Dù bị cấm nhưng hàng loạt spa, thẩm mỹ viện “chui” vẫn ngang nhiên quảng cáo và thực hiện dịch vụ tiêm filler, phẫu thuật, hút mỡ…
Một ca tai biến khi hút mỡ bụng, bơm mỡ tự thân nâng ngực phải nhập viện
Việc cấp phép hoạt động cho các cơ sở làm đẹp quá dễ dãi, trong khi khâu quản lý dường như bị bỏ ngỏ nên đến khi hậu quả đáng tiếc xảy ra, các khách hàng “thượng đế” không biết kêu ai.
Bài 1: Loét mông, hoại tử ngực vẫn cắn răng chịu đựng
Khi biết rõ cơ thể bị hủy hoại bởi tin tưởng cơ sở làm đẹp trái phép, nạn nhân vẫn cắn răng đổ tại “số”, che giấu, không tố cáo. Nghịch cảnh này là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động làm đẹp trái phép ngang nhiên tồn tại.
“Điều trị hơn 1 tháng dịch mủ vẫn chảy”
Trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS. TS. Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ não và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Tuần nào trung tâm cũng tiếp nhận tư vấn, thăm khám giải quyết các ca bệnh là hậu quả của hoạt động làm đẹp sai phép, không phép từ các spa hoặc thẩm mỹ viện. Nhiều trường hợp viêm nhiễm, hoại tử do tiêm filler nâng mũi, nâng ngực hoặc tăng kích cỡ vòng ba”.
Là 1 trong 2 bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm trên, chị N.T.H. (41 t.uổi, trú tại Hà Nội) b.ị h.oại t.ử vùng mông sau khi tiêm filler tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội.
Trước đó, qua quảng cáo trên Facebook, tháng 8/2020, chị H. tìm đến cơ sở thẩm mỹ để tăng kích cỡ “vòng 3″. Sau khi được nhân viên tư vấn phương pháp tiêm filler với gói combo “không giới hạn” giá 30 triệu đồng, bất kể khi nào mông giảm sẽ tiếp tục được tiêm filler miễn phí trong 10 năm, chị H. liều mình chấp thuận.
“Vì tin tưởng nên tôi cũng không hỏi loại filler. Tuy nhiên, sau 1 tháng tiêm mũi đầu, đến mũi thứ 2 thì cơ vùng mông bắt đầu đau, mưng mủ.
Ban đầu, tôi tự bóp dịch mủ và làm vệ sinh nhưng do đau nhức quá nên đã trở lại thẩm mỹ viện để khám lại”, chị H. chia sẻ và cho biết, sau 1 – 2 lần được cơ sở mời bác sĩ đến chích mủ, cho thuốc về uống nhưng tình trạng ngày càng nặng nề và đau đớn, chị mới quyết định vào Bệnh viện 108 để điều trị.
“Trường hợp này, dù đã được nạo vét các vùng hoại tử, điều trị hơn 1 tháng nhưng dịch, mủ vẫn tiếp tục chảy. Phần mô hoại tử được nạo tạo thành hố lõm hàm ếch. Việc điều trị còn trường kỳ, đến khi toàn bộ vùng tổn thương hoàn toàn khô ráo.
Để lấy lại hình dáng vòng 3, người bệnh còn cần tạo hình, đặt túi nâng, tuy nhiên sẽ để lại sẹo. Tương tự ca này, đã có bệnh nhân điều trị gần 4 năm, với sẹo chằng chịt, tổn hại cả về thể chất, tinh thần và kinh tế”, BS. Lâm chia sẻ.
Mới đây, chị T.T.N. (43 t.uổi, trú tại Kiên Giang) cũng vào Bệnh viện JW Hàn Quốc (đường Tôn Thất Tùng, Q.1 TP HCM) điều trị khi ngực bên phải bị n.hiễm t.rùng nặng, thủng lỗ sâu, da rách toạc, lan rộng…
Chị N. kể, cách đây hơn 1 tháng, nghe người quen giới thiệu một spa trên địa bàn quận 7 có dịch vụ “nâng cấp vòng 1″ bằng túi ngực Nano Chip hàng chính hãng, giá 50 triệu đồng, chiết khấu 20% nên đã ghé tới.
“Chỉ sau 1 ngày phẫu thuật, ngực tôi đã đau nhức âm ỉ liên tục. Cơn đau lan rộng khắp cả bầu ngực, kéo đến cả hai vai”, chị N. nói và cho biết, liên hệ ngay với spa thì được trấn an: “Mới phẫu thuật nên triệu chứng đó là… bình thường”(!?).
Cắn răng cam chịu sự đau đớn về thể xác trong suốt một thời gian, đến khi không thể ăn ngủ được, chị N. quyết định đến spa thăm khám lại.
Tại đây, nhân viên kiểm tra sơ qua và tiêm truyền kháng sinh mỗi ngày trong suốt 1 tháng, nhưng cứ hết thuốc lại đau gấp đôi. Không thể chịu đựng nổi, chị N. quyết định truy cứu trách nhiệm với spa nhưng chỉ nhận được những câu trả lời lấp liếm, kiểu như “do túi ngực chưa tương thích với cơ thể, sức khỏe chị yếu…”.
Vừa đau vừa lo, lại không dám làm lớn chuyện, sợ gia đình biết, chị N. chỉ nằm một chỗ, dịch mủ cứ liên tục trào ra từ lỗ thủng trên thành ngực đang l.ở l.oét. Chỉ tới khi sức khỏe giảm sút, vết n.hiễm t.rùng lan rộng, chị N. mới quyết định nhập viện, phải mổ cấp cứu!
Bệnh nhân im lặng tiếp tay cho cơ sở trái phép tồn tại
Trong suốt cuộc trò chuyện với PV, chị N.T.H. (nạn nhân b.ị h.oại t.ử mông) nhất quyết không nhắc đến tên cơ sở thẩm mỹ viện đã làm đẹp “hỏng” cho mình.
Trước câu hỏi vì sao không tố cáo, chị H. cho rằng: “Ngay sau khi tôi trở lại “bắt đền”, chủ cơ sở đã nhận lỗi ngay và hứa hỗ trợ cùng khắc phục. Cho dù trong lần làm đẹp này tôi chịu nhiều đau đớn nhưng thôi mình… làm phúc (?)”.
Đây không phải là trường hợp duy nhất, nạn nhân không đứng ra tố cáo, trình báo cơ quan chức năng về cơ sở làm đẹp phẫu thuật “chui”.
Trước đó, nạn nhân H.T.B. (28 t.uổi, ở Hà Đông, Hà Nội) phải cấp cứu tích cực tại Bệnh viện Thanh Nhàn sau khi thực hiện hút mỡ bụng để bơm nâng ngực tại 1 cơ sở thẩm mỹ viện.
Theo lời chị B., sau 5 giờ được các nhân viên tại thẩm mỹ viện hút mỡ, ly tâm lọc mỡ và tiêm mỡ tự thân vào hai ngực, chị có biểu hiện mệt dần, choáng váng và ngất xỉu.
Sau 2 lần ngất đi rồi tỉnh lại, nữ bệnh nhân vẫn được giữ lại thẩm mỹ viện để “hồi sức” và chỉ đến lần thứ 3 co giật, ngất xỉu, nhân viên trực mới vội vàng đưa chị B. đi cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
May mắn thoát c.hết trong gang tấc, chị B. sau đó được chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não, điều trị ngộ độc thuốc tê.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với PV, chị B. cho hay: “Tại mình số đen thôi. Mà chị đừng hỏi, hiện bên đó họ cũng đang nỗ lực trợ giúp em”.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS. Vũ Ngọc Lâm cho hay, thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến phần lớn người bệnh là nạn nhân của các dịch vụ làm đẹp trái phép, không phép đều im lặng, làm ngơ.
Bởi phần lớn các bị hại đều nghĩ đến quyền lợi của mình đầu tiên, khi cơ sở làm đẹp cam kết hỗ trợ chi phí trong điều trị. Bên cạnh đó, còn là vấn đề tâm lý của người bệnh, không muốn bị mang tiếng “t.iền mất tật mang” nên âm thầm tự chấp nhận đi điều trị hoặc dễ dàng bỏ qua nếu đàm phán được đền bù….
“Họ âm thầm chịu đựng đau đớn về thể xác mà không biết rằng, việc ràng buộc giữa hai bên chỉ là hình thức, nếu cơ sở làm đẹp đóng cửa ai lo quyền lợi cho bị hại…
Thậm chí, có bệnh nhân còn chia sẻ đó là “số đen”. Chính điều này tiếp tay cho sự tồn tại của các cơ sở làm đẹp sai phạm. Nếu người bị hại quyết tâm làm tới cùng thì chắc chắn chỉ 1 ca tai biến là sập tiệm”.
“Đối với những vụ việc cơ sở làm đẹp để xảy ra những biến chứng, sự cố đáng tiếc có thể xét ở 2 khía cạnh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc điều tra, nếu có dấu hiệu vi phạm về công tác khám, chữa bệnh thì có thể xử lý hình sự tùy mức độ của sự việc.
Ngoài ra, khi xảy ra những sự cố, phía gia đình bị hại có thể yêu cầu bồi thường về chi phí thuốc men, điều trị, hoặc chi phí mai táng nếu xảy ra trường hợp t.ử v.ong sau can thiệp thẩm mỹ.”
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chánh Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội
Xăm môi cho bé 5 t.uổi: Thật khó chấp nhận được!
Vì muốn quảng cáo cho thẩm mỹ viện của mình một cặp vợ chồng đã lấy chính con gái 5 t.uổi của mình ra làm mẫu xăm môi …
Hình ảnh bé ủ tê và được bố trực tiếp xăm môi.
Sau thời gian làm đẹp cho con, bố mẹ của bé 5 t.uổi được biết chính là chủ của thẩm mỹ viện đã chia sẻ một status: ” Cô khách nhí 5 t.uổi, chị em nhìn mà lấy động lực nhé, cô nàng nào sợ đau thì nhìn em đi nè “.
Không chỉ chia sẻ trên trang cá nhân mà bà mẹ này cũng chia sẻ vào nhiều hội nhóm về làm đẹp. Với mong muốn PR cho cơ sở làm đẹp của mình thì kết quả lại nhận được quá nhiều “gạch đá”.
Trước những ý kiến trái chiều ông bố trực tiếp xăm môi cho con vẫn quả quyết việc xăm môi này an toàn hơn nhiều vì bây giờ nhiều học sinh đã dùng son, dùng son có thể nhiễm độc chì, biến chứng từ các loại son kém chất lượng.
Dù bao biện bằng bất cứ lý do gì thì hành động trên của cặp vợ chồng này vẫn gây bức xúc cho cộng đồng mạng.
Trao đổi với phóng viên, TS Trần Ngọc Ánh – Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho rằng thật sự khó chấp nhận được việc xăm môi cho trẻ 5 t.uổi chỉ để bé có môi hồng. Hành động xăm môi cho bé 5 t.uổi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé vì ở t.uổi đó trẻ con đang có rất nhiều thay đổi.
TS Ánh cho biết đối với thẩm mỹ y khoa không có giới hạn nào quy định độ t.uổi vì có trường hợp bé bị bớt hay bị vấn đề gì đó đến thẩm mỹ mới cần can thiệp và phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Còn hành động mang trẻ bé như vậy ra để làm thẩm mỹ thì không tốt chút nào.
BS Ánh cho rằng xăm môi nhiều người nghĩ chỉ là cấy mực vào môi là xong nhưng thực chất xăm môi cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì đây là thủ thuật có xâm lấn. Hơn nữa, vùng môi rất nhạy cảm nên so với những tai biến do xăm ở các vùng khác thì tai biến do xăm môi xảy ra khá cao.
Dù ông bố có khẳng định mình làm tốt việc xăm thì nguy cơ không lường trước đó đó là do dị ứng với mực xăm, đặc biệt là màu mực xăm đỏ vẫn tồn tại. Với trẻ nhỏ chưa hoàn thiện thì việc tăng giảm sắc tố vẫn còn vì vậy xăm môi có thể không đẹp còn ảnh hưởng tới môi tự nhiên của bé.
BS Ánh cũng hay tiếp nhận những ca bệnh liên quan đến tai biến do xăm môi. Sau khi bệnh nhân đi xăm môi về thì đã xảy ra phản ứng dị ứng, viêm ngứa ở vùng môi, khi bệnh nhân quay trở lại cơ sở thẩm mĩ thì chưa được xử trí phù hợp dẫn đến tình trạng này nặng hơn.
Một bác sĩ khoa Khám bệnh da liễu t.rẻ e.m và phụ nữ cũng cho biết việc xăm ở t.rẻ e.m là không nên. Với những đ.ứa t.rẻ cần thẩm mỹ để làm đẹp nên đợi qua t.uổi 15. Khi xăm môi ở trẻ cũng hay gặp các vấn đề như n.hiễm t.rùng tại chỗ xăm, gây sưng, tấy đỏ, ra m.áu, nổi mụn, tụ mủ hoặc xăm hỏng, lệch, gây sẹo vĩnh viễn…
Nguy cơ thứ hai cũng khá thường gặp là chất lượng mực xăm không rõ nguồn gốc có thể gây viêm da tiếp xúc, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm.
Quá trình phun xăm, nếu không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, không thay kim trong quá trình phun xăm, có thể lây truyền các bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan B,C, …nhất là khi thực hiện tại các cơ sở nhỏ, không đủ điều kiện tiệt trùng.
Biến chứng nặng nhất khi phun xăm là sốc thuốc tiêm, phản ứng với thuốc tê,… Nguyên nhân thường do quá trình ủ tê mất nhiều thời gian, nhiều cơ sở đã tiêm thuốc tê để tiến hành nhanh hơn.