Từ lâu, sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp đã được quan tâm nhiều bởi tính hiệu quả và sự an toàn trong điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc như thế nào cho hiệu quả và an toàn lại là điều mà chưa nhiều bệnh nhân nắm rõ.
1. Bệnh tăng huyết áp theo Đông y
Từ rất lâu trước kia, Đông y đã dành những mối quan tâm cho bệnh lý tăng huyết áp và đưa ra các quan điểm riêng về căn bệnh này.
Theo quan điểm Đông y người ta cho rằng, bệnh tăng huyết áp thuộc chứng huyễn vựng. Bệnh gây nên do tức giận, suy nghĩ khiến cho tinh thần của người bệnh bị hao tổn. Từ đó khiến cho can khí uất kết hóa hỏa và làm can âm bị suy yếu. Mà can âm hư sẽ làm can dương bị loạn. Cùng với đó, sự tăng lên của t.uổi tác sẽ kéo theo chức năng của can, thận bị suy yếu và gây nên tình trạng can thận âm hư càng khiến cho can dương bị rối loạn nặng nề hơn.
Khi các rối loạn trên không được điều chỉnh kịp thời, các triệu chứng của tăng huyết áp sẽ xuất hiện, kể đến như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu,…
Chính vì thế, để điều trị tăng huyết áp theo đông y thì nguyên tắc được đưa ra chính là phải ích âm, tiềm dương và bổ can, thận. Hiện nay, để sử dụng đông y điều trị tăng huyết áp hiệu quả hơn, người ta thường sẽ dựa theo thể bệnh mà người bệnh mắc phải để quyết định sử dụng bài thuốc cho thích hợp.
Sử dụng các bài thuốc đông y điều trị tăng huyết áp ngày càng được quan tâm nhiều hơn (Ảnh: Internet)
2. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Đông y điều trị tăng huyết áp
Cũng giống với bất kỳ phương pháp điều trị tăng huyết áp nào, việc sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Do đó, trước khi quyết định điều trị cao huyết áp với biện pháp đông y cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc để vừa đạt hiệu quả cao trong điều trị đồng thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
2.1. Ưu điểm điều trị tăng huyết áp bằng Đông y
– Do có nguồn gốc từ tự nhiên, do đó việc sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp có thể hạn chế đáng kể vấn đề xảy ra tác dụng phụ do điều trị khi đem so sánh với điều trị bằng Tây y. Điều này cho phép sử dụng thuốc trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau và trong thời gian kéo dài mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh.
– Trong khi điều trị tăng huyết áp bằng Tây y chủ yếu thông qua việc kiểm soát các triệu chứng thì các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp lại hướng đến giải quyết căn nguyên gây bệnh. Do đó hiệu quả điều trị thường sẽ bền vững và ít tái phát hơn.
– Chi phí điều trị thấp cũng là một lợi thế của việc sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp so với các phương pháp điều trị hiện đại khác.
2.2. Nhược điểm khi dùng Đông y điều trị tăng huyết áp
– Nếu các loại thuốc hạ huyết áp Tây y thường cho hiệu quả nhanh chóng sau khi sử dụng thì các bài thuốc Đông y lại khó có thể cho hiệu quả ngay tức thì như vậy. Vì thế, để đạt được hiệu quả hạ huyết áp mong muốn thì người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian dài.
– Việc sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp cũng phức tạp và tốn thời gian hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc Tây y khi thực hiện bài thuốc cần có nhiều dụng cụ và trải qua nhiều bước. Chính vì thế gây khó khăn trong việc theo đuổi điều trị đối với các bệnh nhân bận rộn.
– Hiệu quả của việc sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ địa đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, đôi khi hiệu quả điều trị có thể không giống nhau giữa các bệnh nhân khi cùng sử dụng một bài thuốc.
Đọc thêm bài viết: Điều trị tăng huyết áp tại nhà như thế nào? Cần lưu ý gì?
Vấn đề điều trị kéo dài có thể gây khó khăn cho các bệnh nhân bận rộn (Ảnh: Internet)
3. Một số bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp thường theo các thể bệnh cụ thể
3.1. Điều trị tăng huyết áp thể âm hư dương xung
Thể bệnh tăng huyết áp âm hư dương xung là thể bệnh hay gặp ở người trẻ hoặc người t.iền mãn kinh,… Biểu hiện bằng các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, ù tai, dễ cáu gắt, họng khô, ngủ ít, rêu lưỡi vàng hoặc đôi khi trắng.
Thực hiện bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp thể âm hư dương xung bao gồm các loại dược liệu chi tử, câu đằng, ngưu tất, xa t.iền tử, mộc thông và sài hồ mỗi vị 12g, trạch thảo, đương qui, xuyên khung, thiên ma và bạch thược mỗi vị 8g, tang ký sinh 16g.
3.2. Tăng huyết áp thể can thận âm hư
Người cao t.uổi và người có bệnh lý xơ cứng mạch m.áu thường là những bệnh nhân mắc tăng huyết áp thể can thận âm hư. Các biểu hiện chính của thể bệnh này bao gồm hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít, hay sợ hãi, tê mỏi chân tay, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch huyền,…
Các loại dược liệu được sử dụng trong bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp thể can thận âm hư gồm có đan bì và bạch linh mỗi vị 9g, trạch tả, kỷ tử và cúc hoa mỗi vị 10g, bạch thược, tang ký sinh, qui đầu, ngưu tất và hoài sơn mỗi vị 12g, mẫu lệ 20g và thục địa 24g.
3.3. Điều trị tăng huyết áp thể tâm tì hư
Tăng huyết áp thể tâm tỳ hư hay gặp ở người bệnh có mắc kèm các bệnh lý đường tiêu hóa. Biểu hiện chính của thể bệnh này là hoa mắt, choáng đầu, mặt trắng, lưỡi nhạt và mạch huyền.
Các vị thuốc gồm sinh khương 5g, mộc hương 6g, phục thần, táo nhân, hồng hoa và viễn trí mỗi vị 8g, bạch truật, qui đầu, long nhãn và hoàng kỳ mỗi vị 12g, đẳng sâm 16g và thụ địa 20g là những nguyên liệu để thực hiện bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp thể tâm tì hư.
3.4. Điều trị tăng huyết áp thể đàm thấp
Thể đàm thấp trong tăng huyết áp là thể bệnh chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có thể trạng mập, béo phì, hoặc có cholesterol m.áu cao. Các biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này kể đến gồm thể trạng mập, tức ngực, ăn ngủ kém, miệng rêu trắng, mạch huyền,…
Bài thuốc Đông y điều trị thể bệnh này gồm có các vị cam thảo 6g, bán hạ và thiên ma mỗi vị 8g, bạch truật, hồng hoa, tang ký sinh, câu đằng, mao căn, tỳ giải, thảo quyết minh và bạch linh mỗi vị 12g, ngưu tất 16g và ý dĩ 20g.
3.5.Tăng huyết áp thể dương hư
Bài thuốc điều trị tăng huyết áp thể dương hư được thực hiện từ các nguyên liệu bao gồm trạch tả, đan bì và bạch linh mỗi vị 10g, kỷ tử, cúc hoa, quy đầu và bạch thược mỗi vị 12g, hoài sơn và sơn thù mỗi vị 15g, thục địa 30g. Bên cạnh đó, bài thuốc còn có thể cho thêm các vị thuốc như ba kích, ích trí nhân, đỗ trọng,…
4. Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp
Trong quá trình sử dụng các bài thuốc đông y điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần ghi nhớ một số các lưu ý sau để luôn đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn:
– Các bài thuốc Đông y là phương pháp điều trị hỗ trợ, không được tự ý sử dụng các bài thuốc này thay thế cho các chỉ định điều trị mà bác sĩ đã đề ra.
– Việc sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp cần phải dựa trên chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, không tự ý áp dụng bất kỳ bài thuốc nào nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
Sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp cần dựa theo chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)
– Để đạt hiệu quả điều trị mong muốn, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc đủ thời gian.
– Khi sử dụng các bài thuốc ĐÔng y điều trị tăng huyết áp nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, hãy ngưng thuốc ngay lập tức và báo với bác sĩ để được xử trí đúng cách và kịp thời.
– Sắc thuốc theo nguyên tắc đúng loại, đúng liều lượng, và đúng thời gian để đảm bảo thuốc có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
– Chỉ mua dược liệu sắc thuốc ở các cơ sở uy tín, chất lượng để luôn đảm bảo chất lượng của dược liệu sử dụng trong quá trình điều trị.
Trên đây là một số các thông tin cơ bản về vấn đề sử dụng thuốc Đông y điều trị tăng huyết áp mà bệnh nhân cần biết. Để biết thêm thông tin chính xác và đầy đủ nhất, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ để được giải thích cụ thể hơn.
Uống quá nhiều cà phê, cơ thể sẽ ra sao?
Sức khỏe bị ảnh hưởng thế nào nếu bạn uống hai cốc cà phê mỗi ngày là thắc mắc của nhiều người.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh
Lạm dụng cà phê gây mất ngủ, đau đầu, ợ nóng dạ dày, chứng tiểu không kiểm soát và làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn t.iền mãn kinh. Sử dụng thức uống này lâu dài khiến tâm trạng người dùng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.
Uống nhiều cà phê không tốt cho phụ nữ ở giai đoạn t.iền mãn kinh.
Một số loại thuốc có xúc tác với caffeine như thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, estrogen, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ co giật cho người sử dụng.
Ảnh hưởng tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress. Nếu tiêu thụ một lượng lớn cà phê, tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và thậm chí dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa.
Tăng lượng đường trong m.áu
Tiêu thụ quá nhiều cà phê sẽ diễn ra quá trình các adrenaline trong cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng, dẫn đến việc tăng cường sự “thèm muốn” bổ sung đường. Điều này thường dẫn đến bệnh tiểu đường type2.
Đi tiểu nhiều
Cà phê có tính chất lợi tiểu, khiến cơ thể đào thải canxi qua việc đi tiểu thường xuyên hơn. Đặc biệt, những người lớn t.uổi và người béo phì có rủi ro cao hơn, nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến xương
Uống nhiều quá nhiều cà phê, hoặc đồ uống chứa caffeine rất có thể làm tăng nguy cơ suy yếu xương và cản trở sự hấp thu vitamin D trong cơ thể.
Khử nước và gây nghiện
Caffeine có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy việc sản xuất nước tiểu. Vì vậy, nếu lạm dụng cà phê sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn dẫn đến tình trạng thiếu nước trong cơ thể.
Nếu việc uống cà phê trở thành thói quen thì rất dễ gây “nghiện” hay ghiền cà phê. Bạn có thể hình dung căn bệnh nghiện cà phê như: Nếu một ngày không uống một ly cốc cà phê nào thì bạn sẽ cảm thấy đau đầu, hoặc bị kích thích và thiếu tập trung.