Nước ngọt có gas rất phổ biến và được ưa chuộng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, uống nhiều nước ngọt có gas có gây hại cho sức khỏe?
1. Thế nào là nước ngọt có gas?
Nước ngọt có gas là nước đã được truyền khí carbon dioxide dưới áp lực. Điều này tạo ra một thức uống sủi bọt còn được gọi là nước lấp lánh, nước soda hay nước có gas…
Ngoài nước lọc, nước có gas thường có thêm muối để cải thiện hương vị của chúng. Đôi khi nước có gas có thêm một lượng nhỏ các khoáng chất.
2. Nước ngọt có gas tác động đến sức khỏe thế nào?
Trong 1 chai nước ngọt có gas chứa một lượng đường lớn, tương đương tới 22 gói nhỏ đường dùng để pha cà phê. Với khối lượng đường đó bạn có thể sử dụng trong 22 cốc cà phê và tiêu thụ trong ít nhất 10 ngày.
Khi lượng đường quá lớn đi vào cơ thể khiến hàm lượng insulin trong cơ thể “tăng vọt” để kịp thời phản ứng với lượng đường lớn này. Đồng thời gan cũng nhanh chóng biến đường thành chất béo. Đây là lý do khi thường xuyên uống nước ngọt có gas sẽ khiến bạn bị tăng cân, béo phì.
Vấn đề béo phì do lạm dụng nước ngọt xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Uống nước ngọt nhiều làm tăng nguy cơ mắc cũng như kiểm soát kém bệnh ở những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi.
Hơn nữa, nước ngọt chứa rất nhiều phốt pho. Việc uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cho hệ xương ở người trưởng thành hấp thụ nhiều phốt pho hơn lượng can – xi sẽ khiến cho mật độ cũng như sự chắc khỏe của xương không được tốt.
Nước ngọt có gas thường chứa lượng đường lớn không tốt cho sức khỏe
Thực phẩm tốt cho tiêu hóa và giấc ngủ vào buổi tối | SKĐS