ chức năng ngôn ngữ, vận động.
Tương tự, các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai đã từng gặp không ít các trường hợp trẻ nhỏ bị đột quỵ. Đơn cử, trường hợp bệnh nhi T.T.L (10 t.uổi, ở Hà Nội) trong lúc đang chơi đùa bỗng ngã lăn ra bất tỉnh, sau đó, bị liệt nửa người thân dưới.
Kết quả chụp CT não phát hiện L bị tắc mạch m.áu não. Các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị đột quỵ. Được phát hiện sớm, L đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn bị di chứng liệt nửa người, suy giảm nhận thức.
Bệnh phần lớn do bẩm sinh, không có biểu hiện rõ ràng
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ ở t.rẻ e.m ngoài phân loại theo xuất huyết, nhồi m.áu như đột quỵ người lớn, còn phân loại theo t.uổi. Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau sinh gọi là đột quỵ chu sinh; từ 28 ngày sau sinh đến 18 t.uổi gọi là đột quỵ ở t.rẻ e.m.
Cụ thể, đột quỵ chu sinh có các yếu tố nguy cơ từ cả mẹ và con. Theo đó, nếu mẹ sinh con so, n.hiễm t.rùng ối, thiểu ối, vỡ ối sớm, hút khi sinh, mổ cấp cứu, t.iền sản giật, rối loạn đông m.áu hoặc con mắc bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông m.áu, n.hiễm t.rùng, chấn thương hoặc ngạt khi sinh thì nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những đ.ứa t.rẻ bình thường khác. Tuy nhiên đột quỵ chu sinh rất khó nhận biết.
Với đột quỵ t.rẻ e.m thì có triệu chứng tương tự đột quỵ người lớn như động kinh, yếu chi, méo mặt, rối loạn thị lực, rối loạn phối hợp vận động, ở trẻ lớn có rối loạn ngôn ngữ… với 3 nhóm nguyên nhân thường gặp là do bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý tắc hẹp mạch não bẩm sinh và bóc tách động mạch.
Theo BS Huỳnh Hữu Danh, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), đối với t.rẻ e.m, phòng ngừa đột quỵ hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn cả trên thế giới. Vì ở người lớn, các bệnh nhân đột quỵ có các yếu tố nguy cơ như: Hút t.huốc l.á, xơ vữa động mạch, béo phì,… Còn ở t.rẻ e.m, các yếu tố nguy cơ rất ít hoặc không có các yếu tố nguy cơ này.
Cụ thể, các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch m.áu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ. Do đó, rất khó để phòng ngừa. Hơn nữa, các biểu hiện đột quỵ ở t.rẻ e.m cũng không điển hình nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác như: Động kinh, viêm màng não, đau nửa đầu…
Dễ để lại di chứng nếu không cấp cứu, điều trị kịp thời
Cùng với đó, nhiều bố mẹ cũng không nghĩ rằng, đột quỵ có thể xảy ra với trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bất thường, người lớn thường nghĩ trẻ bị trúng gió, mệt mỏi nên tự điều trị cho con bằng cách cạo gió, cho uống nước đường, nước gừng… Điều này khiến trẻ mất đi cơ hội vàng để cấp cứu, dễ để lại di chứng.
Theo các chuyên gia, vì đa phần đột quỵ ở trẻ không rõ ràng, không có các yếu tố nguy cơ để dự phòng nên khi bị bệnh, thời gian cấp cứu là điều rất quan trọng. Do đó, nếu có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị đột quỵ, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Cùng với đó, bố mẹ có thể hỗ trợ dự phòng đột quỵ cho trẻ bằng cách tạo môi trường sống lành mạnh, giữ cho trẻ tâm lý thoải mái, lạc quan kết hợp ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.